CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG ĐẠI LỢI
2.1. Đặc điểm chung của công ty cổ phần phong đại lợi có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công tác hạch toán kế toán là công việc không thể thiếu được ở các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhờ có hạch toán kế toán mà cấp lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác có thể thấy được kết quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định hợp lý nhằm khắc phục những điểm yếu và phát huy những thuận lợi của công ty góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Đặng Thị Ngọc - 43K7 35 Báo cáo thực tập
Thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán cùng với đặc điểm riêng của mình, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 7: Bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Phong Đại Lợi
Thông qua sơ đồ trên ta nhận thấy: bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của công ty như ghi sổ chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, báo cáo kế toán... đều được thực hiện ở phòng kế toán trung tâm của công ty. Ở dưới các nhà máy thành viên không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra và có thể thực hiện xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở dưới nhà máy rồi định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán công ty. Căn cứ vào các chứng từ này phòng kế toán tiến hành toàn bộ công tác kế toán trên cơ sở chế độ phòng kế toán.
Hiện nay phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Phong Đại Lợi
Đặng Thị Ngọc - 43K7 37 Báo cáo thực tập Kế toán
trưởng Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Phó kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp)
Kế toán thành phẩm và
tiêu thụ sản phẩm Kế toán
thành phẩm và
tiêu thụ sản phẩm
Thủ quuỹ Thủ Kế quuỹ
toán thanh
toán Kế toán thanh
toán
Kế toán tập hợp CP và
giá thành Kế toán tập hợp CP và
giá thành Kế toán
tiền lương và
BHXH Kế toán
tiền lương và
BHXH Kế
toán NVL
Kế toán NVL
Kế toán TSCĐ
và XDCB
Kế toán TSCĐ
và XDCB
Nhân viên kinh tế thống kê các nhà
máy
Nhân viên kinh tế thống kê các nhà
máy
gồm 20 người: một kế toán trưởng, hai phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và một thủ quỹ. Nhiệm vụ của từng người được phân công như sau:
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động chức năng và chuyên môn, kiểm tra, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành.
- Phó phòng tài chính kế toán kiêm kế toán tổng hợp: hàng tháng, căn cứ vào các NKCT, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán NVL, kế toán tiền lương, kế toán thanh toán... cung cấp) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các TK, lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các TK, lập báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. Phó phòng kế toán tài chính có trách nhiệm cùng kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như kiểm tra công tác tài chính của công ty.
- Kế toán NVL: hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3, bảng phân bổ NVL, CCDC. Và từ các hoá đơn của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán.
- Kế toán TSCĐ và XDCB: tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về số lượng hiện trạng TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ.
- Kế toán tiền lương: căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy, các phòng ban chức năng lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
tiền gửi ngân hàng của công ty. Mở sổ quỹ theo dõi thu chi tiền mặt, hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng. Theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp.
- Kế toán tập hợp chi phí và giá thành: căn cứ vào bảng phân bổ NVL.
CCDC, bảng tổng hợp NVL xuất dùng, bảng phân bổ lương... và các NKCT có liên quan để ghi vào sổ tập hợp CPSX (chi tiết cho từng nhà máy), phân bổ CPSX và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng, mở thẻ theo dõi tình hình nhập xuất tồn thành phẩm, sau đó theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.
- Thủ quỹ: hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ xuất tiền mặt hoặc nhập quỹ ghi sổ quỹ phần thu, phần chi. Cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt nhằm phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời và phải chịu trách nhiệm về mọi trường hợp thừa, thiếu quỹ tiền mặt của công ty.
- Nhân viên kinh tế thống kê các nhà máy: chịu sự chỉ đạo ngành dọc của phòng kế toán tài chính của công ty, thực hiện tổng hợp các công việc xảy ra trong nhà máy sau đó báo cáo lên phòng kế toán tài chính của công ty.