Đánh giá khái quát tình hình tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI

3.1. Đánh giá khái quát tình hình tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin

3.1.1. Ưu điểm:

 Vê tổ chức bộ máy kế toán:

- Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với bộ máy quản lý và thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty. Mặc dù cơ cấu tổ chức của công ty khá phức tạp, công ty lại kinh doanh trên nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực xây lắp, nhưng bộ máy kế toán được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý, đảm bảo yêu cầu trung thực và kịp thời về thông tin cho quản trị. 100% kế toán viên trong công ty có trình độ đại học.

- Bộ máy được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, thuận tiện việc theo dõi định kỳ các công trình. Công việc và trách nhiệm được phân công, phân nhiệm rõ ràng tới từng đối tượng, từ các kế toán viên ở công ty đến các đội thi công.

- Với phương thức tổ chức bộ máy kế toán trực tuyến, các nhân viên kế toán đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng nên công việc được tiến hành thống nhất, đảm bảo chất lượng từng kế toán viên.

- Công ty có các chính sách cụ thể hướng dẫn công tác kế toán cùng với các quy định chung. Công tác kế toán trong công ty được thực hiện đầy đủ theo từ khâu hạch toán ban đầu cho đến khi lên báo cáo.

- Tổ chức kế toán máy khoa học, việc phân loại chứng từ, nhập chứng từ vào hệ thống kế toán, kế toán khi lên sổ, báo cáo đều được thực hiện đúng theo quy định và phù hợp với hình thức ghi sổ Nhật ký chung.

 Về công tác tổ chức sổ sách chứng từ:

- Hệ thống chứng từ và sổ sách của công ty được tổ chức tương đối đầy đủ và chất lượng.

- Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh sản xuất kinh doanh. Với khối lượng chứng từ từ các công trình định kỳ lớn, việc sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung kết hợp kế toán máy đã đảm bảo được tính đầy đủ của thông tin kế toán trên các sổ,mặt khác giản tiện được khối lượng công việc phải xử lý thủ công, tiết kiệm được nguồn tài nguyên đồng thời đảm bảo yêu cầu chính xác, kịp thời.

- Các chứng từ được lập đúng theo thể thức đã đăng ký, luân chuyển đúng trình tự. Việc nhập và đối chiếu chứng từ được tiến hành cẩn thận, đầy đủ. Sau khi nhập xong, chứng từ được lưu trữ và bảo quản tốt do cơ sở vật chất đảm bảo, công tác phân loại sắp xếp chứng từ hợp lý, thuận tiện.

- Hệ thống sổ đã đăng ký đầy đỷ, thông tin kế toán qua phần mềm kế toán hoàn toàn khớp giữa các sổ, thực hiện tính toán chính xác.

- Các sổ và báo cáo được in ra định kỳ đầy đủ.

 Về công tác kế toán các phần hành kế toán chủ yếu:

- Các phần hành được phân chia theo quy định. Chứng từ đưa về được nhập vào máy vi tính và lên các sổ chi tiết, tổng hợp tương ứng.

- Một số phần hành được gộp lại làm một để quản lý chung là hợp lý do khối lượng công việc và tính chất nghiệp vụ khá đơn giản, nhẹ nhàng. Việc gộp chung 1 số phần hành đó giúp tiết kiệm được chi phí nhân sự phòng kế toán mà không làm giảm hiệu quả công tác kế toán.

 Về công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm:

- Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty được quy định tương đối chặt chẽ và hợp lý trên cơ sở chế độ và quy định của Nhà nước và đặc điểm xây lắp.

- Công ty xác định rõ ràng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng

Nguyễn Thị Ngọc Kiểm toán 48C

công trình, hạng mục công trình tạo điều kiện cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất trong tháng, quý cho mỗi công trình một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.

Đồng thời, công ty quy định đối tượng tính giá thành cũng là công trình, hạng mục công trình, sử dụng phương pháp tính giá trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán khi xác định giá thành sản phẩm.

- Công tác hạch toán CP NVL trực tiếp: NVL tại công trình nào được theo dõi tại công trình đó theo nhóm loại NVL, định kỳ gửi chứng từ về phòng tài chính kế toán của công ty, được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ rồi mới nhập vào máy vi tính. Căn cứ theo định mức hàng tháng của công trình, nhân viên làm đơn xin tạm ứng mua NVL về nhập kho tại công trình và theo dõi NVL. Với NVL mua về sử dụng luôn được hạch toán luôn vào TK 621 – chi phí NVL trực tiếp. NVL tại kho theo dõi tại TK 152 và Bảng theo dõi chi tiết vật tư, cuối kỳ thực hiện kiểm kê vào báo cáo lên trên. Công tác kiểm kê được thực hiện định kỳ, xác định đúng khối lượng và chất lượng NVL tồn.

- Công ty sử dụng 2 hình thức trả lương , trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm cho công nhân tham gia thi công công trình là phù hợp với đặc điểm ngành xây lắp. Tính tiền lương được dựa trên bảng chấm công và thanh toán lương được thực hiện chu đáo. Các chứng từ chi phí tiền lương được tập hợp theo từng công trình, tiện cho việc tính toán và quản lý.

- CP sử dụng máy thi công chủ yếu là máy thi công thuê ngoài vì máy thi công lớn, tốn chi phí lớn để chuyển tới địa điểm các công trình.

- CP sản xuất chung được chi tiết làm 4 TK cấp 2 và theo dõi riêng từng TK cho từng công trình.

Các chi phí liên quan đến nhiều công trình được tập hợp theo lại và phân bổ theo quý theo chi phí nhân công trực tiếp.

- Công ty có các chính sách quy định về luân chuyển chứng từ, sổ sách

cần thiết và thời gian chứng từ được đưa về công ty để xử lý.

3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại:

Bên cạnh những ưu điểm đó, trong tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin còn những bất cập cần khắc phục:

 Về thông tin kế toán:

- Việc tập hợp chứng từ còn chậm trễ. Cuối tháng nhiều công trình vẫn chưa tập hợp đủ chứng từ và gửi về phòng kế toán, để chứng từ tồn ứ sang tháng sau, ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí, nghiệm thu, bàn giao, thanh toán các công trình.

- Kế toán tổng hợp kiêm luôn chức năng thủ quỹ tiền mặt đã vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm của kế toán.

- Việc quản lý chi phí chưa chặt chẽ, toàn diện cho khối lượng phát sinh lớn dẫn đến kế toán giá thành còn chưa được phản ánh đúng bản chất.

 Về tổ chức hạch toán tập hợp chi phí và tính giá:

- Công tác quản lý NVL còn nhiều thiếu sót. Tại công trường đội không lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nên chưa theo dõi chặt chẽ công tác nhập - xuất - tồn vật tư tại công trình. Nguyên nhân là vì tại đội xây lắp quản lý NVL theo hình thức kiểm kê định kỳ, hàng tháng gửi Bảng theo dõi chi tiết vật tư lên phòng tài chính kế toán. Tuy nhiên Bảng theo dõi chi tiết vật tư cũng chưa được lập cụ thể cho từng loại vật tư chi tiết đáng được lập, mà lập theo nhóm vật tư. Hàng tháng chứng từ gửi về công ty chỉ có các chứng từ mua hàng và chứng từ sử dụng NVL luôn tại công trình, kèm theo biên bản kiểm kê NVL.

- Các khoản trích theo lương công ty không thực hiện đúng theo quy định tại khoản trích kinh phí công đoàn. Kinh phí công đoàn trích luôn vào lương của công nhân 1%, trích vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% là sai với quyết định 15. Theo như quy định Kinh phí công đoàn phải trích vào chi phí

Nguyễn Thị Ngọc Kiểm toán 48C

sản xuất kinh doanh của công ty là 2% và không trích vào lương của công nhân sản xuất.

- Công ty sử dụng TK 622 để hạch toán lương công nhân trực tiếp sản xuất, lương của bộ phận nhân viên điều khiển máy thi công, lương của bộ phận quản lý tổ, đội, tiền ăn ca, phụ cấp khác, các khoản trích theo lương là sai với quy định hiện hành.

- Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công/ TSCĐ.

Khi máy hỏng trích luôn chi phí sửa chữa máy thi công vào chi phí phát sinh trong kỳ, như vậy nếu có phát sinh chi phí sửa chữa, tại một kỳ chi phí sẽ tăng đột biến, đồng thời không phản ánh được thực trạng tài chính của công ty.

- Công ty chưa quan tâm nhiều đến công tác kế toán thiệt hại trong sản xuất. Cụ thể: chưa trích trước chi phí ngừng sản xuất thực tế trong kế hoạch, không kiểm kê khối lượng và chất lượng NVL tại các công trình trong quá trình thi công và khi kết thúc thi công, bàn giao công trình.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Vinashin (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w