Thi công đắp nền đường

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công đường giao thông nông thôn miền núi (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT

2. Công tác thi công đào đắp đất nền đường

2.9. Thi công đắp nền đường

a) Phạm vi thi công

Công việc này bao gồm: Việc đắp nền đường, việc chuẩn bị phạm vi lòng đường, việc rải và đầm nén vật liệu đúng quy trình kỹ thuật. Các vật liệu không phù hợp được đào bỏ ra khỏi phạm vi công trường.

b) Mỏ đất đắp và công tác vận chuyển:

Mỏ đất đắp nhà thầu lấy tại mỏ đất Km2+900 trên tuyến (theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt). Trước khi tiến hành thi công đất đắp đã được lấy mẫu thí nghiệm, kết quả đạt theo tiêu chuẩn và được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận nhà thầu mới cho vận chuyển bằng ô tô <10T đến các vị trí thi công.

c) Yêu cầu đối với vật liệu đắp nền đường:

Cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không phù hợp khác không được để lại trong nền đắp. Lớp thảm thực vật nằm trong nền đắp phải được gạt đi hoàn toàn bằng máy ủi hoặc máy san nền cho đến khi hết rễ cỏ.

Tốt nhất nên dùng một loại đất đồng nhất cho một đoạn nền đắp, nếu thiếu đất mà phải dùng hai loại đất dễ thấm nước để đắp thì phải hết sức chú ý đến công tác thoát nước của vật liệu đắp nền đường. Không được dùng đất khó thoát nước bao quanh bịt kín lớp đất dễ thoát nước.

Cần xử lý độ ẩm của đất đắp trước khi tiến hành đắp đất nền đường, độ ẩm của đất đắp càng gần độ ẩm tốt nhất càng tốt (từ 90% đến 110% của độ ẩm tối ưu). Nếu đất quá ẩm hoặc quá khô nhà thầu sẽ xử lý phơi khô hoặc tưới thêm nước cho phù hợp.

d) Xử lý nền đất thiên nhiên trước khi đắp

Trước khi đắp đất làm nền đường, để bảo đảm nền đường ổn định, chắc chắn không bị lún, sụt, trượt, thì ngoài việc đảm bảo yêu Cầu về đắp đất ra, phải xử lý tốt nền đất thiên nhiên.

Đối với các đoạn đắp lề đường, nền đường qua đoạn ao, hồ trước khi đắp cần phải vét lớp đất yếu, đóng cọc cừ tràm, lắp dựng phên tre giữ đất chắn mái ta luy.

Quy định : khi độ dốc ngang của mặt đất tự nhiên :

 I < 20% (1: 5) chỉ cần tiến hành rẫy cỏ, bóc đất hữu cơ.

 I > 20%: cần đánh bậc cấp theo quy định sau:

TH1: Thi công bằng thủ công thì bề rộng bậc cấp b=0.5-1.0m để đảm bảo an toàn.

TH2: Thi công bằng máy thì chiều rộng bậc cấp phải đảm bảo đủ diện tích cho máy làm việc, thường b = 2 - 3.0m.

Mỗi cấp cần dốc vào phía trong từ 2% đến 3%.

is > 50% : cần có biện pháp thi công riêng, làm các công trình chống đỡ

b

2 - 3%

(Cấu tạo bậc cấp) e) Biện pháp thi công

Sử dụng máy thủy bình và máy toàn đạc để xác định phạm vi thi công

Lên khuôn nền đường bằng hệ thống cọc mốc tại các vị trí: Chân taluy đắp, tim đường và mép đường.

Sử dụng máy toàn đạc xác định cao độ đắp mép đường sao cho đảm bảo độ dốc ngang của nền đường, độ dốc của mái taluy theo đúng thiết kế.

Khi nền đắp trên sườn đồi hoặc khi nền đắp mới nằm trùm lên nền đắp cũ, hoặc khi nền đắp nằm trên một mái đất dốc ít nhất 1:5 hoặc ở những vị trí do tư vấn yêu cầu, bề mặt dốc của nền đất cũ phải được đánh cấp (cấp được đánh theo những bậc nằm ngang gọn gẽ) theo như qui định trong hồ sơ thiết kế hoặc chỉ dẫn của TVGS.

Mỗi cấp khi đắp phải tính toán đủ phần máy san và máy lu hoạt động, mỗi bề ngang cấp bắt đầu từ giao điểm giữa mặt đất thiên nhiên và cạnh thẳng đứng của cấp trước. Vật liệu đánh cấp sẽ được bù bằng vật liệu đắp nền phù hợp, cùng loại và đầm chặt cùng với vật liệu mới của nền đắp. Dùng nhân công kết hợp với máy đào để đánh cấp taluy âm, đất đào từ công tác đánh cấp được đánh đống lại để tận dụng cho công tác đắp trả.

Việc đánh cấp và đào rãnh thoát nước phải được giữ cho mặt đất trước khi đắp khô ráo.

Để đảm bảo độ chặt đồng đều trên mọi điểm của nền đường khi tiến hành đắp lớp đầu tiên phải đắp quá ra 20-40cm (ép dư)

Dùng ôtô tự đổ vận chuyển đất đắp từ mỏ hoặc từ vị trí đào nền đường. Đất đắp sẽ được đổ thành từng đống theo cự ly đã được tính toán sao cho đảm bảo sau khi san gạt sẽ tạo thành từng lớp có chiều dày không lớn hơn 30cm.

Kiểm tra chất lượng của đất đắp trước khi tiến hành san gạt, các chỉ tiêu: Độ ẩm, độ sạch...bằng các thí nghiệm nhanh ngoài hiện trường: Phương pháp đốt cồn, phương pháp loại bỏ chất bẩn trong đất bằng tay.

Dùng máy ủi kết hợp nhân công san sơ bộ các đống đất thành lớp, trong quá trình san gạt bằng máy ủi tiến hành tạo mui luyện sơ bộ bằng kỹ thuật ben, đồng thời điều chỉnh độ ẩm của

lớp đất sao cho gần với độ ẩm tốt nhất (nếu đất khô thì tiến hành tưới ẩm bằng vòi hoa sen với nước sạch theo lượng nước tính toán, ngược lại nếu đất quá ẩm thì tiến hành san gạt sơ bộ và cho nước bốc hơi trong một thời gian đủ để đất đạt độ ẩm yêu cầu).

Kết thúc quá trình san gạt sơ bộ bằng máy ủi Nhà thầu sẽ sử dụng máy san tiến hành san gạt tạo độ phẳng và độ dốc yêu cầu. Trong quá trình san gạt bằng máy nhân công sẽ xử dụng các dụng cụ thủ công để bù phụ đảm bảo độ bằng phẳng. Công tác tạo phẳng các lớp đất sẽ tạo thuận lợi cho công tác lu lèn đạt độ chặt đều tại mọi vị trí của nền đường.

Trong quá trình thi công nền đường luôn giữ đúng hình dáng thiết kế và luôn ở trong điều kiện thoát nước tốt.

Đồng thời với quá trình bù phụ đất đắp nhân công sẽ tiến hành vỗ đập mái taluy theo đúng độ dốc của mái taluy theo thiết kế. Để đảm bảo độ chặt của mái dốc nền đường khi thi công nhà thầu rải rộng hơn đường biên thiết kế từ 30 - 40 cm tính theo chiều thẳng đứng đối với mái dốc.

Công tác lu lèn các lớp đất đắp sẽ được tiến hành ngay sau khi máy san gạt tạo phẳng. Sử dụng Lu rung tiến hành lu lèn thành hai lượt: Lu sơ bộ và lu chặt.

Với khối lượng đắp lớn, đắp cạp nền đường nhà thầu sẽ tiến hành dùng lu tĩnh 8-10 tấn. Để nhanh đạt độ chặt nhà thầu sử dụng lu 16 tấn, khi rung đạt 25T để đắp đất.

 Lu sơ bộ: Cho lu chạy không rung trên các lớp đất đắp từ 4-6 lần/điểm, tốc độ lu khoảng 1,5 - 2,0 Km/h

 Lu chặt: Kết thúc số lượt tiến hành lu sơ bộ Nhà thầu sẽ cho lu chạy ở chế độ rung với số lượt lu khoảng 8 -10 lần/điểm, tốc độ lu đạt 2,0- 3,0 Km/h.

 Nguyên tắc lu lèn: Trong khi lu lèn luôn đảm bảo cho lu chạy theo đúng nguyên tắc sau: Trên đường thẳng tiến hành lu từ mép đường vào tim đường, trên đường cong tiến hành lu từ bụng đường cong lên lưng đường cong. Nguyên tắc này đảm bảo cho nền đường đạt được độ dốc mui luyện theo yêu cầu.

Kết thúc quá trình lu lèn các lớp vật liệu đắp phải đạt độ chặt K ≥0,95 (với nền đường) hoặc K≥0,98 (lớp móng), Nhà thầu sẽ kết hợp với Kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra chất lượng của lớp đất đắp. Nội dung kiểm tra bao gồm:

 Kích thước hình học của nền đường tại vị trí đắp: Bằng thước 5m.

 Độ chặt của lớp đất đắp nền đường: Phương pháp rót cát

 Chiều dày của lớp đất đắp: Phương pháp đào hố xác xuất

 Cao độ nền đường: Bằng máy toàn đạc, máy thủy bình đo tại tại 3 vị trí trên một mặt cắt ngang: Tim đường, mép đường.

Sau 1500m2 của mỗi lớp đất đắp đã đầm nén phải tiến hành thí nghiệm độ chặt 3 điểm, các mẫu thí nghiệm phải được thực hiện hết chiều dầy lớp đắp.

Ghi nhật ký thi công và lập biên bản nghiệm thu hạng mục, chuyển sang thi công lớp đất đắp tiếp theo.

Các công đoạn thi công đắp nền đường như trên sẽ được lặp lại cho đến khi lớp đất đắp đạt được cao độ thiết kế (cao độ đáy áo đường).

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công đường giao thông nông thôn miền núi (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w