Khái niệm, đặc điểm của tư vấn xây dựng và doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn xây dựng (Trang 25 - 31)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

1.2 Khái niệm, đặc điểm của tư vấn xây dựng và doanh nghiệp tư vấn xây dựng

1.2.1 Khái niệm và phân loại tư vấn xây dựng 1.2.1.1 Khái niệm về tư vấn xây dựng

Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong ngành công nghiệp xây dựng, ngành kiến trúc, ngành quy hoạch đô thị và nông thôn... tư vấn xây dựng có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư. Các doanh nghiệp tư vấn xây dựng sẽ giúp cho khách hàng tức là chủ đầu tư xây dựng về việc tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành. Thông thường, đối với các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật, chỉ có một công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đảm nhiệm công việc từ đầu đến cuối. Hiện nay có khá nhiều quan điểm về tư vấn xây dựng như sau:

Thứ nhất, theo quan điểm ở góc độ tư vấn rộng thì tư vấn xây dựng có 3 dạng:

- Tư vấn mang tầm chiến lược. Đó là các lời khuyên, các kế sách, các kiến nghị cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý và các chủ đầu tư.

- Tư vấn có tầm chiến thuật. Đó là việc tư vấn các bước đi, các nhiệm vụ cụ thể được chủ đầu tư thuê như lập dự án đầu tư, lập kế hoạch thực hiện dự án hay tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, quản lý các nhà thầu...

- Tư vấn thực hiện các hợp đồng công việc, như tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định, giám định chất lượng hoặc nghiệm thucông trình xây dựng.

Hình 1.2 - Mối quan hệ giữa mô hình các cấp quản lý và mức độ TVXD

Nguồn: Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2011)

Thứ hai, quan điểm về tư vấn xây dựng theo quá trình thực hiện dự ánXD Quá trình thực hiện dự án hay vòng đời của một dự án xây dựng (The construction Project Life Cycle) thường sẽ bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (chuẩn bị dự án); giai đoạn 2 (thực hiện dự án) và giai đoạn 3 (kết thúc dự án).

Điều này được thể hiện qua hình vẽ sau:

Hình 1.3 Các hoạt động tư vấn xây dựng Nguồn: Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2011)

GIAI ĐOẠN II

THỰC HIỆN ĐẦU

Tư vấn quản lý dự án

Giám sát khảo sát xây dựng cho thiết kế kĩ thuật

Tổ chức đấu thầu

Chọn nhà thầu thiết kế Chọn nhà thầu thi

công

Chon tổng thầu

Giám sát thiết kế kĩ thuật

Thẩm tra thiết kế Thẩm tra dự toán

Nghiệm thu hồ sơ thiết kế

Giám sát thi

công XD Giám sát tiến độ và khối lượng Giám sát chất lượng

Giám sát ATLĐ và môi trường xây dựng

GIAI ĐOẠN III

KẾT THÚC ĐẦU

Kiểm định và chứng nhận chất

lượng Nghiệm thu bàn

giao Bảo hành - Bảo trì GIAI ĐOẠN I

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Lập báo cáo đầu tư

Lập dự án đầu tư

Kiểm tra dự án Lập nhiệm vụ cho

thiết kế cơ sở

Nghiệm thu dự án Giám sát khảo sát xây

dựng cho thiết kế cơ sở

Các hoạt động tư vấn xây dựng trong quá trình thực hiện

dự án

Thứ ba, quan điểm về tư vấn xây dựng theo vai trò của dịch vụ tư vấn.

Đây là quan điểm được tác giả vận dụng trong quá trình thực hiện luận văn.

Trong xây dựng sẽ có hai loại tư vấn chính, đó là tư vấn đảm bảo chất lượng và tư vấn chuyên môn. Đối với tư vấn đảm bảo chất lượng như: tư vấn giám sát thi công, tư vấn kiểm định chất lượng công trình, tư vấn kiểm định vật tư thiết bị hệ thống…Còn đối với tư vấn chuyên môn như: tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm tra hồ sơ xin phép xây dựng…

Trong công trường xây dựng thì tư vấn chính là cầu nối giữa chủ đầu tư, nhà thầu chính và chỉ huy công trường.

1.2.1.2 Phân loại tư vấn xây dựng

Dựa trên khái niệm trên về dịch vụ tư vấn xây dựng thì có thể phân loại các lĩnh vực tư vấn xây dựng bao gồm:

– Tư vấn quản lý chi phí (kỹ sư định giá).

– Tư vấn thiết kế kiến trúc chuyên ngành, gồm: Chuyên ngành về văn phòng, khách sạn, căn hộ, khu nghỉ mát…; Chuyên ngành về công trình công nghiệp; Chuyên ngành về công trình nghệ thuật.

– Tư vấn thiết kế kiến trúc nội thất.

– Tư vấn thiết kế quy hoạch đô thị.

– Tư vấn thiết kế dân dụng và kết cấu, gồm có: Tư vấn thiết kế chuyên ngành về nền móng và nhà cao tầng; Tư vấn thiết kế chuyên ngành về kết cấu thép và bê tông; Tư vấn thiết kế chuyên ngành về cơ sở viễn thông.

– Tư vấn thiết kế cơ sở hạ tầng: Tư vấn chuyên ngành về cầu đường; Tư vấn chuyên ngành về cảng và hải dương; Tư vấn chuyên ngành về viễn thông;

Tư vấn chuyên ngành về nước; Tư vấn chuyên ngành về điện; Tư vấn chuyên ngành về khai thác quặng; Tư vấn chuyên ngành về đường sắt; Tư vấn chuyên ngành về cảng hàng không.

– Tư vấn thiết kế Cơ Điện Lạnh: thiết kế hệ thống điện trung thế, hạ thế, hệ thống cấp thoát nước công trình; hệ thống điều hoà không khí, hệ thống khí lạnh…

– Tư vấn thiết kế Âm học: thiết kế hệ thống chống rung, chống ồn…

– Tư vấn thiết kế môi trường.

– Tư vấn thiết kế cơ khí, công nghiệp.

– Tư vấn khảo sát địa chất công trình.

– Tư vấn quản lý khối lượng và giá thành.

– Tư vấn kiểm định chất lượng.

– Tư vấn quản lý công trình, giám sát thi công.

– Tư vấn quản lý bất động sản.

– Tư vấn lập báo cáo đầu tư, tiền khả thi, khả thi.

– Dịch vụ tư vấn khác: Mời thầu, xét thầu, thẩm định thiết kế, tổng dự toán…

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp tư vấn xây dựng 1.2.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Doanh nghiệp tư vấn xây dựng là một trong 6 loại hình doanh nghiệp xây dựng được quy định trong Nghị định 15/CP ngày 04-03-2004 của Chính phủ.

Doanh nghiệp tư vấn xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu lập và thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế trong xây dựng; tư vấn mua sắm trang thiết bị; công nghệ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế; lập và thẩm tra tổng dự toán; quản lý quá trình đầu tư xây dựng; giámsát kỹ thuật xây dựng.

Để hiểu hơn về doanh nghiệp tư vấn xây dựng thì chúng ta cần xem xét thêm các yếu tố liên quan như:

Khách hàng (BênA)

Khách hàng là các tổ chức pháp nhân hoặc thể nhân… có hợp đồng tư vấnxây dựng với công ty. Hợp đồng tư vấn được ký kết giữa khách hàng và công ty gọi là hợp đồng A- B; còn hợp đồng ký kết giữa công ty với đơn vị

Giám sát chất lượng và Phòng ban kỹ thuật của nhà thầu

Đội thi công Đội thi công Đội thi công

thành viên của công ty gọi là hợp đồng B-B’ hay hợp đồng giao khoán nội bộ.

Dữ liệu tư vấn xây dựng: Dữ liệu tư vấn xây dựng bao gồm các tài liệu được khách hàng cung cấp, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các văn bản pháp quy của nhà nước, các nghị quyết, thông tư của Bộ xây dựng cũng như các sở xây dựng địa phương có liên quan đến tư vấn xây dựng.

1.2.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Trong xây dựng, các doanh nghiệp tư vấn nhỏ và vừa Việt Nam thường kinh doanh hai loại tư vấn chính, đó là doanh nghiệp tư vấn đảm bảo chất lượng và doanh nghiệp tư vấn chuyên môn. Doanh nghiệp tư vấn đảm bảo chất lượng thực hiện các công tác như: tư vấn giám sát thi công, tư vấn kiểm định chất lượng công trình, tư vấn kiểm định vật tư thiết bị hệ thống…

Còn doanh nghiệp tư vấn chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ như: tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm tra hồ sơ xin phép xây dựng...Trong công trường xây dựng thì tư vấn là cầu nối giữa chủ đầu tư, nhà thầu chính và chỉ huy công trường.

Hình 1.4: Sơ đồ biểu hiện vai trò của tư vấn trong một công trình XD Nguồn: Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2011)

Chủ đầu tư

Tư vấn đảm bảo chất lượng

Các tư vấn chuyên môn Nhà thầu chính

Thầu phụ

Chỉ huy Công trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn xây dựng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w