Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn xây dựng (Trang 31 - 39)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

1.3. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Trong bài nghiên cứu của Aziz & ctg (2006) về cạnh tranh nguồn lực của các doanh nghiệp đầu tư phát triển xây dựng tại Malaysia. Azizđã tập hợp và xếp hạng các nguồn lực để tạo ra năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung của Malaysia có 14 yếu tố (Vị trí đắc địa; dòng tiền; Đánh giá tiềm năng thị trường; Mối quan hệ với chính quyền; Quản trị cấp cao; tổ chức và dịch vụ uy tín; Khả năng quản lý thay đổi; Mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ có năng lực; nhân viên có tay nghề cao; quản lý rủi ro và khủng hoảng; Chiến lược và chính sách của tổ chức; Đào tạo và phát triển nhân viên;

Bí mật thương mại và dự án đổi mới). Trong đó, ông chủ yếu tập trung vào 3 nhóm chính để nâng cao năng lực cạnh tranh: Quản trị, tổ chức và mạng lưới tạo ra năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tư nhân tại Malaysia.

Trên cơ sở lý thuyết về NLCT của doanh nghiệp và đặc điểm của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, có thể hiểu NLCT của doanh nghiệp tư vấn xây dựng là tích hợp các khả năng và các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp tư vấn xây dựng thông qua tư vấn chất lượng và tư vấn chuyên môn về công trình xây dựng để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của mình trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định.

1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Để tồn tại và phát triển trong thị trườngxây dựng mới mức độ cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp TVXD cần phải không ngừng nỗ lực sáng tạo và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng lớn hơn trong mỗi sản phẩm dịch vụ cung ứng. Chính giá trị gia tăng hàm chứa ở mỗi đơn vị sản phẩm TVXD cung cấp cho khách hàng sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên

thị trường. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh đó cần phải được doanh nghiệp duy trì tạo dựng theo suốt cả quá trình kinh doanh, nhất là trong điều kiện môi trường bất động sản không ngừng biến động.

Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Hoàng (2010), NLCT của doanh nghiệp bao gồm 12 yếu tố: Thị phần; Tăng trưởng thị phần và lợi nhuận; Vị thế tài chính; Quản lý và lãnh đạo; Chất lượng/giá cả; Trình độ công nghệ;

Thương hiệu; Chi phí đơn vị; Logistics; Hiệu suất xúc tiến thương mại; Hiệu suất R&D; Kỹ năng nhân sự quản lý. Tuy nhiên để nghiên cứu và vận dụng vào một công ty tư vấn xây dựng có quy mô nhỏ chỉ kinh doanh trên địa bàn một địa phương nên luận văn sắp xếp như sau:

1.3.2.1 Thị phần và mức tăng trưởng thịphần

Đối với doanh nghiệp TVXD, thị phần và mức tăng trưởng thị phần được xem là yếu tố cấu thành quan trọng của NLCT.Thị phần của doanh nghiệp TVXD là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được trên thị trường trong một thời kỳ nhất định. Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm TVXD của doanh nghiệp đã có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh và được khách hàng ưa chuộng; từ đó thể hiện NLCT của doanh nghiệp TVXD càng mạnh.

Mức tăng trưởng thị phần biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng về doanh thu của doanh nghiệp từ một thị trường hoặc một phân khúc thị trường qua các thời kỳ nhất định. Mức tăng trưởng thị phần thể hiện sự tăng trưởng về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh nỗ lực của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ. Để tăng cường NLCT, doanh nghiệp TVXD cần đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của mình so với các đối thủ cạnh tranh để tận dụng triệt để các thế mạnh nhằm thu hút các chủ đầu tư, các nhà thầu, gia tăng năng lực đáp ứng các chủ đầu tư, các nhà thầu đó để không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh qua mỗi thời kỳ.

1.3.2.2. Chất lượng và giá cả sảnphẩm TVXD

Chất lượng của một sản phẩm TVXD thể hiện qua chất lượng về tư vấn thiết kế, tư vấn thi công, tư vấn giám sát,... Tuy nhiên để chất lượng được đảm

bảo theo yêu cầu của chủ đầu tư thì chất lượng sản phẩm phải đảm bảo tính hữu hình, sự tin cậy, tính trách nhiệm, sự đảm bảo, sự thấu hiểu khách hàng, năng lực phục vụ, tác phong và thái độ của nhân viên, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng…

Do đặc thù các doanh nghiệp tư vấn xây dựng thường thực hiệncác công việc: Khảo sát, đo đạc; Quy hoạch đô thị và nông thôn; Thiết kế các lọai công trình dân dụng, công trình CN, đặc biệt khi đã có thiết kế công nghệ;

Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Các công trình đường sá, cầu cống, đê đập, công trình phục vụ nông lâm, ngư nghiệp; Lập dự án; Giám sát, kiểm tra chất lượng vật liệu và XD, giải quyết sự cố kỹ thuật, đào tạo, chứng nhận an toàn kết cấu XD...

Vì vậy nâng cao chất lượng các hoạt động về khảo sát, tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thực hiện các hoạt động giám sát theo thiết kế chính là nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng:

+ Về chất lượng tư vấn lập dự án: Các doanh nghiệp tư vấn phải phân tích kinh tế, tài chính khoa học và đảm bảo độ tin cậy cao, đảm bảo đầy đủ với các ý tưởng của chủ đầu tư. Tư vấn lập dự án phải đảm bảo được tính khả thi kinh tế - kỹ thuật cao.

+ Về chất lượng thiết kế: Chất lượng các bản thiết kế là hết sức quan trọng đối với NLCT của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng. Các bản vẽ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Ngoài ra, để nâng cao NLCT các doanh nghiệp luôn chú ý ứng dụng các phần mềm để nâng cao chất lượng các bản vẽ thiết kế. Hiện nay một số phần mềm như AUTOCAD, Adobe Photoshop, 3D Studio Max, Illustrator, HS (Công ty Hài Hòa), Land Desktop, Hwase (thoát nước), phần mềm tính toán chiếu sáng của hãng Schreder... đã được các doanh nghiệp sử dụng để nâng cao chất lượng các bản vẽ thiết kế.

Ngoài việc quan tâm đến chất lượng TVXD trước khi nhà đầu tư hoặc nhà thầu chính quyết định lựa chọn các đơn vị tư vấn thì nhà đầu tư còn quan

tâm đến yếu tố giá. Vì vậy doanh nghiệp TVXD nào có mức giá bán sản phẩm dịch vụ (có chất lượng tương tự đối thủ cạnh tranh) càng hợp lý thì doanh nghiệp đó càng có NLCT cao hơn.

- Nếu chất lượng tốt, giá tốt: Doanh nghiệp TVXD sẽ cạnh tranh tốt (là trường hợp các doanh nghiệp TVXD phải hướngtới).

- Nếu chất lượng tốt, giá cao: Doanh nghiệp TVXD sẽ cạnh tranh khó.

- Nếu chất lượng kém, giá rẻ: Doanh nghiệp TVXD sẽ cạnh tranh kém bềnvững.

- Nếu chất lượng kém, giá cao: Doanh nghiệp TVXD sẽ cạnh tranh kém.

1.3.2.3Chất lượng nhân lực

Đối với doanh nghiệp TVXD, nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng quyết định chất lượng TVXD. Vì vậy, đội ngũ nhân lực (đặc biệt là nhân lực tư vấn thiết kế, giám sát, thi công) là yếu tố cơ bản cấu thành NLCT của doanh nghiệp TVXD. Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp TVXD được thể hiện thông qua kiến thức (chuyên môn về tư vấn, về khả năng thiết kế, ngoại ngữ…); kỹ năng (làm việc nhóm, giao tiếp, xử lý tình huống…) và thái độ, đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Chất lượng nhân lực càng cao thì khả năng tạo lợi thế và nâng cao NLCT của doanh nghiệp TVXD càng lớn. Do đó, doanh nghiệp TVXD cần coi nhân lực là nguồn lực vô giá quyết định đến quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm TVXD.

Ngoài các bộ phận giống với các doanh nghiệp thương mại và sản xuất khác như bộ phận quản lý, bộ phận kế toán, bộ phận marketing,... thì nguồn nhân lực về tư vấn thiết kế - thi công là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp tư vấn. Bộ phận này thường thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp về tư vấn dự án, tư vấn thiết kế và giám sát thi công theo thiết kế. Bộ phận tư vấn thiết kế - thi công trong các doanh nghiệp thường có số lượng các kiến trúc sư và các kỹ sư xây dựng.

1.3.2.4. Vị thế tài chính

Vị thế tài chính phản ánh tiềm lực, quyết định khả năng đầu tư, phát triển

của doanh nghiệp TVXD. Vị thế tài chính đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp TVXD trên thị trường. Vị thế tài chính của doanh nghiệp TVXD biểu hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp về tỷ lệ nợ, tỷ suất tự tài trợ, tỷ lệ vốn cố định, tỷ lệ vốn lưu động, sức sản xuất của vốn, sức sinh lời của vốn, tốc độ chu chuyển của vốn cố định…

1.3.2.5. Về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Đối với doanh nghiệp TVXD, quy mô và chất lượng CSVCKT là tiêu chí cơ bản đánh giá NLCT của doanh nghiệp. Mặc dù CSVCKT không giữ vị trí quan trọng hàng đầu như nhân lực nhưng đây cũng là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp TVXD. Quy mô và chất lượng CSVCKT thể hiện ở mức vốn đầu tư về mặt bằng, công nghệ thông tin, phần mềm thiết kế,...

Xu hướng ứng dụng công nghệ mới ngày càng được doanh nghiệp TVXDrất quan tâm. Doanh nghiệp TVXD có thể ứng dụng công nghệ trong quản lý đấu thầu, hồ sơ tư vấn, phần mềm thiết kế…Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp TVXD có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế thì đây thực sự là một thách thức đối với doanh nghiệp.

1.3.2.6. Chương trình xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp TVXD, nó quyết định tầm ảnh hưởng của mạng lưới thông tin xúc tiến, quảng bá sản phẩm TVXD của doanh nghiệp đến các chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng,...Chính vì vậy, tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp TVXD, tuỳ thuộc vào đặc điểm của thị trường khách hàng mục tiêu và động thái marketing của đối thủ cạnh tranh…doanh nghiệp TVXD cần có sự lựa chọn hợp lý và đầu tư ngân sách phù hợp cho các hoạt động xúc tiến TVXD nhằm nâng cao NLCT.

1.3.2.7. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp TVXD

Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp TVXD là giá trị vô hình nhưng lại là yếu tố rất quan trọng cấu thành nên NLCT của doanh nghiệp TVXD.

Trong lĩnh vực kinh doanh TVXD, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp TVXD đóng vai trò rất quan trọng, có thể xem như “giấy bảo hành” cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp TVXD, từ đó sẽ tạo dựng được lòng tin của các chủ đầu tư, khiến chủ đầu tư yên tâm hơn trong việc lựa chọn dịch vụ tư vấn của họ. Khi một doanh nghiệp TVXD có hình ảnh tốt, thương hiệu mạnh sẽ tạo được danh tiếng và uy tín trên thị trường, sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

1.3.2.8 Các yếu tố khác

Để phân tích các yếu tố cấu thành NLCT của một doanh nghiệp bất kỳ thì ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố khác như: Chi phí đợn vị; Logistics;

Hiệu suất R&D; Kỹ năng nhân sự quản lý. Tuy nhiên vì đề tài chỉ nghiên cứu doanh nghiệp tư vấn xây dựng có quy mô nhỏ và mới chỉ tham gia kinh doanh trên một thị trường địa phương nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành trên.

1.3.3 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng

Hiện nay có nhiều cách khác nhau để đánh giá NLCT của một doanh nghiệp bất kỳ. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm khác nhau thì có những tiêu chí đánh giá NLCT của doanh nghiệp đó khác nhau. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, khi xây dựng bộ ch ỉ tiêu đánh giá NLCT thì thường dùng chỉ tiêu về lợi thế so sánh như: Hệ số cạnh tranh hiện thị (RCA), Hệ số chí phí tài nguyên nội địa (DRC)....hoặc tiếp cận theo chuỗi giá trị để đánh giá. Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn trong nước thường tiếp cận dựa trên các yếu tố cấu thành NLCT, tức là sự so sánh các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường đó.

Do cách tiếp cận NLCT của doanh nghiệp theo các yếu tố cấu thành đã nêu ở trên (mục 1.3.2), nên việc xác định NLCT của doanh nghiệp TVXD

thực chất là việc tích hợp các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp nhằm xác định tổng nội lực của doanhnghiệp TVXD trên những thị trường mục tiêu nhất định với tập các đối thủ cạnh tranh trực tiếp xác định.

Việc tính toán chỉ số NLCT của doanh nghiệp TVXD có thể dựa trên phương pháp chuẩn đối sánh. Với quan điểm đo lường NLCT nói trên, có thể khái quát quy trình xác định NLCT của doanh nghiệp TVXD như sau:

Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá NLCT của doanh nghiệp TVXD (8 yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp TVXD đã tổng hợp ở nội dung 1.3.2).Mỗi tiêu chí được xem là một tham số đánh giá NLCT của doanh nghiệp TVXD (i).

Bước 2: Xác định hệ số quan trọng của tham số i (Ki) bằng cách cho điểm từ 0 đến 1, với:

∑ Ki = 1 (trong đó i=1-8)

Mỗi tham số đo lường NLCT có hệ số độ quan trọng tác động đến NLCT tổng thể của doanh nghiệp. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu của các tác giả J.P.Kotler, Day&Winsley, Reed, Jain…, vận dụng vào đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp TVXD với quy mô nhỏ và kinh doanh trên địa bàn một địa phương, luận văn tổng hợp hệ số và các chỉ tiêu như sau:

Bảng 1.1. Hệ thống tiêu chí xác định NLCT của doanh nghiệp TVXD ST

T

CÁC TIÊU CHÍ (i) HỆ SỐ QUAN TRỌNG (Ki) 1 Thị phần và mức tăng trưởng thị phần 0,15 2 Chất lượng và giá cả sản phẩm TVXD 0,15

3 Chất lượng nhân lực 0,20

4 Vị thế tài chính 0,10

5 Trình độ công nghệ 0,10

6 Xúc tiến thương mại 0,15

7 Thương hiệu và uy tín 0,10

8 Các yếu tố khác 0,05

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bước 3: Xác định điểm số của từng tham số đánh giá NLCT của doanh nghiệp TVXD. Việc xác định điểm số của các tham số dựa vào kết quả đánh giá bởi tập mẫu đại diện điển hình có liên quan (nhà quản trị doanh nghiệp, các chủ đầu tư, các nhà thầu) thông qua bản hỏi. Trong đó, đại diện có vai trò quan trọng nhất trong việc đánh giá NLCT của doanh nghiệp TVXD là các nhà quản trị của các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc đánh giá từng tham số theo thang điểm 3 (trong đó: 3 - Mạnh; 2 - Trung bình; 1 – Yếu).

Bước 4: Xác định NLCT tuyệt đối của doanh nghiệp TVXD (DNLCTDN) theocông thức sau:

DNLCTDN = ∑ KiPi (i=1-8) (Pi: Tập mẫu đánh giá)

Kết luận:

+ Nếu DNLCTDN = 0.1-1.0: NLCT của doanh nghiệp TVXDyếu;

+ DNLCTDN = 1.1-2.0: NLCT của doanh nghiệp TVXD trung bình;

+ DNLCTDN = 2.1 -3.0: NLCT của doanh nghiệp TVXD mạnh;

Bước 5: Xác định NLCT tương đối của doanh nghiệp TVXD so với các đối thủ cạnh tranh theo công thức sau:

DNLCTSS = DNLCTDN / DNLCTĐS Trongđó:

- DNLCTSS: Chỉ số NLCT tương đối của doanh nghiệp TVXD - DNLCTĐS: NLCT của doanh nghiệp chuẩn đối sánh

Kết luận: Nếu DNLCTSS > 1: NLCT của doanh nghiệp TVXD lớn hơn NLCT của doanh nghiệp đối sánh. Ngược lại, nếu DNLCTSS < 1:

NLCT của doanh nghiệp TVXD nhỏ hơn NLCT của doanh nghiệp đối sánh. Nếu DNLCTSS = 1: NLCT của doanh nghiệp TVXD ngang bằng NLCT của doanh nghiệp đối sánh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn xây dựng (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w