Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên trường cao đẳng nghề (Trang 43 - 60)

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT- MỸ NGHỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

2.1.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

2.1.1.1. Quá trình đổi mới đất nước và chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình đổi mới, công tác giáo dục YTCT luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít với công tác tư tưởng và là một bộ phận, một nội dung quan trong của công tác tư tưởng.

Quan niệm duy vật lịch sử nhìn nhận sự hình thành và phát triển của nhân cách, của ý thức con người trong đó có YTCT trong tính quy định của những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Bởi vậy, giáo dục YTCT cho HS - SV trong điều kiện hiện nay, không thể không tính đến mối liên hệ giữa nhân cách, ý thức và cơ chế thị trường, cơ chế đang chi phối mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người. Ưu thế của cơ chế thị trường là giải phóng sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học - công nghệ, khả năng tác động nhiều mặt lên sự phát triển xã hội. Nhưng cũng chính cơ chế ấy đã đẩy nhanh sự phân hoá giàu nghèo, làm sâu sắc hơn những bất bình đẳng xã hội, phá vỡ sự cân bằng giữa xã hội và tự nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong những điều kiện như vậy, sự phát triển của nền giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục YTCT nói riêng không tránh khỏi những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực.

- Về tác động tích cực: cơ chế thị trường tạo nên sự năng động trong toàn xã hội và thúc đẩy nâng cao đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân. Từ đó, niềm tin của toàn dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cho HS - SV. Nhiều HS - SV vượt khó vươn lên trong học tập, sẵn sàng tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, tuổi trẻ lập nghiệp... bởi họ đã hình thành một lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp thông qua hoạt động giáo dục YTCT.

Dưới áp lực của cạnh tranh, con người trong cơ chế thị trường luôn phải thể hiện, tự khẳng định. Theo đó cơ chế thị trường tạo lập môi trường cạnh tranh ngay trong đội ngũ những người làm công tác giảng dạy YTCT cho HS - SV. Quy luật thị trường tạo ra sự sàng lọc khắt khe, sự đào thải nghiêm khắc, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải không ngừng vươn lên về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi đạo đức… Cơ chế thị trường, theo nghĩa đó, là cơ chế tốt để phát triển đội ngũ giảng viên chính trị bớt tính kinh viện, giáo điều, tăng tính thực tiễn, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy.

Kinh tế thị trường làm nảy sinh những quan niệm mới về giáo dục YTCT. Những quan niệm có tính bảo thủ, sơ cứng về giáo dục YTCT thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp không còn cơ sở để tồn tại mà thay vào đó tư duy năng động, cởi mở và có xu hướng thực tế, hiệu quả hơn. Sự tác động của nó là yêu cầu khách quan thúc đẩy công tác giáo dục YTCT ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam gần 30 năm qua không ngừng đổi mới cả về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý giáo dục...

- Về tác động tiêu cực: khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản. Hiện nay, có một bộ phận HS - SV do nhiều nguyên nhân mà chưa có lý tưởng sống đúng đắn nên

họ học hành mang tính đối phó hoặc chỉ lo cho học tập có kiến thức, kỹ năng để có thể kiếm nhiều tiền mà không quan tâm rèn luyện đạo đức, nhân cách của mình (biểu hiện bằng việc các em chỉ coi trọng học tập các môn chuyên ngành, xem nhẹ các môn kiến thức nền). Một số khác lại chỉ quan tâm đến hưởng thụ, chạy theo “mốt” đôi khi bất chấp cả việc xâm phạm lợi ích của người khác, gây tổn hại đến danh dự bản thân, gia đình và nhà trường đang theo học.

Trong cơ chế thị trường, những biểu hiện của tính cách mạng ở một số HS - SV, tự nó chưa bảo đảm cho sự phát triển hài hoà của nhân cách. Khi những lợi ích cá nhân che lấp lương tâm và trách nhiệm đạo đức, thì sự khôn ngoan, tính năng động, những nỗ lực ý chí không còn là biểu hiện cho sức mạnh bản chất của con người. Trái lại, chúng dễ biến thành phương tiện và kích thích tố cho những thói hư, tật xấu. Sự khôn ngoan và tính cách mạng ở một số người kết hợp với lối sống ích kỷ sẽ dẫn đến sự méo mó nhân cách, làm nảy sinh sự đối lập giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Điều này diễn ra cả ở đối tượng học tập và chủ thể giảng dạy YTCT. Đã có những HS - SV, những giáo viên trượt vào vòng xoáy tha hóa của kinh tế thị trờng, xem thường việc giảng dạy và học tập YTCT.

Cơ chế kinh tế thị trường cũng tạo nên những thách thức lớn đối với công tác giáo dục YTCT. Sự mở rộng các mối quan hệ quốc tế đồng nghĩa với việc niềm tin, lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng, lập trường giai cấp công nhân,… phải đấu tranh quyết liệt với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng.

Nó phản ánh sự đối lập giữa cái tích cực và tiêu cực giữa tối và sáng trong nhận thức của mỗi con người. Hiện tượng thương mại hóa ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của giáo dục YTCT, sự lệch pha giữa lý luận và thực tiễn, những nghịch lý, những mâu thuẫn của cuộc sống dội vào các giảng đường làm cho giáo dục YTCT đứng trước những thử thách mới. Nhiều vấn

đề nảy sinh từ thực tiễn chúng ta chưa kịp tổng kết, khái quát về mặt lý luận để định hướng cho công tác chính trị - tư tưởng, đã xuất hiện sự mơ hồ, dao động, mất phương hướng trong một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. Trong điều kiện như vậy, giáo dục YTCT có trách nhiệm phải hình thành và củng cố trong HS - SV một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người, đó là tình thương, trách nhiệm, lương tâm, sự trung thực và khiêm tốn, lòng yêu nước, yêu CNXH, có niềm tin vào lý tưởng cộng sản,… Mặt khác, người thầy cô giáo phải luôn là một tấm gương tự học, sáng tạo và mẫu mực. Không thể kỳ vọng về kết quả giáo dục YTCT đối với HS - SV nếu như đội ngũ những người làm công tác giảng dạy chính trị lại không trung thành, mơ hồ, suy thoái về phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo.

2.1.1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức

Trong bối cảnh quốc tế ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức.

Khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục YTCT trong các nhà trường hiện nay.

Trong “thế giới phẳng”, công tác tư tưởng đứng trước những thách thức mới. Trong thời đại ngày nay, lớp trẻ không tránh khỏi tác động của nhiều nguồn, nhiều kênh thông tin, nhiều loại hình văn hóa,… khác nhau. Thời đại thông tin diễn ra sự giao thoa của các nền văn hoá sự tích hợp, tiếp nhận và dung nạp của nhiều hệ thống giá trị. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới công tác giáo dục YTCT ở các trường đại học và cao đẳng.

Khoa học công nghệ góp phần hiện đại hóa quá trình giáo dục, hiện đại hóa công nghệ đào tạo. Giáo dục YTCT cũng được vận động theo xu hướng hiện đại hóa đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhiều phương tiện kĩ thuật, máy móc hiện đại ra đời, phục vụ tốt hơn công tác giáo dục YTCT cho

HS - SV. Trong thời đại bùng nổ thông tin, trước sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đã làm cho người thầy không còn giữ vai trò độc quyền trong cung cấp thông tin, không còn độc quyền về kiến thức như trước đây. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học, có năng lực hướng dẫn HS - SV tự học, tự nghiên cứu, thổi vào cho HS - SV niềm đam mê tìm kiếm tri thức, nắm bắt chân lí. Thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển của khoa học - công nghệ đòi hỏi nhà trường phải chuyển từ trang bị kiến thức là chính sang bồi dưỡng phương pháp, năng lực tư duy là chính. Thực trạng ấy đặt ra sự cần thiết tiến hành một cuộc cách mạng trong giáo dục đại ở nước ta trong đó có giáo dục YTCT phù hợp yêu cầu của thời đại, của kinh tế trí thức.

2.1.1.3. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề mở rộng giao lưu văn hóa - giáo dục với các nước, tiếp thu những yếu tố tiến bộ của các thành tựu giáo dục nhân loại trở thành vấn đề quan trọng để phát triển nền giáo dục nước nhà. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải điều chỉnh, cải cách chiến lược giáo dục đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Toàn cầu hoá cũng chứa đựng nhiều nguy cơ thách thức đối với các nước đang phát triển: chảy máu chất xám, phai nhạt lý tưởng cộng sản, xói mòn giá trị truyền thống; nguy cơ hòa tan bản sắc dân tộc,…luôn hiện hữu nếu không có những giải pháp chiến lược giáo dục cần thiết để hạn chế các tác động đó.

Giao lưu văn hoá góp phần kích thích sự du nhập và sáng tạo các giá trị tinh thần. Nó cũng là cơ hội để các dân tộc sàng lọc, thẩm định lại các chân

giá trị. Nhưng mặt khác, giao lưu văn hoá làm xáo trộn bảng giá trị tinh thần của các dân tộc, thậm chí huỷ hoại một số giá trị nền tảng của các quốc gia đang thực hiện công nghiệp hoá. Trong bối cảnh ấy, con người dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý bất an về mặt xã hội, mất phương hướng, không tự xác lập được những nguyên tắc bền vững cho lối sống, đặc biệt là đối với HS - SV.

Họ dễ bị loá mắt và chạy theo lối sống thực dụng, sùng ngoại và do đó mà nhạt phai ý thức dân tộc, lý tưởng cách mạng.

Hội nhập tạo điều kiện cho HS - SV tiếp thu văn minh của nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, trở nên tự tin hơn với một tầm nhìn xa hơn hướng ra thế giới. Song, hội nhập cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội trong giới trẻ. Một bộ phận HS - SV đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Sự nhầm lẫn giữa cá tính và sự lập dị khiến cho họ luôn muốn thể hiện một cách cực đoan và kì quái bản thân mình. Nguy hiểm hơn hết, cuộc sống dư giả về vật chất khiến một bộ phận của giới trẻ lựa chọn lối sống hưởng thụ, ích kỉ, đặt cái riêng trên cái chung, đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống không có lý tưởng và mơ ước.

Với xu thế quốc tế hoá - toàn cầu hoá hiện nay, những biến động của tình hình thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục YTCT cho HS - SV. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới diễn ra phức tạp, khó lường, thay đổi từng ngày. Thế giới đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức nhng cũng tạo cơ hội cho nhiều người nếu biết nắm bắt. Những yếu tố đó đòi hỏi mỗi HS - SV viên phải có sự năng động linh hoạt trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức. Toàn cầu hoá là chất xúc tác, là đòn bẩy quan trọng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu để HS - SV Việt Nam tiếp xúc với các yếu tố thời đại, kế thừa có chọn lọc các yếu tố truyền thống sao cho phù hợp với

tình hình hiện nay. Giáo dục YTCT phải có nhiệm vụ hướng HS - SV chọn lọc các yếu tố hiện đại và truyền thống, hoà nhập với các nền văn hoá khác nhưng không hoà tan - không tự đánh mất bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

2.1.1.4. Âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch Sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã khiến CNXH tạm thời lâm vào khủng hoảng, thoái trào. Thực trạng đó gây khó khăn rất lớn đối với công tác giáo dục YTCT trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta. CNXH ở Đông âu và Liên Xô tan rã làm cho vấn đề nhận thức, lý tưởng, niềm tin chính trị, lý tưởng cách mạng giảm sút thậm chí hoang mang, dao động, mất phương hướng. Trong khi đó, công tác lý luận lại chậm được đổi mới, nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra chưa được giải quyết một cách kịp thời và thấu đáo về mặt lý luận. Bên cạnh đó là sự phát triển cường thịnh của các nước phương Tây, đặc biệt là sản xuất vật chất và cả một số giá trị nhân văn trong quản lý xã hội không thể phủ nhận. Lợi dụng cơ hội này các thế lực thù địch ra sức công kích chủ nghĩa Mác, chống phá CNXH.

Một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch đặc biệt chú ý là lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Đối tượng mà chiến lược diễn biến hoà bình hướng tới để tác động là thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên. Chúng tìm cách lôi kéo, tấn công vào ý thức hệ, làm sa sút niềm tin, gây hoang mang dao động, kích động chia rẽ gây mất đoàn kết trong nội bộ HS - SV,... Lợi dụng triệt để thời đại toàn cầu hóa, hàng loạt các ấn phẩm phản văn hóa, những luận điệu tuyên tryền xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tô vẽ cho nền dân chủ tư sản thực chất nằm trong kịch bản của diễn biến hoà bình nhằm làm sụp đổ niềm tin lý tưởng đối với thế hệ thanh niên hiện nay.

Sự chống phá của các thế lực thù địch, chủ yếu thông qua việc lợi dụng xu thế giao lưu, hội nhập, dùng biện pháp mở rộng tiếp xúc, giao lưu kinh tế - văn hoá,... thúc đẩy tự do kinh tế, tự do chính trị nhằm làm làm giảm sút ý

chí, làm thay đổi quan điểm tư tưởng chính trị của nhân dân nói chung, HS - SV nói riêng. Mục đích của chúng là chuyển hoá, làm phai nhạt lý tưởng XHCN để theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. HS - SV với đặc điểm đang trong quá trình trưởng thành, thích cái mới nên là đối tượng để kẻ thù lợi dụng để thực hiện các âm mưu ấy. Do đó, giáo dục YTCT cho HS - SV đứng trước yêu cầu phải sớm hình thành cho họ thế giới quan khoa học, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng. Có như thế, HS - SV mới có đủ

sức đề kháng” trước thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.

Những thách thức, biến động của thế giới và tình hình của đất nước trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải tăng cường giáo dục YTCT cho HS - SV cả nước nói chung và HS - SV trường nghề nói riêng.

Thông qua giáo dục YTCT để nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tư duy đáp ứng những yêu cầu của trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.1.2. Các yếu tố bên trong nhà trường

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mục tiêu, chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

- Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường:

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam tiếp đến là Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Trường có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng, dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ cao để phục vụ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng như cho xã hội.

Ngày 15/8/2004, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ký Quyết định số 601/2004/QĐ-LMHTXVN về việc thành lập Trường Dạy nghề Thủ

Một phần của tài liệu khóa luận giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên trường cao đẳng nghề (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w