Công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu khóa luận giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên trường cao đẳng nghề (Trang 60 - 68)

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT- MỸ NGHỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. Công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua

2.2.1. Về các chủ thể, các lực lượng tham gia giáo dục

Giáo dục YTCT cho HS - SV Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và tất cả các cán bộ, giảng viên của nhà trường. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, hiện nay Khoa Cơ bản của nhà trường là đơn vị có trách nhiệm phụ trách vấn đề giảng dạy các môn khoa học để hình thành YTCT cho HS - SV của nhà trường.

Trong những năm qua, Khoa Cơ bản của trường không ngừng nỗ lực, kiện toàn cả về tổ chức lẫn phương thức hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ mà Ban Giám hiệu giao cho. Với đội ngũ gồm 16 giáo viên, giảng viên có trình độ từ đại học trở lên được tuyển chọn ở các trường đào tạo bài bản các

kiến thức về lý luận chính trị nên về cơ bản, trong những năm qua khoa luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian qua, đội ngũ giảng viên trong trường đã tích cực tìm tòi, sáng tạo và tiến hành sử dụng nhiều biện pháp giảng dạy mới. Kết quả điều tra của tác giả về thời gian mỗi ngày soạn bài, nghiên cứu bài, phục vụ công tác giảng dạy giáo dục YTCT có 62.5%, giảng viên dành từ 2 đến 4 giờ;

18.75% giảng viên dành trên 4 giờ (phụ lục 2). Những nỗ lực của giảng viên làm cho giờ học các môn chính trị bớt khô khan, giúp HS - SV thêm hứng thú học tập.

Kết quả điều tra của đề tài này (phụ lục 1), 500 HS - SV của nhà trường năm 2014 đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên dạy chính trị như sau: Về mức độ nhiệt tình, trách nhiệm giảng dạy: tốt: 50.40%; khá: 28.20%; Về trình độ chuyên môn và tri thức khoa học: tốt: 62.2%, khá 25.0%; Về đạo đức lối sống: tốt: 62.2%; khá 27.4%;. Như vậy, phần đông HS - SV đều đánh giá tốt, khá về năng lực chuyên môn và đạo đức nhà giáo đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chính trị tại nhà trường.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam được thành lập năm 2007, trực thuộc Huyện đoàn Gia Lâm, Thành đoàn Hà Nội cũng là chủ thể có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên của nhà trường. Thông qua các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng; tham gia công tác xây dựng và phát triển Đảng; tổ chức các hoạt động học tập tốt, rèn luyện tốt, các hoạt động nghiên cứu khoa học đã chủ động và tích cực tham gia giáo dục và định hướng lý tưởng sống cho HS - SV trong nhà trường.

2.2.2. Về nội dung giáo dục

Nội dung giáo dục YTCT cho HS - SV trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Mỹ nghệ Việt Nam hiện nay bao gồm môn học Chính trị (thời lượng 90 tiết

học); môn Pháp luật (30 tiết học); Giáo dục Quốc phòng (75 tiết học). Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chính trị để thông báo cho HS - SV những vấn đề cơ bản về tình hình thời sự trong nước; môn tin học trang bị có các em những kỹ năng để tìm kiếm tài liệu về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Lồng ghép các tri thức chính trị trong các môn học lý thuyết chuyên ngành, thông qua hoạt động ngoại khoá, hoạt động Đoàn, công tác tình nguyện, công tác nhân đạo,…

- Về nội dung kiến thức của môn chính trị học:

Hiện nay, môn học này ở nhà trường vẫn chưa xây dựng được giáo trình mà giảng dạy theo giáo trình của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Theo đó, hệ Cao đẳng nghề giáo trình bao gồm 14 nội dung cơ bản; hệ trung cấp nghề gồm 06 nội dung.

+ Kiến thức của môn chính trị ở hệ Cao đẳng nghề bao gồm:

Bài 1: Khái quát về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin; Bài 2: Những nguyên lý và quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng; Bài 3: Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội; Bài 4: Bản chất và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản; Bài 5: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Bài 6: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; Bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam - người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Bài 8: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Bài 9: Đường lối phát triển kinh tế của đảng; Bài 10:

Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội, con người; Bài 11: Đường lối quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; Bài 12: Đường lối đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo;

Bài 13: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bài 14:

Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam.

+ Kiến thức chính trị đối với hệ trung cấp nghề bao gồm:

Bài 1: Khái quát về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin; Bài 2: Những nguyên lý và quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng; Bài 3: Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội; Bài 4: Bản chất các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản; Bài 5: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Bài 6: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

- Các nội dung khác về giáo dục YTCT:

Ngoài nội dung chủ yếu mang tính chính khoá, trong giáo dục YTCT cho HS - SV Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam còn có các nội dung khác như:

+ Giáo dục về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường.

Đường lối, quan điểm của Đảng thể hiện trước hết trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo, Kết luận,… của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư. Chúng được giới thiệu cho HS - SV sau mỗi kỳ đại hội hay hội nghị thông qua các báo cáo viên. Ngoài ra, các chính sách, nhất là luật pháp của Nhà nước, quy định của Nhà trường thường xuyên được giáo dục cho HS - SV thông qua nhiều phương tiện sẵn có trong trường nhất là qua sinh hoạt, hội họp của các tổ chức đoàn thể.

+ Gắn liền với giáo dục đường lối, chính sách, pháp luật là giáo dục về tình hình chính trị trong nước và thế giới giúp HS - SV hiểu biết tình hình, qua đó có tư duy chính trị nhạy bén, biết đánh giá các sự kiện và quá trình chính trị diễn ra trong nước, quốc tế. Nội dung này thường được chuyển tải qua hoạt động tuyên truyền miệng hoặc qua sinh hoạt, hội họp, qua các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống nhà trường được tiến hành thông qua sinh hoạt chính trị đầu khoá, thông qua

hoạt động lễ kỷ niệm, thông qua phòng truyền thống, thông qua các buổi nói chuyện, đặt biệt là hoạt động tham quan các bảo tàng,…

Tất các các nội dung giáo dục trên đây được phối hợp, kết hợp nhịp nhàng qua tất cả các hình thức, phương pháp, phương tiện và góp phần hình thành từng bước YTCT cho HS - SV, giúp họ trở thành những công dân tích cực, những công nhân lao động, những trí thức cách mạng nhiệt tình, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo kết quả khảo sát của đề tài này, đa số HS - SV cho rằng chương trình môn chính trị rất bổ ích, phù hợp (chiếm 62.2%), tỷ lệ không bổ ích, không phù hợp chiếm 11.6% (phụ lục 1).

Rất bổ ích, thiết thực; 62.2 Ít bổ ích, thiết

thực; 26.2

Không bổ ích, thiết thực

(Biểu đồ 2.1: Mức độ phù hợp của nội dung kiến thức môn chính trị - Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát ở phụ lục 1)

2.2.3. Về phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục - Về phương pháp giáo dục:

Tất các các phương pháp đối thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp ám thị, phương pháp nêu gương, phương pháp giáo dục cá nhân, nhóm và đại chúng,… được sử dụng thường xuyên, linh hoạt trong quá trình giáo dục YTCT cho HS - SV của nhà trường.

Về chương trình học tập chính trị chính khoá: mỗi khoá học được bố trí 90 giờ để học các môn chính trị và 30 giờ để học các môn pháp luật. Ngoài ra,

thông qua các buổi học chính trị tập trung hằng năm, nhà trường đều mời các báo cáo viên về trường để cung cấp cho HS - SV nhà trường về các thông tin chính trị, thời sự trong nước và quốc tế; các chương trình chiếu phim; các hoạt động đoàn; hoạt động nhân đạo; các buổi tham quan các Bảo tàng, di tích lịch sử,... các chủ thể giáo dục YTCT đã tạo được hứng thú, kích thích tinh thần tự học các tri thức chính trị của HS - SV của nhà trường.

Khi được hỏi, đa số HS - SV của nhà trường đều cho rằng phương pháp đem lại hiệu quả giáo dục YTCT theo chương trình chính khoá là phương pháp nêu vấn đề (phương pháp đối thoại), phát huy tính tích cực của sinh viên (75%); phương pháp thầy hướng dẫn, trò chủ động tư duy (68.75%). Đây là phương pháp phát huy được tính sáng tạo và khả năng của HS - SV. Ngoài ra, có nhiều phương pháp khác cũng được HS - SV lựa chọn chứng tỏ việc đa dạng hoá các phương pháp giáo dục YTCT là cần thiết, đáp ứng nhu cầu học tập của HS - SV của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam.

Thi trắc nghiệm;

39.4

Thi trắc nghiệm;

25.4 Thi vấn

đáp; 16.2 Viết tiểu luận; 17.4

Hình thức khác; 1.6

(Biểu đồ 2.2: Cơ cấu hình thức thi các môn lý luận chính trị hiệu quả - Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát ở phụ lục 1)

Hiện nay, quá trình kiểm tra, đánh giá việc học tập chính trị nói riêng và công tác giáo dục YTCT cho HS - SV Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam nói chung vẫn chủ yếu thông qua hình thức thi tự luận, thi vấn đáp và qua trắc nghiệm là chính. Hình thức thi viết được áp dụng thời

gian thi là 180 phút, thi trắc nghiệm là 90 phút, thi vấn đáp thì HS - SV có 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời câu hỏi) [64]. Kết quả các đợt thi, kiểm tra sẽ là căn cứ để đánh giá YTCT của HS - SV của nhà trường. Các nội dung học tập chính trị, nâng cao YTCT cho HS - SV còn được đánh giá qua nhiều phương pháp khác như viết thu hoạch, đánh giá thông qua điểm danh sĩ số, đánh giá thái độ học tập…

- Hình thức giáo dục: YTCT cho HS - SV Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam về cơ bản là hình thức học chính khoá. Tức là quá trình học tập các môn chính trị và pháp luật được tiến hành trên các giảng đường của các lớp học. Các lớp không tiến hành học tập trung theo khoá mà giảng dạy theo từng lớp riêng.

Các hình thức ngoại khoá cũng được áp dụng thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động đoàn, hoạt động nhân đạo, tình nguyện,…được nhà trường tổ chức thường xuyên để trau dồi các tri thức và kinh nghiệm khi đối diện với các vấn đề chính trị của đất nước.

Bên cạnh đó, nhà trường luôn đề cao và khuyến khích các HS - SV tự giáo dục, tự nghiên cứu để hình thành tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng khi tiếp cận với các luồng thông tin khác nhau, trong đó có những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với chế độ ta.

- Về phương tiện giáo dục:

Hệ thống giáo dục chính trị trong nhà trường bao gồm: Chi bộ nhà trường là một chi bộ cơ sở, có thành lập tổ báo cáo viên thời sự gồm 03 đồng chí. Hàng tháng, hàng quý, chi bộ nhà trường cùng Ban Giám hiệu tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, chính sách cho HS - SV. Đặc biệt, vào thời điểm có những sự kiện quan trọng diễn ra trong nước và quốc tế (Quốc hội họp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, sự hiện Trung Quốc đặt dàn khoan trái phép trên biển Đông, khủng hoảng chính trị ở Ucraina,…) HS - SV và cán bộ

nhà trường đều được nghe báo cáo viên nhà trường hoặc mời từ cấp trên về báo cáo. Khoa Cơ bản, kỹ thuật cơ sở có trách nhiệm giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật và Phòng Công tác chính trị HS - SV quản lý các hoạt động chính trị - xã hội và toàn bộ công tác giáo dục chính trị tư tương cho HS - SV toàn trường.

Hệ thống các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong nhà trường như: chi bộ đảng, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Hội HS - SV, Câu lạc bộ HS - SV, các khoa, phòng, ban khác của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam đã coi trọng đúng mức vấn đề giáo dục YTCT cho HS - SV và tham gia vào quá trình giáo dục YTCT dưới các hình thức khác nhau

Thư viện và hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng có hiệu quả trong giáo dục YTCT cho HS - SV của nhà trường. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam có 01 thư viện với trên 300 đầu sách, báo (trong đó có 138 đầu sách, báo về chính trị, pháp luật, khoa học xã hội; trên 162 đầu sách, báo về kinh tế, khoa học tự nhiên, chuyên ngành) để phục vụ cho hoạt động học tập và công tác giảng dạy của trường. Ngoài ra, nhà trường có 05 phòng máy tính với 150 máy được kết nối Internet (được mở cửa tự do từ 08h đến 20h30 hằng ngày) để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của HS - SV. Trong trường và ký túc xá thường xuyên có các pa nô, các khẩu hiệu về học tập, rèn luyện để khuyến khích tinh thần tự học tập, tự rèn luyện của HS - SV.

Các hoạt động văn hoá - văn nghệ do Ban Giám hiệu nhà trường, do Đoàn Thanh niên,… tổ chức luôn thu hút đông đảo HS - SV và đoàn viên tham gia. Các hoạt động này cũng góp phần nâng cao tình cảm cách mạng, tư đó góp phần giáo dục và hình thành YTCT cho HS - SV.

Các phương tiện dạy học khác như: phòng học, thiết bị trình chiếu cũng tương đối đầy đủ. Nhà trường đã trang bị được 20 phòng học (trong tổng số 60 phòng) phòng học lý thuyết có thiết bị trình chiếu (Projector) để phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường. Trong giáo dục YTCT của nhà trường, các thiết bị này là phương tiện thường xuyên được các chủ thể giáo dục sử dụng và đã tạo ra được những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lý luận chính trị nói riêng và giáo dục YTCT nói chung.

Một phần của tài liệu khóa luận giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên trường cao đẳng nghề (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w