Giải pháp tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu khóa luận giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên trường cao đẳng nghề (Trang 86 - 110)

Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT - MỸ NGHỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2. Giải pháp tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam hiện nay

3.2.1. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự tham gia rộng rãi của các lực lượng tiến hành hoạt động giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên

Muốn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đối với việc đổi mới giáo dục YTCT, trước hết phải có sự thay đổi về nhận thức, tư duy. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa của nhà trường phải thay đổi cách nghĩ về các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tầm quan trọng của các môn học này. Đồng thời, kết hợp với các tổ chức khác trong nhà trường đấu tranh, phê phán thái độ thờ ơ với chính trị, coi thường lý luận, mơ hồ về niềm tin, lý tưởng trong cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên và HS - SV.

Các cấp lãnh đạo nhà trường phải phải nhận thức sự cần thiết đổi mới giáo dục YTCT xuất phát từ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục YTCT nói riêng và giáo dục nhân cách nói chung. Quá trình đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà...

Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo.

Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, các cấp lãnh đạo trong nhà trường xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, mà trước hết là khâu đổi mới phương pháp giáo dục. Phải xác định được xu thế tất yếu của việc đổi mới phương pháp giáo dục YTCT, vì đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học các môn kiến thức nền trong Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Đảng uỷ và Ban Giám hiệu cần phải nhận thức đúng về nguyên lý của giáo dục hiện đại là: khoa học hoá, nhân văn hoá, dân chủ hoá và xã hội hoá quá trình giáo dục.

Từ đó, họ là người khởi xướng, chỉ đạo, điều hành, phối hợp và tạo những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục YTCT trong nhà trường.

Theo tác giả, điều kiện tiên quyết là các cấp lãnh đạo quản lý cần có trách nhiệm, tâm huyết, nghiêm túc vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân cách HS - SV vừa “hồng” vừa “chuyên”. Điều đó phải được biểu hiện cụ thể bằng việc làm thiết thực như: xây dựng chương trình, giáo trình các môn kiến thức nền để giáo dục YTCT thực sự khoa học cả về nội dung và hình thức, coi đó như cái móng của một công trình, không có móng tốt không thể có công trình bền vững. Có được điều ấy, các bước tiếp theo mới có thể thực hiện được.

Nếu không có điều ấy, nói tới những bước tiếp theo đều là vô bổ.

Nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin đang có sự biến động, gây ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người dạy và người học. Trước đây môn Triết học Mác - Lênin, môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin và môn CNXH khoa học là các môn học riêng. Như vậy cả thời lượng và nội dung đều giảm. Việc giảng dạy và học tập sẽ có sự thay đổi lớn. Nội dung chương trình chưa ổn định thì việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là một sự thay đổi lớn, nội dung có giảm nhưng so với thời gian thì không tương xứng, do vậy phải thay đổi cả phương pháp giảng dạy cả phương pháp kiểm tra đánh giá.

Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo cần thấy rõ chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng là vấn đề có một tầm quan trọng đặc biệt. Tâm tư nguyện vọng của giảng viên rất thực tế: họ cần có một môi trường làm việc thông thoáng, công bằng, dân chủ và trọng thị, có thu nhập thỏa đáng. Các cấp lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn, chính xác nhu cầu của giảng viên để có những chính sách, giải pháp đáp ứng nhu cầu cơ bản và chính đáng của họ thì mới từng bước xây dựng được đội ngũ giảng viên có đủ năng lực và phẩm chất để giảng dạy. Một trường cao đẳng phải thực hiện ít nhất ba chức năng (đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức cho xã hội), nhưng hiện nay chức năng thứ hai và thứ ba được thực hiện rất ít, khiến giảng viên “rơi” chủ yếu vào mỗi việc là dạy hoặc nghiên cứu khoa học ở mức độ nhất định song hiệu quả chưa cao. Thực tế đó rất cần được các cấp lãnh đạo nhận thức rõ và quan tâm giải quyết.

3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ của các lực lượng tham gia giáo dục

3.2.2.1. Đối với giảng viên, trước hết là giảng viên các môn chính trị Nghề sư phạm là một nghề đặc thù trong nhà trường. Do đó, người thầy phải nhận thức đúng về nghề nghiệp của mình là “dạy chữ, dạy nghề và dạy

làm người”. Trong giáo dục YTCT: “Dạy chữ” là cung cấp cho người học một lượng kiến thức nhất định có tính chất nguyên lý, quy luật, những vấn đề cốt lõi thuộc lĩnh vực chính trị; “Dạy nghề” là giúp cho HS - SV biết vận dụng những kiến thức nền trong giáo dục YTCT vào công việc, nghề nghiệp của họ để có kết quả tốt; “Dạy người” là hình thành ở HS - SV những phong cách hành xử trong cuộc sống dựa trên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận biện chứng. Trong thời đại ngày nay, người giảng viên truyền thụ để hình thành YTCT cho HS - SV của nhà trường phải nhận thức đúng về nhiệm vụ giảng dạy của mình không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin, kiến thức mà quan trọng hơn là giúp người học tích cực, chủ động nắm bắt và xử lý thông tin, kiến thức đó. Để thực hiện được điều này đội ngũ giảng viên lý luận cần có trình độ chuyên môn cao, phương pháp giảng dạy tốt và nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Có đội ngũ giáo viên bảo đảm chất lượng, chúng ta mới đào tạo ra được “sản phẩm” chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc. “Thầy giỏi mới có trò hay” - đó là một nguyên tắc và ngược lại, “trò hay” cũng sẽ làm cho thầy giỏi lên.

Giảng viên là người trực tiếp giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục YTCT. Họ là người trực tiếp truyền thụ tri thức, hướng dẫn cách học, kích thích sự ham học hỏi của HS - SV. Do vậy, nếu giảng viên không có sự am hiểu sâu rộng, không biết tổ chức các buổi thảo luận, thực hành, không gần gũi HS - SV thì không thể tạo được niềm tin và sự hứng thú cho người học, không cổ vũ được HS - SV trong học tập.

Qua giáo dục YTCT, giảng viên sẽ là người góp phần giác ngộ tư tưởng, chính trị, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống, yêu nghề nghiệp... bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam mới cho HS - SV để từ đó họ hăng say học tập và rèn luyện với khao khát trở thành người có ích. HS - SV là những người đang độ tuổi thanh niên, nhận thức còn giản đơn, mang nhiều cảm tính.

Bằng hoạt động giáo dục YTCT, giảng viên trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, YTCT sẽ bồi đắp lý tưởng, hoài bão, ước mơ của HS - SV, giúp họ có định hướng tốt về lối sống, lẽ sống - con đường dẫn họ đến thành công trong tương lai.

Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục YTCT của nhà trường. Chất lượng cán bộ giảng dạy phụ thuộc phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của từng giảng viên. Trong thời gian tới cần chú trọng:

- Một là, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức:

Giảng viên, trước hết phải có những phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng mẫu mực. Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng. Bản thân những người thầy, cô nếu còn chút hoài nghi, mơ hồ vào hệ tư tưởng vô sản sẽ không thể truyền bá có hiệu quả cho hệ tư tưởng này. Phẩm chất đó còn thể hiện sự nhạy bén chính trị, sắc sảo trong sự phân tích khoa học đối với hiện tượng chính trị - xã hội mới xuất hiện trong đời sống hàng ngày ở trong nước cũng như trên thế giới. Từ đó, mỗi giảng viên có khả năng định hướng đúng, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi tình huống phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lí luận hiện nay. Phẩm chất chính trị đúng đắn ở người thầy là “cái gốc cơ bản” đảm bảo cho việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.

Người giảng viên truyền thụ lý luận chính trị để hình thành YTCT cho HS - SV còn phải có đạo đức cách mạng trong sáng. Đó là sự trung thành với lí tưởng cách mạng, say mê với công việc giảng dạy, nghiên cứu, lao động không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục của Đảng. Đó là đức tính khiêm tốn, thật thà, trung thực, giản dị, thể hiện đầy đủ phong cách mô phạm của người thầy. Đó là sự tôn trọng, quý mến HS - SV của mình, là đức tính cần,

kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.. Giáo dục YTCT có đối tượng tác động là tư tưởng và tình cảm của con người, đòi hỏi người thầy phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng và là người thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nghề nghiệp kể cả trong hoàn cảnh khó khăn, điều kiện cuộc sống thiếu thốn. Đạo đức cách mạng trong sáng biểu hiện ở lối sống lành mạnh, giản dị, tinh thần nhân văn thực sự thương yêu chỉ dạy tận tình đối với HS - SV, kể cả đối với HS - SV “cá biệt”... Ngoài những đức tính cần thiết ở mọi cán bộ cách mạng, người thầy phải là người trung thực, thẳng thắn, đặc biệt là lời nói đi đôi với việc làm. Nói cách khác, người thầy phải là “tấm gương sống” đối với HS - SV thì công tác giáo dục YTCT mới có sức thuyết phục cao. Giảng viên cũng cần khắc phục bệnh giáo điều, đề phòng chủ nghĩa xét lại và phải khiêm tốn, thật thà trong quá trình giảng dạy và sinh sống.

Phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng là cơ sở nền tảng, là động lực để người thầy luôn tìm tòi, nghiên cứu các đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục YTCT. Đó cũng là tấm gương sáng cho HS - SV, hình thành ở họ lòng kính trọng, cảm phục và niềm hứng thú đối với các môn kiến thức nền để YTCT.

- Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn:

YTCT hình thành trên cơ sở là các môn học có tính khái quát, trừu tượng cao nên đội ngũ cán bộ giảng dạy các môn này cũng cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, hệ thống. Phải từng bước chuẩn hoá đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Giảng viên YTCT đòi hỏi phải có tri thức văn hoá tổng hợp, am hiểu nhiều lĩnh vực, phải có kiến thức nhất định về khoa học cơ bản, khoa học bổ trợ và nắm vững khoa học Mác - Lênin. Tri thức văn hoá tổng hợp là “cái nền” để giảng viên lý luận tiếp thu khoa học chính trị - một khoa học có tính chất tổng hợp ở trình độ khái quát cao. Người thầy phải nắm vững và sâu sắc

những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; am hiểu tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước và thế giới; có sự nhạy bén chính trị và kiên định lập trường giai cấp công nhân.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ thông tin và nhiều vấn đề tư tưởng phức tạp thì người giảng viên cần có khả năng tiếp thu cái mới, không ngừng nâng cao trình độ, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo luôn bắt nhịp với cuộc sống đang đổi thay nhanh chóng, có trình độ ngoại ngữ và tin học tối thiểu để phục vụ cho công việc của mình.

Giảng viên khi nghiên cứu và giảng dạy phải biết gắn chặt lý luận và thực tiễn, phải luôn nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông.

Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”[47, tr.234]. Người cũng khuyên rằng, khi nghiên cứu lý luận phải có tư duy độc lập, sáng tạo, tránh tiếp thu lý luận một cách giáo điều, máy móc: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi

“vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn” [46, tr.500].

Nâng cao trình độ chuyên môn ngoài việc trau dồi tri thức khoa học liên quan đến kiến thức chính trị, giảng viên còn phải tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn, thu thập, cập nhật thông tin cho bài giảng và nâng cao kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, thực sự coi HS - SV là trung tâm của quá trình dạy và học, hướng đến sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi

tích cực của HS - SV.

Để có đội ngũ giảng viên lý luận có chất lượng bên cạnh việc có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ sau đại học cho đội ngũ này cần chú ý việc đào tạo tại chỗ bằng cách thường xuyên dự giờ để học tập rút kinh nghiệm và nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ giữa giảng viên với nhau. Chẳng hạn, giảng viên đi trước có tuổi đời và kinh nghiệm giảng dạy thì giúp giảng viên trẻ, giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn; ngược lại giảng viên trẻ, có khả năng sử dụng thành thạo phương tiện hiện đại và phương pháp tích cực thì trợ giúp cho giảng viên lớn tuổi chưa thạo trong sử dụng các phương tiện và phương pháp đó. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chính trị trong các dịp hè.

- Ba là, nâng cao năng lực sư phạm.

Người giảng viên YTCT cần có năng lực của nhà sư phạm như mô phạm trong phong cách, biểu cảm, lời nói đi đôi với việc làm; hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực đời sống; có tài thuyết phục đối tượng trên cơ sở lô-gích, luận cứ khoa học kết hợp sử dụng ngôn ngữ khúc chiết, chính xác, giản dị, giàu sức truyền cảm; biết lựa chọn nội dung đúng định hướng của Đảng, giàu thông tin, phù hợp với nhu cầu và trình độ của sinh viờn.... Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:

Tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được, để mọi người hiểu rõ và quyết tâm làm bằng được”[48, tr.137]. Người cũng cho rằng, người cán bộ tuyên truyền cần phải hiểu sâu vấn đề định tuyên truyền, biết cách nói sao cho đơn giản, rõ ràng, thiết thực, có đầu có đuôi và nhất là “Không nên lúc nào cũng trích Các Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng bào khó hiểu”[48, tr.130].

Trên cơ sở nắm chắc mục tiêu, đối tượng giảng dạy, nắm chắc nội dung, sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp giảng viên cần trau dồi ngôn ngữ nói sao cho gần gũi với HS - SV, có sức truyền cảm, thuyết phục, tránh sử dụng quá nhiều ngôn ngữ mang tính học thuật cao với cách thể hiện “lên gân

hoặc nghiêm nghị quá mức cần thiết làm cho người học căng thẳng, mệt mỏi

Một phần của tài liệu khóa luận giáo dục ý thức chính trị cho học sinh và sinh viên trường cao đẳng nghề (Trang 86 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w