Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế (Trang 20 - 24)

TƯ PHÁP QUỐC TẾ

2.1. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia

Quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế thể hiện ở ba khía cạnh, chính là ba giai đoạn của quá trình tố tụng. Đó là: quốc gia có quyền miễn trừ trong sơ bộ án, quyền miễn trừ xét xử và quyền miễn trừ trong việc thi hành án. Theo xu hướng phát triển tất yếu khi các quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập thì các quyền năng của mình bị hạn chế dần bởi sự tự nguyện của quốc gia. Chính bởi vậy việc nghiên cứu dưới góc độ truyền thống hay trong thời kỳ hội nhập quốc tế đều cần thiết, để các quốc gia có cơ sở xác định xu hướng phát triển và có sự điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn quốc tế.

2.1.1. Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia 2.1.1.1. Miễn trừ trong việc sơ bộ án

Quyền miễn trừ trong việc sơ bộ án có nghĩa các quốc gia được miễn các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình.

Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu,, chỉếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài... Cũng tại Điều 18 Công ước quy định rõ chỉ coi là nhà nước từ bộ quyền miễn trừ này bằng văn bản như trong thỏa thuận quốc tế, bởi một thỏa thuận t|*ọng tài hoặc trong một hợp đồng bằng văn bản, hoặc bằng một tuyên bố trước tòa án hoặc của một giao tiếp bằng văn bản sau khi tranh chấp giữa các bên có phát sinh. Như vậy việc áp dụng các biện pháp tiền tố tụng đối với nhà nước trong các quan hệ tư pháp quốc tế là không được phép bởi vi phạm vào quyền miễn trừ của họ.

Tại Điều 44 Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự có quy định về nghĩa vụ làm chứng của những thành viên của một cơ quan lãnh sự. Nếu họ được mời đến làm chứng trong quá trình tiến hành một vụ tố tụng về tư pháp hoặc hành chính thì không được từ chối việc làm chứng. Tuy nhiên nếu một viên chức lãnh sự không chịu ra làm chứng, thì không được dùng biện pháp cưỡng chế hoặc áp dụng chế tài đối với người đó.

Vậy có thể thấy họ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp cả khi họ được mời đến làm chứng liên quan đến những vụ việc thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp. Những thành viên của một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp bằng chứng về các vấn đề có liên quan đến việc thừa hành chức năng của mình

hoặc phải cung cấp công văn, tài liệu có liên quan đến những vấn đề như vậy. Họ còn có quyền từ chối làm chứng với tư cách là chuyên viên về mặt pháp luật của nước cử lãnh sự. Những quy định này nhằm tạo điều kiện cho các nhân viên ngoại giao không phải tham gia vào những vấn đề ngoài nhiệm vụ được quốc gia mình giao cho.

2.1.1.2. .Miễn frừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào

Nội dung quyền này thể hiện nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì khồng có một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này. Điều 5 và Điều 6 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản cùa quốc gia quy định: Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài phập trước một tòa án nước ngoài theo những quy định của Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác, cụ thể là không thực thi quyền tài phán chống lại quốc gia khác trong một vụ kiện tại tòa án nước mình. Quyền miễn trừ về xét xử có thể thấy rõ qua các quy định của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, thông qua những quyền năng của người đại diện cho quốc gia tại nước sở tại. Trong các Công ước đều ghi rõ những quyền miễn trừ chỉ có được khi họ thực hiện những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ. Như Điều 31 Công ước có quy định: “Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của nước tỉếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính ” Đó là khi họ nhân danh quốc gia mình trong các mối quan hệ họ tham gia. Điều đó có nghĩa là bản thân quốc gia đó được hưởng quyền miễn trừ tư pháp nhung họ trao quyền này cho đại diện của quốc gia mình. Trong

trường hợp những viên chức ngoại giao tham gia vào những quan

hệ mang tính chất cá nhân thì họ không được hưởng quyền miễn trừ, đó là đương nhiên bởi khi đó không còn nhân danh nước cử viên chức ngoại giao. Cụ thể là trường hợp được quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều 31 Công ước:

“a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.

b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đi.

c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.”

Tại Điều 43 Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự cũng có quy định nội dung quyền miễn trừ tư pháp này: “sCảc viên chức ỉãnh sự và nhân viên lãnh sự không phải chịu sự tài phán của các nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của nước tiếp nhận lãnh sự về các hành động của mình trong khỉ thừa hành nhiệm vụ lãnh sự. ” Công ước có ghi rõ những viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ này khỉ họ “thừa hành nhiệm vụ ỉãnh sự’\ có nghĩa họ đại diện cho nhà nước cử lãnh sự. Vậy thực chất đây là quyền miễn trừ dành cho quốc gia cử lãnh sự. Điều đó cũng được thể hiện rõ trong quy định về những trường hợp không được miễn trừ, chính là khi những viên chức này tham gia vào các quan hệ mang tính chất cá nhân, cụ thể là: vụ tố tụng dân sự xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người của nước cử lãnh sự để ký két hoặc do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại đo tai nạn ô tô, tàu thuỷ hoặc máy bay xảy ra tại nước tiếp nhận lãnh sự.

Quyền miễn trừ về xét xử của quốc gia trong tư pháp quốc tế còn được thể hiện ở nhiều những quy định khác nhau như Điều 32, Điều 39, Điều 41, Điều 44... Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.

Việt Nam có quy định quyền miễn trừ xét xử của quốc gia khác rải rác tại các vần bản pháp luật. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993 có một số quy định về quyền miễn trừ tư pháp như tại khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh, "viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử vẻ hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chỉnh

Một phần của tài liệu Khóa luận quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w