THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÊ QUYÈN MIỄN TRỪ QƯÓC GIA TRONG TƯ PHÁP QƯÓC TÉ
3.2. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị về việc thực hiện quyền miễn trừ quéc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam
3.2.1. Thực tiễn áp dụng
Việt Nam khi tham gia các quan hệ quốc tếvẫn luôn đề cao và luôn nhấn mạnh ỵếu tố chủ quyền quốc gia. Với một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh hiện nay, Việt Nam đã có quy định về quyền miễn trừ của chính quốc gia khi quốc gia tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ chủ quyền quốc gia, và tạo chỗ đứng cho Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam vẫn được hưởng các quyền miễn trừ khỉ tham gia các quan hệ với các chủ thể khác của tư pháp quốc tế.
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang là vùng đất màu mỡ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam chấp nhận cho những nhà đầu tư này được hưởng nhiều un đãi để'thu được những lợi ích như vốn, phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, tạo điều kiện đễ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Những lợi ích khi Việt Nam nhận đầu tư của nước ngoài là tạo ra được cơ hội phát triển cho Việt Nam. Chính vì vậy ngày nay Việt Nam đã tham gia vào nhiều quan hệ tư pháp quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư.
Năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã ra công văn phế duyệt dự án điện BOT Phú Mỹ 2 “2. Với nội dung cụ thể là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ ký văn bản bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (GGƯ); cấp giấy phép đầu tư cho Tố hợp nhà thầu EDFI để thực hiện dự án nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2-2; Bộ Công nghiệp thay mặt Chính phủ ký hợp đồng BOT và thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với dự án theo quy định của Giấy phép đầu tư; ký văn bản Công nhận và Chấp thuận quyền của bên cho vay vổn (C&A); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ Quyết định số 849/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 num 2001 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện cam kết bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ cho dự án;
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ký chính thức hợp đồng thuê đất (LLA); Tổng công ty
Điện lực Việt Nam ký chính thức hợp đồng mua bán điện (PPA);
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ký chính thức hợp đồng mua bán khí (GSA) với nhà đầu tư; Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý về hồ sơ dự án; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ khí cho dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 theo hợp đồng, và tổ hợp nhà thầu đã trúng thầu dự án gồm EDF - Alsthom (Pháp) và TẹpcoSumitomo (Nhật Bản). Có thể thấy rằng Chính phủ Việt Nam là đại diện quốc gia Việt Nam tham gia quan hệ tư pháp quốc tếvới các nhà đầu tư trong dự án BOT Phú Mỹ 2 - 2 . Các bên có ký kết hợp đồng cụ thể, tuy các bộ, ngành thay mặt cho Chính phủ nhưng nếu khi xảy ra tranh chấp thì người chịu trách nhiệm với đối tác chắc chắn chỉ có thể là Chính phủ.
Không chỉ trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam còn ký kết hợp đồng với các chủ thể khác về các lĩnh vực khác, trong đó CẶ hợp đồng về công nghệ thông tin. Đó là hợp đồng Chính Phủ Việt Nam mua bản quyền phần mềm Microsoft Office của Hoa Kỳ.
Đây là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước - Doanh nghiệp. Thỏa thuận này bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm là: sử dụng các cồng cụ hiệu quả được ứng dụng trên toàn thế giới, xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử và kỹ năng kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách số và mở rộng khai thác các doanh nghiệp phần mềm địa phương. Hợp đồng này là một phần quan trọng trong thỏa thuận hợp tác Nhà nước - Doanh nghiệp nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển của một ngành kinh tế công nghệ thông tin và truyền thông năng động tại Việt Nam.
Những hợp đồng trên đã được ký kết và tạo đà cho sự tiếp cận với cách giao lưu kinh tế với quốc gia là một bên chủ thể trong thời kỳ ngày nay. Đó là những hợp đồng đánh dấu sự thành công của Việt Nam trong giao lưu kinh tế quốc tế. Với những hợp đồng này các bên đều có lợi và không hay nói đúng hơn là đến thời điểm này vẫn chưa có tranh chấp. Tuy nhiên cũng có những vụ việc mà Việt Nam bị các quốc gia khác không cho hưởng quyền miễn trừ dù Việt Nam có muốn từ bỏ hay không.
Có thể thấy điển hình là vụ việc tàu cần Giờ được rất
nhiều người biết đến. Vụ việc có nội dung tóm tắt như sau:
Năm 1999, một doanh nghiệp có tên là Mohamed Enterprises của Tanzania ký hợp đồng và thanh toán trước toàn bộ số tiền khoảng 1,4 triệu USD để mua 6.000 tấn gạo của Công ty Thanh Hòa ở Tiền Giang. Sau đó, Công ty Thanh Hòa đã thuê một tàu chở gạo để thực hiện hợp đồng trên. Nhưng con tàu mà Công ty Thanh Hòa thuê lại là một con tàu “ma”, trên đường chở gạo đã trốn bặt tăm. Không nhận được gạo, Cồng ty Mohamed
Enterprises đã khởi kiện đối tác của Việt Nam... Sự việc cứ kéo dài không được xử lý dứt điểm. Bốn năm sau (2003), tàu Sài Gòn của Công ty SE A Saigon cập cảng Tanzania đã bị bắt giữ làm con tin nhằm tạo áp lực buộc phía Việt Nam thanh toán số nợ năm 1999. Ngày 22/7/2005, Tòa án Tanzania tuyên phạt phía Việt Nam gần 2 triệu USD bao gồm tiền bồi thường thiệt hại từ họrp đồng gạo với Công ty Mohamed Enterprises và tiền lãi phát sinh. Phán quyết ghi rõ, Ctyính phủ Việt Nam là bị đơn thứ 12 của vụ án. Theo tòa án, quyền miễn trừ tư pháp của nhà nước Việt Nam trong trường hợp này không tuyệt đối vì Chính phủ Việt Nam đã tham gia tích cực vào các giai đoạn của việc thực hiện hợp đồng. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam không được hưởng quyền miễn trừ xét xử. về phía Việt Nam, quan điểm của Việt Nam được thể hiện nhất quán là việc Toà án Tanzania bắt giữ tàu Cần Giờ, coi Chính phủ Việt Nam là bị đơn trong vụ tranh chấp thương mại trên là hoàn toàn vô căn cứ, không phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên dù
Tanzania có lý hay không có lý thì Chính phủ Việt Nam cũng đã bị Tanzania đưa vào danh sách bị đơn và yêu cầu bồi thường.
Qua vụ việc này, Việt Nam và Tanzania thể hiện quan điểm của mình về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế. Đây là một bài học để Việt Nam chủ động tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế và việc chủ động ký kết các điều ước quốc tế đế quốc gia khác công nhận quyền miễn trừ của Việt Nam.
3,2.2. Một Số kiến nghị và giải pháp trong việc thực hiện và xây dựng pháp luật về quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt
Nam
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong giới hận của mình và việc thể hiện quan điểm quyền miễn trừ của quốc gia Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam chưa có luật về quyền miễn trừ của quốc gia và pháp luật hiện hành cũng không có quy phạm nào quy định trực tiếp về quyền này. Trước đây Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và Nghị định số 60/CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có quy định về quyền miễn trừ của nhà riước nước ngoài và ngưòi được hưởng quy chế ngoại giao. Tuy nhiên những văn bản này đều đã hết hiệu lực pháp luật do được thay thế bằng các văn bản khác. Tuy nhiên cạc văn bản thay thế không quy định cụ thể về quyền miễn trừ của quốc gia trong tư *pháp quốc tế. Các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại quy định quyền miễn trừ của nhân viên ngoại giao và lãnh sự. Tuy nhiên để tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án Việt Nam trong việc thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự có liên quan đến nhà nước nước ngoài chúng ta nên quy định rõ ràng về quyền miễn trừ của quốc gia. Một số nước cũng đã có luật riêng để quy định về quyền miễn trừ quốc gia như Luật về quyền miễn trừ dành cho quốc gia nước ngoài 1976 ở Mỹ, Luật của Anh 1978, Singapore 1979, Pakistan 1981,
Canada 1982, Australia 1985...
Thứ hai, pháp luật Việt Nam nên có những quy định về quyền miễn trừ của các quốc gia nước ngoài cũng chỉ là tương đối trong những trường họp nhất định. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì không có sự vật, sự việc nào tuyệt đối, tất cả mọi thứ xét trong các mối quan hệ thì đều chỉ mang tính chất tương đối. Thực tiễn đời sống pháp lý quốc tế cho thấy, nếu chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối của quốc gia sẽ có những trường hợp không bảo vệ
được một cách hữu hiệu lợi ích của các pháp nhân và thể nhân
của quốc gia đó khi tham gia vào quan hệ dân sự với một quốc gia khác và ngược lại, quốc gia chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối sẽ bất lợi khi tham gia vào mối quan hệ dân sự với quốc gia hay pháp nhân, thể nhân của quốc gia chấp nhận Thuyết quyền miễn trừ tương đối. Chính vì vậy, chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tương đối cả về lý luận lẫn quy định trong pháp luật thực định là xu thế không thể đảo ngược của tư pháp quốc tế. Thực tiễn đời sống pháp lý Việt Nam cũng cho thấy việc coi thuyết miễn trừ tương đối là trái với các
nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế hay của tư pháp quốc tế là thiếu thuyết phục. Và thực tế thì nếu quy định quyền miễn trừ tuyệt đối cho các quốc gia nước ngoài thì sẽ không có lợi cho nhà nước Việt nam và đặc biệt là các thể nhân, pháp nhân Việt Nam trong quan hệ tư pháp quốc tế. Đây là cái cá để Nhà nuớc nước ngoài không tuân thủ một số nghỊa vụ của họ. Ví dụ: nhà nước nước ngoài thuê công dân Việt Nam
hoặéthuê pháp nhan Việt Nam thực hiện một cồng việc sau đó vi phạm về nghĩa vụ trả lương hay đóng bảo hiểm thì rõ ràng công dân Việt Nam hay pháp nhân Việt Nam không thể được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình vi nhà nước nước ngoài hưởng quyền miễn trừ trong mọi trường hợp. Do đó cần xem xét lại cách nhìn nhận khái niệm quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế cho phù hợp vơi thực tiễn.
Thử ba, Việt Nam nên chủ động tham gia vào các điều ước quốc tế có quy định về quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Sự kiện này đã mở ra cánh cửa để Việt Nam bước ra và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập kinh tế quốc tế và làn sóng đầu tư ngày càng tăng cao đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới về pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp đồng BOT (Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp). Với mục đính tạo một khung pháp lý vững chắc cho hoạt động đầu tư phù hợp với tiêu chuẩn thể giới, Việt Nam đã ký và tham gia rất nhiều thỏa
thuận song phương và đa phương về đầu tư, ví dụ như những hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư với 46 nước và vùng lãnh thổ, Hiệp định khung ASEAN về đầu tư (AIA), Hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ trong đó có nói đến đặc quyền về đầu tư, Hiệp ước thành lập cơ quan bảo đảm đầu tư đa
phương (MIGA) và các hiệp định đầu tư quốc tế có liên quan.
Tuy nhiên một công ước rất quan trọng về đầu tư, công ước quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và công dân của nước thành viên khác, đó là Công ước Washington năm 1965, Việt Nam chưa tham gia công ước này. Đen năm 2010 thì Việt Nam vẫn chỉ trơng quá trình chuẩn bị thủ tục và vận động để tham gia công ước. Tham gia Công ước Washington sẽ làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn bởi hiện tại chưa có quy định cụ thể nào về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài, trừ lĩnh vực đầu tư theo hình thức BOy. Tuy nhiên để tránh “quả búa tạ” ICSID, việc đầu tiên là phải phòng thủ từ xa ngay, từ khi ký các hiệp định thương mại, đừng nên để nhũng cái bẫy không đáng có, đến khi vào thực tế, Chính phủ mới “ngã ngửa”. Đe làm điều này, nên để ý định nghĩa của từ “đầu tư” trong các hiệp định
thương mại sao cho chúng không quá rộng. Thứ hai là phải rất giỏi về luật và nắm vững nội dung các hiệp định thương mại khi chấp thuận hay từ chối một dự án đầu tư, đấu thầu hay chuyển giao công nghệ, vì một dự án khi đã chấp thuận rất khó rút lại, hay một hợp đồng đã ký kết hay “được coi như đã ký”
rất khó chấm dứt. Thứ ba là cần cải cách hành chính theo hướng minh bạch và công bằng ở mọi ngành, mọi cấp, vì không ai có thể biết được lúc nào Chính phủ sẽ bị vạ lây (do bị khởi kiện ra ICSID) từ hành vi của một cơ quan nhà nước. Thứ tư là khi xảy ra tranh chấp, Chính phủ phải lôi kéo về phía mình một số tập đoàn đa quốc gia làm “đồng minh”, vì họ sẽ là những tiếng nói có trọng lượng chống lại phía khiếu kiện - là những tập đoàn đa quốc gia khác. Các tập đoàn đa quốc gia không phải lúc nào cũng có lợi ích giống nhau. Việc khai thác
mâu thuẫn hay tìm điểm tương đồng về lợi ích là một trong những kỹ năng mà các chuyên viên của Chính phủ cần có.
Khóa luận tốt nshiêv
Trần Thi Kim Huê
Cuối cùng, nên quan tâm đến vai trò của luật sư trong các phiên hòa giải và tranh chấp. Thật ra, luật sư không chỉ là những người cung cấp tri thức về luật, mà còn là những “quân sư” hoạch định chiến lược và rứiững “cầu nối văn hóa” khi hai bên chưa hiểu nhau. Nhiều khi tranh chấp phát sinh do nhà đầu tư chưa hiểu về văn hóa Việt Nam, hơn là do khó khăn từ phía Nhà nước Việt. Đe đảm bảo cho quyền miễn trừ của chính quốc gia Việt Nam được thực hiện nghiêm túc thì Việt Nam cần phải cố gắng han nữa trong tiến trình hội nhập, trước hết là hội nhập pháp luật.