TƯ PHÁP QUỐC TẾ
2) Nếu vụ tranh chấp đó không thể giải quyểt được như vậy trong vòng
2.2. Quyền miễn trừ tàỉ sản của quốc gia trong tư pháp quốc tế
Một trong những nội dung quan trọng mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là quan hệ tài sản. Và mối quan hệ về tài sản này cũng phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân khi tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế, trong đó có cả quan hệ giữa quốc gia với các chủ thể khác. Tuy nhiên khi quốc gia đem tài sản của mình để giao dịch thì các nhà nước lại đượcựiưởng quyền miễn trừ đối với những tài sản này.
Điều 21 Công ước về miễn trừ tài phán và tài sản của quốc gia có liệt kê các loại tài sản của nhà nước được hưởng quyền miễn trừ như sau:
- Tài sản, bao gồm cả các tài khoản ngân hàng, được sử dụng hoặc dự định để sử dụng trong việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao của Nhà nước hoặc lấnh sự nước đó;
- Tài sản của một nhân vật quân sự hoặc sử dụng hoặc
dự định để sử dụng trong các hoạt động theo chức năng của quân đội;
- Tài sản của các ngân hằng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ khác của Nhà nước;
“Tài sản hình thành một phần của di sản văn hóa của Nhà nước hoặc một phần của tài liệu lưu trữ nó và không được đặt hoặc dự định được đưa ra bán;
“Tài sản hình thành một phần của một cuộc triển lãm của các đối tượng, văn hóa, lịch sử và khoa học quan tâm không được đặt hoặc dự định được đưa ra bán.
' ** Ắ Ẩ Ắ QUYỀN miên trừ quoc gia trong tự pháp quoc te
Điều 34 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có quy định: “Viên chức ngoại gỉao được miễn mọi thứ thuế và lệ phỉ của nhà nước, khu vực hay thành phố đánh vào người hoặc hiện vật. ” Trừ các loại thuế như: Thuế gián thu, là thuế thông thường vẫn được tính gộp vào giá hàng hoá hoặc công dịch vụ; thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao không sở hữu bất động sản đó trên danh nghĩa nước cử đi để phục vụ cho cơ quan đại diện;
thuế và lệ phí thừa kế do nước tiếp nhận thu, trừ những quy định nêu ở Đoạn 4 của Điều 39; Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập tư nhân có nguồn gốc ở nước tiếp nhận và thuế đánh vào vốn đầu tư các cơ sở thương mại đóng tại nước tiếp nhận; thuế và lệ phí thu về việc trả công các dịch vụ cụ thể;... Vậy thì những trường hợp được miễn thuế ở đây chính là những trường hợp viên chức ngoại giao trong quan hệ vớỉ nước sở tại khi đại diện ctyp nhà nước cử đi. Điều đó có nghĩa là nhà nước đó có quyền miễn trừ đối với tài sản .của mình.
Quyền miễn trừ tài sản của quốc gia cũng được pháp luật của rất nhiều nước quy định. Luật miễn trừ nhà nước của Hoa Kỳ tại Điều 1609 cũng khẳng định quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia nước ngoài. Pháp luật của nước Cộng hòa Liên bang Nga, của Vương quốc Anh cũng khẳng định quyền này. Quyền miễn trừ về tài sản là một nội dung không thể tách rời của quyền miễn trừ của quốc gia và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ hữu hiệu lợi ích của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Các quốc gia sử dụng quyền miễn trừ của mình dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Vì tài sản quốc gia được hưởng quyền miễn trừ nên nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào quốc gia họ nhưng họ có lợi thế về mặt chủ quyền chính vì vậy đôi khi tài
sản của những nhà đầu tư bị qụốc hữu hóa mà quốc gia không sợ bị xét xử hay cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
Việt Nam quy định quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia khác tại Hiến pháp. Điều 23 có quy định: “Tài sản hợp pháp của cả nhân, tổ chức không bị
Khỏa luân tốt nơ hiên Trần Thỉ Kim Huệ
quốc hữu hoả. ” Và Điều 25 quy định cụ thể hơn: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cả nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Vỉệt Nam, pháp luật và thông ỉệ quốc tế bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền ỉợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp cỏ vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá Như vậy có thể thấy pháp luật Việt Nam công nhận quyền miễn trừ của quốc gia khác trong các quan hệ với Việt Nam, trong đó có các quan hệ trong tư pháp quốc tế. Và Việt Nam cũng tự khẳng định quyền miễn trừ của mình trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật quốc gia như Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị định số 138/2006/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài... Nghị định số 60/CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tuy đã hết hỉêu lưc nhưng ý chí của pháp luật về quyền miễn trừ về tài sản của CỊUỐCgia Việt Nam được thể hiện trong đó rất rõ ràng và có ý nghĩa cho những văn bản pháp luật về sau. Tại Điều 9 quy định về quyền sở hữu tài sản, Khoản 4 ghi nhận quyền miễn trừ đối với tài sản của Việt Nam như sau: “Tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng quyền miễn trừ tư pháp; nếu sử dụng vào mục đỉch kỉnh doanh thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. ” Theo suy luận logic thì Việt Nam công nhận cùng là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng những tài sản mà quốc gia Việt Nam đem vào sử dụng vơi mục đích kinh doanh thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Như vậy có thể thấy Việt Nam cũng đã từ bỏ quyền miễn trừ đối với tài sản của mình trong trường hợp tài sản được đưa vào kinh doanh.
2,2.2. Quyền miễn trừ tài sản của quồc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
i
\
Ngày nay khi các quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào các quan hệ tư pháp quốc tế thì vấn đề nảy sinh là các quan hệ liên quan đến tài sản quốc gia sẽ được xử lý như thế nào nếu tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối?
Làm sao để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ vơi quốc gia? Khi xem xét về vấn đề này các quốc gia đã đi đến các thỏa thuận và sau quá trình thực hiện thì đi đến ký kết các điều ước quốc tế quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác trong quan hệ tư pháp quốc tế. Đê bảo vệ quyền lợi của đối tác, các quốc gia đã từ bỏ một số quyền miễn trừ của mình để tạo lòng tin và cơ sở pháp lý vững chắc cho chủ thể tham gia quan hệ với mình. Các quốc gia đã từ bỏ quyền miễn trừ của mình ở rất nhiều các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, dầu khí, hàng không,... Sự từ bỏ đó được thể hiện ở các điều ước quốc tế.
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì các quốc gia bị khiếu nại có thể phải bồi thường cho quốc gia khiếu nại theo rất nhiều cách. Có thể bồi thường bằng cách nước bị khiếu nại dành cho nước khiếu nại ưu đãi đối với những mặt hàng và lĩnh vực khác ở mức độ tương đương với thiệt hại đã gây ra do nước bị khỉếu nại vi phạm một hiệp định của WTO.
Mặt hàng nào, lĩnh vực nào hoặc mức độ bao nhiêu sẽ do hai nước tự thỏa thuận. Từ quy định của WTO cho thấy rằng, bất cứ quốc gia thua kiện nào cũng có thể phải đem tài sản của mình ra để đền bù cho quốc gia khác nếu họ vi phạm các quy định về thương mại quốc tế. Tuy các quốc gia hoàn toàn có quyền chủ động trong việc bồi thường, và nguyên tắc theo quy định của WTO là bồi thường trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc nên dù quốc gia bị thua kiện có bi bắt buộc phải bồi thường cho quốc
gia thắng kiện một khoản tiền nhất định thì họ cũng vẫn được quyền chủ động và đôi khi việc giải quyết tranh chấp không hiệu quả.
Và theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ thì tại Điều 4 về giải quyết tranh chấp tại Khoản 6 và Khoản 7 có quy định về việc đền bù khi có tranh chấp giữa nhà đầu tư và một bên ký kết hiệp định như sau:
‘Trong bất kỳ quá trình tố tụng nào liên quan đến tranh chấp đầu tư, một bên không được viện cớ rằng, việc đền bù hoặc bồi thường toàn bộ hoặc một phần các thiệt hại đã được nhận hoặc sẽ được nhận theo một hợp đồng bảo hiểm hoặc họrp đồng bảo lãnh để bào chữa, kiện ngược, bù trừ nợ hoặc vì bất kỳ lý do nào khác”. Việt Nam là một bên của hiệp định chính vì vậy có thể phát sinh tranh chấp với nhà đầu tư Hoa Kỳ và khi đó Việt Nam phải bồi thường cho nhà đầu tư bình thường như các chủ thể khác. Để đảm bảo việc đầu tư có hiệu quả thì Việt Nam và Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại này đều từ bỏ quyền miễn trừ về tài sản của mình. Và việc từ bỏ này phải dứt khoát, nhất định phải thực hiện, do khi có tranh chấp và đã được giải quyết theo sự lưa chọn của các bên thì phán quyết đó mang tính chất chung thẩm. “Bất kỳ phán quyết trọng tài nào được đứa ra theo quy định của Chương này đều là chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp. Mỗi bên thực hiện không chậm trễ các quy định của phán quyết đó và thi hành phán quyết đó trên lãnh thổ nước mình. Việc thi hành phán quyết trọng tài được đưa ra trên lãnh thổ của mỗi bên do luật quốc gia của bên đó điều chỉnh”.
Tại Việt Nam, như vừa nêu ở trên cũng đã từ bỏ quyền miễn trừ về tài sản tại Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Việt Nam từ bỏ quyền tài sản của mình với tất cả các loại tài sản và với tất cả các chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế. Có những loại tài sản mà Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ quyền miễn trừ trong tư pháp quốc tế như là đẩt đai. Việt Nam chấp nhận từ bỏ
quyền miễn trừ đối với các loại tài sản khác như vốn đầu tư, hay các loại tài sản ở nước ngoài trong một số Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với một số nước trên thế giới.
CHƯƠNG 3.