THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÊ QUYÈN MIỄN TRỪ QƯÓC GIA TRONG TƯ PHÁP QƯÓC TÉ
3.1. Thực tiễn áp dụng ở một sổ nước
Mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau về quyền miễn trừ của quốc gia trong các mối quan hệ tư pháp quốc tế. Có nhiều cách thức để thể hiện quan điểm của quốc gia mình về quyền miễn trừ này như việc tự quốc gia thực hiện quyền miễn trừ của mình hay việc tôn trọng và thực hiện quyền miễn trừ của quốc gia khác. Và những hình thức đó đều thể hiện rõ nhất thông qua các hành động thực tiễn của các quốc gia. Trên thế giới các quốc gia thường thực hiện quyền miễn trừ của mình bằng việc quốc hữu hóa tài sản của cá nhân, tổ chức của quốc gia khác, hay việc chấp nhận cho cá nhân, tổ chức khác kiện
quốc gia minh và thực hiện các phán quyết của tòa án nước ngoài đối với
Khỏa luận tốt ngỉtỉệp
phần bản án liên quan đến quốc gia... Có thể nêu ra các ví dụ điển hình trên thực té như sau:
về hành vi quốc hữu hóa, các quốc gia thường được biện minh bằng học thuyết được công pháp quốc tếgọi là học thuyết
“hành vi quốc gia” (The acts of state doctrine), theo nội dung của học thuyết này thì các quốc gia có chủ quyền đựợc toàn quyền hành động trên phạm vi lãnh thổ của mình mà không bị xét xử bởi một tòa án của quốc gia khác. Đây là một hình thức đặc quyền dành cho quốc gia (immunity of State). Và đó chính là quyền miễn trừ của quốc gia trong các quan hệ tư pháp quốc tế. Khi quốc gia quốc hữu hóa tài sản của cá nhân, tổ chức của quốc gia khác vì bản thân quốc gia đã được hưởng quyền miễn trừ chính vì vậy tổ chức, cá nhân có tài sản bị quốc hữu hóa không thể kiện quốc gia đó ra bất cứ tòa án của quốc gia nào. Trường hợp điển hình và cũng là tiền lệ để các quốc gia xậc định quyền miễn trừ của quốc gia mình là vụ kiện: Banco Nacional ắé Banco kiện Sabbatino (năm 1964). Vụ kiện này phát sinh khi Chính phủ Cuba quốc hữu ‘hóa mà không bồi thường cho một công ty đường do nhiều công dân Hoa Kỳ đầu tư. Mặc dù nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chịu tổn thất lớn vì mất vốn đầu tư vào nhà máy đường bị Chính phủ Cuba quốc hữu hóa, nhưng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã chấp nhận quyền miễn trừ trong tư pháp quốc tế của quốc gia Cuba để bác đơn kỉện Chính phủ Cuba của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Vụ kiện này nổi tiếng vì sự độc đáo của nó thể hiện ở chỗ: một học thuyết pháp lý trong công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế đấ được khai sinh từ một phán quyết của Tòa án một quổc gia, và việc Hoa Kỳ đã hy sinh quyền lợi của công dân mình để tạo ra một cơ sở pháp lý để bảo vệ cho chính Hoa Kỳ trong mối quan hệ với các nhà đầu tu của các quốc gia khác.
Tuy việc quốc hữu hóa chỉ đem đến những lợi ích trước mắt chứ không phải biện pháp để ổn định kinh tế của quốc gia đó một cách lâu dài, đặc biệt việc quốc hữu hóa tài sản của cá nhân, tổ chức của quốc gia khác nhưng không chỉ Chính phủ
Cuba mà còn nhiều quốc gia khác cũng hành động như
vậy. Mới đây, Chính phủ Venezuela đã tịch thu tài sản, quốc hữu hóa 39 công ty dầu ĨĨ1Ỏ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi nước này thông qua đạo luật cho phép chính phủ kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp “vàng đen”. Venezuela tuyên bố tài sản của 39 công ty tư nhân và nước ngoài bị tịch thu từ nay sẽ thuộc sở hữu của nhà nước Venezuela. Các công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ bị Chính phủ Venezuela quốc hữu hóa trong những năm vừa qua đa số các trường hợp bị tịch thu mà chủ sở hữu không được bồi thường.
Dưới góc độ chủ quyền quốc gia được pháp luật quốc tế thừa nhận, có nhiều lý do để biện minh cho hành động quốc hữu hóa nhưng dù thé nào đi chăng nữa, trong một thế giới toàn cầu hóa về hợp tác thương mại và đầu tư, hành vi quốc hữu hóa vốn đầu tư nước ngoài có thể mang lại những hệ quả không mong đợi về mặt chính trị, nhất là trong trường hợp nhà đầu tư có vốn bị quốc hữu hóa là công dân của một quốc gia^không có mối quan hệ hữu hảo với quốc gia đã có hành vi quốc hữu hóa.
Những trường họrp trên là quốc gia thực hiện quyền miễn trừ trong tư pháp quốc tếcủa quốc gia mình. Còn nhiều quốc gia khi từ bỏ quyền miễn trừ này cũng bị dính vào những vụ kiện tụng mà quốc gia chính là bị đơn trực tiếp. Những vụ kiện như thế ngày càng nhiều trên thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng,...
Pakistan hiện đang bị ba nhà đầu tư nước ngoài kiện tại ICSID, với mức yêu cầu bồi thường lên tới 1 tỉ đô la. Vụ thứ nhất là của Công ty Kiểm định Thụy Sỹ SGS đòi Pakistan bồi thường hơn 120 triệu đô la do chấm dứt trước thời hạn hợp đồng dịch vụ kiểm định tàu thủy, một hành vi bị coi như vi phạm Hiệp định Thương mại Pakistan - Thụy Sỹ 1996. Vụ thứ hai là của Công ty Xây dựng Italia Impregilo, tham gia xây dựng đập thủy điện Ghazi Barotha, đòi bồi thường 450 triệu đô la.
Dựa vào Hiệp định thương mại Pakistan - Italia, Impregilo cho rằng Cơ quan Phát triển nước và năng lượng Pakistan đã vi
phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ hợp đồng. Công ty Thổ Nhĩ Kỳ Bayinder cũng có khiếu kiện tương tự về gian lận trong đấu thầu xây dựng xa lộ.
Trong một vụ trọng tài tranh chấp về đầu tư, Chính phủ Cộng hòa Séc đã bị Tập đoàn Central European Media kiện ra ICSID do Central European Media cho rằng ủy ban Truyền hình Séc đã tước đoạt quyền đầu tư của Central European Media vào Đài Truyền hình TV Nova của Cộng hòa Séc, đối xử bất bình đẳng và không bảo vệ quyền đầu tư của Central European Media.
Chính phủ Séc buộc phải bồi thường 353 triệu đô la cho tập đoàn Central European Media của Hà Lan, do vi phạm Hiệp định thương mại Hà Lan - Séc. Trên đà thắng lợi của vụ kiện
Central European Media, Saluka Investments, một công ty con của tập đoàn tài chính Nomura của Nhật Bản, đã đưa Cộng hòa Séc ra trọng tài ICSID, đòi bồi thường 1 tỉ đô la, do bị phân biệt đối xử trong đầu tư vào ngân hàng quốc đỏanh đã cổ phần hóa IPB.
Đa số các quốc gia bị kiện do vi phạm những quy định về pháp luật đầu tư. Và những vụ kiện đó liên quan đến ché ậộ
đãi ngộ dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Khi cảm thấy quyền lợi của mình bị vi pliạm, các nhà đầu tư đều có thể đưa nhà nước nhận đầu tư ra ICSĨD để giải quyết. Việc này ảnh hưởng đến uy tín và chủ quyền quốc gia, tuy nhiên đã chấp nhận tham gia quan hệ kinh tế, có lợi nhuận, đạt được những lợi ích xã hội, văn hóa và phát triển kinh tế thì đôi khi quốc gia cũng phải chấp nhận rủi ro như các chủ thể khác.
Không chỉ trong khuôn khổ ICSĨD các quốc gia mói bị đưa ra kiện trong các vụ tranh chấp với công dân nước khác mà không khuôn khổ WTO rất nhiều quốc gia đã và đang là bị đom trong các vụ kiện với một bên nguyên đơn chủ yếu là các công ty lớn.
Tháng 2-2005, WTO đã thành lập hai uỷ ban điều tra vụ Canada cùng với Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt trả đũa việc EƯ cấm nhập khẩu thịt bò có hoóc-môn và vụ tranh chấp thương mại giữa EU và Mỹ về luật miễn thuế xuất khẩu của Mỹ.
EU muốn WTO buộc Mỹ và Canada phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với lý đo việc trừng phạt là không có cơ sở vì EƯ cấm
nhập khẩu thịt bò có hoóc-môn là hoàn toàn tuân theo quy định của WTO. Một ủy ban của WTO sẽ điều tra xem liệu Chính phủ Mỹ có tuân thủ đầy đủ
Khỏa luận tốt nghỉệp
phán quyết của WTO yêu cầu Mỹ hủy bỏ luật miễn thuế cho các công ty xuất khẩu của Mỹ hoạt động ở nước ngoài (hay còn gọi là luật FSC) EU lo ngại rằng để thay thế luật FSC đã bị hủy bỏ, Chính phủ Mỹ sẽ viện trợ các công ty xuất khẩu hoặc tiếp tục miễn thuế cho các công ty này trong giai đoạn chuyển tiếp, đến năm 2006. Trước đó, tháng 2-2002, WTO đã phán quyết luật FSC của Mỹ là bất hợp pháp và cho phép EƯ ban hành các biện pháp trùng phạt trị giá tới bốn tỷ USD đánh vào hàng hóa Mỹ. Tháng 1-2005, Eư đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi Nghị viện Mỹ hủy bỏ FSC, nhưng vẫn cảnh báo sẽ tiếp tục áp dụng lại các biện pháp trừng phạt này nếu WTO kết luận Mỹ không tuân thủ đầy đủ phán quyết của WTO.
Liên quan phán quyết của WTO, tháng 8-2004, WTO đã phán quyết rằng EU trợ giá xuất khẩu đường là bất hợp pháp và trái với những quy định của WTO. Phán quyết này được xem là thắn^
lợi lớn của Brazil, Thái-lan và Australia, ba nước kiện lên WTO các chỉnh sách của EU về trợ giá xuất khẩu đường. WTO cho biết trung bình mỗi năm EƯ xuất khẩu năm triệu tấn đường được trợ giá ra thị trường thế gỉới. Việc EU dùng một khoản tiền lớn để trợ giá cho nông dân sản xuất đường và bán đường với giá thấp trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đối với thị trường và gây thiệt hại cho các nước khác.
Mới đây, WTO đã ra phán quyết cuối cùng khẳng định ủng hộ bản án sơ thẩm nghiêng về phía Brazil trong vụ kiện bông hồi tháng 9-2004. ủy ban giải quyết tranh chấp của WTO khẳng định việc Mỹ trợ giá cho ngành sản xuất bông trong nước là bất hơp pháp và vi phạm các quy định thưcmg mại của WTO. Tổ chức OXFam ước tính, mỗi năm ngành sản xuất bông ở Mỹ được trợ cấp tới 3,2 tỷ USD và trợ giá xuất khẩu 1,6 tỷ USD. Các nước sản xuất bông miền nam châu Phi cảnh báo họ không thể cạnh tranh với Mỹ do giá bông trên thị trường thế giới đang thấp một cách giả tạo.Thắng lợi của Brazil tiếp theo thắng lợi của EƯ trong vụ kiện đường sẽ mở đường cho các nước khác
"dũng cảm" theo kiện Mỹ khi có tranh chấp thương mại.