TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. LL3. Quyền mịễn trừ trong việc thỉ hành phản quyết của tòa án nưởc ngoài
Quyền này có nghĩa là quốc gia được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ỷ cho các tổ^hức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia, đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thi bản án của tòa án nước ngoàỉ đó cũng phải đưực quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng. Điều 19 Công ước của liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưởng chế nào sau khỉ có phản quyết của tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trải pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài... ” Tại Khoản 4 Điều
32 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có quy định:
“Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vụ kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đổi với những biện pháp thi hành án. về việc này cản phải có sự từ bỏ riêng. ”
Các quốc gia đã công nhận quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế thì đều công nhận trong các quyền đó bao gồm cả quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của tòa án. Nếu áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với một quốc gia thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền của quốc gia đó. Như vậy không còn có sự bình đẳng và tôn trọng chủ quyền. Chính vì vậy việc dành cho quốc gia khác hưởng quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành phán quyết của tòa án là hoàn toàn hợp với những nguyên tắc cơ bản của cả công pháp và tư pháp quốc tế.
Quyền miễn trừ được pháp luật Việt Nam quy định cho các nhân viên ngoại giao và nhân viên lãnh sự không chỉ có quyền miễn trừ xét xử mà còn bao gồm cả quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án. Tại khoản 4 Điều 2 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Qả nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng các quyền UU đặi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền mi đãi,
miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỷ kết hoặc gia nhập thì vụ việc dân sự cỏ liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đổ được giải quyết bằng con đường ngoại giao ”, Giống như các quốc gia khác trên thế giới Việt Nam công nhận quyền miễn trừ của quốc gia khác trong tư pháp quốc tế. Và điều này nhằm tạo nên sự công bằng về chủ quyền, cũng để mong các quốc gia khác có sự tôn trọng quyền miễn trừ của quốc gia Việt Nam. Cụ thể tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tồ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993 quy định: “vỉên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành ản
2.1.2, Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Các quốc gia với tư cách là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế được hưởng những ưu đãi khi tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế. Nhưng đôi khi họ từ bỏ quyền này để đạt được những lợi ích mong muốn của mình ở các lĩnh vực khác. Ngày nay các quốc gia tham gia càng nhiều vào các quan hệ tư pháp quốc tế, họ vẫn được hưởng quyền miễn trừ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật như vốn đó là một quyền tự nhiên.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay pháp luật vẫn quy định cho quốc gia đầy đủ những quyền miễn trừ như ban đầu, còn việc quốc gia từ bỏ hay không là hoàn toàn tự nguyện. Họ vẫn sẽ được hưởng quyền này đầy đủ trừ khi họ thể hiện rõ ý chí của mình về sự từ bỏ quyền của mình. Những lý do khiến các quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ rất nhiều song đa số họ đều hướng đến lợi ích kinh tế khi cân nhắc từ bỏ quyền của mình.
Và khi đã từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp trong các quan hệ quốc tế thì các quốc gia sẽ ngang hàng với CẶC chủ thể khác trong mối quan hệ với mình. Việc từ bỏ quyền này được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy điểm khác biệt giữa quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế thời kỳ hội nhập quốc tế ngày nay và quyền miễn trừ tuyệt đối của quốc gia trong tư pháp quốc tế khác nhau ở điểm cơ bản nhất đó chính là sự tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ của mình.
Pháp luật quốc tế công nhận sự từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia nếu quốc gia đó có ý định từ bỏ quyền của mình. Điều này được quy định tại Điều 32 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. Khoản 1 Điều 32 có ghi rõ: “Nước cử đi cỏ thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và của những người được quyền mỉễn trừ theo Điều 37. ” Và để từ bỏ thì quốc gia phải thể hiện ý chí của mình ra bên ngoài để các chủ thể khác có thể xác định và có cơ sở vững chắc khi xảy ra tranh chấp. Cho
nên việc từ bỏ quyền miễn trừ, các quốc gia phải thể hiện rõ ràng, có thể bằng văn bản hoặc tuyên bố với sự công nhận của các chủ thể khác. Khi một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 37 cuả
Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viện dẫn quyền miễn trừ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước. Như vậy pháp luật đã quy định rõ quyền của quốc gia là được từ bỏ quyền miễn trừ của mình tuy nhiên cũng phải có chừng mực và theo đúng thông lệ quốc tế.
Có thể thấy Công ước Washington năm 1965 về việc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của quốc gia khác là một điển hình của việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ của mình khi tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế.
Ngày 14/10/1966, 30 ngày sau khi văn bản phê chuẩn thứ 20 được nộp cho Ngân hàng thế giới, Công ước ICSID đã chính thức có hiệu lực. Đến nay, Công ước này đã được khoảng 135 quốc gia phê chuẩn. Cùng với hoạt động của Trung tâm ICSID, năm 1976 các quốc gia ký kết đã thông qua Cơ chế phụ trợ của Trung tâm và ban hành bộụquy tắc tạo điều kiện thuận lợi bổ sung, cho phép Ban thư ký ICSID gíắi quyết các tranh chấp trong đó một bên không phải là thành viên Công ưởc ICSID.
Mục đích chủ yếu của Công ước là nhằm thiét lập ICSID - một cơ chế hòa giải và trọng tài thường trực bên cạnh WB - có chức năng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa cơ quan nhà nước của một bên ký kết và nhà đầu tư của bên ký kết khác.
Thủ tục tố tụng không nhất thiết phải tiến hành ở trụ sở chính của Trung tâm tại Washington. Thỏa thuận giữa các chính phủ về việc đưa tranh chấp đầu tư ra trọng tài ICSID có thể tìm thấy trong các hợp đồng đầu tư giữa các chính phủ và nhà đầu tư, cũng như trong các hiệp định đầu tư song phương.
Những quốc gia tham gia công ước này đều phải chấp nhận từ bỏ quyền miễn trừ của mình để ngang hàng với các nhà đầu tư trong các quan hệ về đầu tư.
Tại Khoản 2 Điều 1 Công ước Washington 1965 có quy định: “Mục đích của Trung tâm sẽ được cung cấp cơ sở cho hòa giải và trọng tài các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia ký kết và công dân của nước kỷ kết khác theo quy định của Công ước này. ” Khi quốc gia gia tham gia Công ước
Washington năm 1965 có nghĩa là đồng ý cho công dân nước khác kiện mình ra Trung tâm. Như vậy có nghĩa quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ của mình khi tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế.
Các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu như: Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland ngày 01 tháng 8 năm 2002 về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 26 tháng 5 năm 1992, Hiệp định giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ liên bang Thụy Sỹ ngày 3 tháng 7 năm 1992 về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau, Việt Nam còn ký rất nhiều hiệp định với các quốc gia như: Australia, Thái Lan, Italia, Malaysia... Trong các hiệp định đều quy định chính sách ưu đãi của nhà nước Việt Nam dàrứ^cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tại Điều 8 Hiệp định khuyến khích và bảo hậ đầu tư lẫn nhau giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Phần Lan quy định tranh chấp giữa nhà đầu tư và một bên ký kết như sau:
“ 1) Bất cứ tranh chấp nào phát sình giữa một bên ký kết và nhà đầu tư của bên kỷ kết liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này nếu có thể sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.