8. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.5.1. Về tình hình kinh tế tại xã Long Xuyên [43]
Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 339,2 tỷ đồng tăng 11,5%, trong đó:
giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 16,2%; giá trị sản xuất xuất nông nghiệp tăng 4,5%; thương mại, dịch vụ tăng 12,7%.
1.5.2. Về văn hóa - giáo dục tại xã Long Xuyên [43]
Văn hóa – Thông tin, thể dục thể thao:Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao diễn ra sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Triển khai thực hiện hiệu quả “Năm trật tự văn minh đô thị và nông thôn” và Đề án 17, Đề án 21 của UBND huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm triển khai thực hiện. Năm 2016, toàn xã có
2040 hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt 90,5%; 05 cơ quan, đơn vị giữ vững danh hiệu văn hóa.
Lao động - thương binh và xã hội: Triển khai điều tra, rà soát hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020; điều tra thông tin 500 đối tượng bảo trợ xã hội và người cao tuổi; điều tra, rà soát 282 hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2016. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp người cao tuổi cho 14 cụ. Tổ chức xét duyệt và đề nghị hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội cho 2 đối tượng, đề nghị điều chỉnh tăng trợ cấp cho 10 đối tượng, đề nghị dừng hưởng trợ cấp 10 đối tượng . Rà soát 22 đối tượng chính sách đề nghị hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng chính phủ. Làm tốt công tác đào tạo nghề và huy động các nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, cuối năm 2016 toàn xã có 66 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,57%, trong đó có 20 hộ nghèo bảo trợ xã hội, 46 hộ nghèo còn lại chiếm tỷ lệ 1,8%. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo. Cấp, đổi thẻ BHYT cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhận và cấp quà của các cấp đầy đủ, kịp thời đúng đối tượng trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu. Tăng cường hoạt động của Ban trợ giúp người nghèo, huy động các nguồn lực thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo một cách bền vững. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm giải quyết việc làm và phát triển các ngành nghề mới, các loại hình dịch vụ thương mại phù hợp với địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Giáo dục đào tạo: giáo dục bậc Mầm non hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ Mầm non 5 tuổi. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được thực hiện tốt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi còn 4%. Trường đạt danh hiệu đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc cấp huyện. Trường Tiểu học, Trung học cơ sở năm học
2015 - 2016 đã thực hiện tốt việc đổi mới phương thức dạy học, tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng dạy buổi 2, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn hiện hành về soạn giảng, thực hiện chương trình, chế độ điểm, đánh giá xếp loại học sinh theo tinh thần cuộc vận động hai không đã thu được kết quả tốt.
1.5.3. Về Y tế tại xã Long Xuyên [43]
Y tế: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đã khám và điều trị cho 7066 lượt người tăng 7,7% so với năm 2015, trong đó khám bảo hiểm y tế cho 1316 lượt người. Công tác tiêm chủng 8 loại vác xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 99,8%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 11,4% (giảm 0,4% so với cùng kỳ). Củng cố và giữ vững xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2016.
Tiểu kết Chương 1
Vấn đề chăm sóc - trợ giúp NCT đã được luật hóa, được quy định cụ thể qua nhiều văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành, từ khi thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (1995) đến khi ban hành Luật Người cao tuổi (2009).
Kế thừa các nghiên cứu về NCT, hoạt động chăm sóc - trợ giúp NCT, các nghiên cứu về vai trò của NVCTXH trong hoạt động chăm sóc - trợ giúp NCT, các khái niệm về: Người cao tuổi, NVCTXH; vai trò đã được làm rõ về quan niệm, về nội dung. Từ việc phân tích, luận giải các khái niệm đã chỉ ra các khía cạnh về hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng, lấy nguồn lực từ cộng đồng để trợ giúp NCT và huy động được sự tham gia của nhiều phía:
cộng đồng, NVCTXH, gia đình để chăm sóc - trợ giúp NCT.
Lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống chính là cơ sở cho việc giải thích những hệ thống (bên trong và bên ngoài cộng đồng) có liên quan mật thiết đến NCT, từ đó sử dụng hiệu quả các hệ thống đó nhằm đáp ứng những nhu cầu cho NCT thông qua hệ thống nhu cầu của NCT (từ nhu cầu tối thiểu đến những nhu cầu cao nhất). Để huy động được các hệ thống
nguồn lực trợ giúp nhằm đáp ứng các nhu cầu cho NCT cần xác định được vai trò của các bên liên quan, trong đó phải kể tới vai trò chủ đạo của NVCTXH (những người làm CTXH bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp) đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Hoạt động chăm sóc – trợ giúp NCT tại cộng đồng là hoạt động được khuyến khích thực hiện, bởi đây là hoạt động chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng, phát huy được nhiều ưu điểm thế mạnh so với nhiều hình thức khác. Đây là mô hình phát huy được chính vai trò của cộng đồng, lấy cách tiếp cận từ phía cộng đồng làm nền tảng để triển khai các hoạt động. Có thể khẳng định, hoạt động chăm sóc – trợ giúp NCT chính là hoạt động đáp ứng được nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của đông đảo NCT tại địa bàn xã Long xuyên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước.