Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu, trong số 800 bà mẹ được phỏng vấn nhóm tuổi từ 15-24 chiếm 5,6% trong đó 15-19 có 2 bà mẹ chiếm 0,25%, từ 25 – 34 tuổi chiếm 43,%, từ 35 – 44 tuổi chiếm 41,4%, từ 45 tuổi trở lên 10%
( Bảng 3.1 ). Bà mẹ tuổi vị thành niên ít hơn so với nghiên cứu của Lê viết Thận 1,2% [48]cao hơn của chúng tôi. Mang thai ở tuổi vị thành niên có những tác hại không tốt về mặt sinh học lẫn mặt kinh tế xã hội. Trong báo cáo rà soát các nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2005, do UNFPA thực hiện, nếu có thai ở tuổi trẻ tăng nguy cơ sản giật lên 3 lần, đẻ bất thường lên 1,5 lần, nguy cơ trẻ đẻ thiếu cân là 4,5 lần, nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh là 2,5 lần.Ngày nay, chỉ còn số ít phụ nữ kết hôn và sinh đẻ trong độ tuổi vị thành niên; theo Tổng điều tra dân số năm 1989 tỷ suất này là 35/%0 đến năm 2009 chỉ còn 24/%0 . Như vậy so với năm 1989 thì đến năm 2009 chỉ tiêu này đã giảm 3,1%0., nhưng vẫn có nơi tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ vẫn còn cao như ở Lai Châu 95%o, Sơn La 90%o, Điện Biên 73%o..., do đó cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục để giảm tỷ lệ bà mẹ có con dưới 20 tuổi thêm nữa [24].
Trình độ học vấn của bà mẹ, nghiên cứu cho thấy học vấn của bà mẹ trên địa bàn nghiên cứu của tỉnh còn thấp, có 6,1% bà mẹ không biết chữ;
33,9% trình độ Tiểu học; 41,5% trình độ Trung học cơ sở; 11,4% trình độ Trung học phổ thông; có 7,1% trình độ Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học ( Bảng 3.2). Như vậy, có đến 81,5% bà mẹ có trình độ học vấn từ
Trung học cơ sở trở xuống, thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lực 99,8%, nhưng tỷ lệ không biết chữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 3,5%[33]. Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận các thông tin, nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của các thông tin về làm mẹ an toàn để có hành vi thực hiện chăm sóc thai sản cho thật tốt. Với kết quả có gần 90% bà mẹ có trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở xuống là một trở ngại rất lớn cho công tác truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng nói chung.
Nghề nghiệp của bà mẹ, các bà mẹ chủ yếu làm nông nghiệp, nội trợ, buôn bán và lao động khác, cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ rất thấp. Do trình độ học vấn của bà mẹ thấp nên làm giảm cơ hội tham gia các công việc xã hội đòi hỏi phải có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Vì vậy số lượng bà mẹ làm cán bộ công chức, viên chức thấp (6,1%). Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 34,4% bà mẹ làm nông nghiệp, 24,5% bà mẹ làm công việc nội trợ, 18,6% buôn bán, còn lại 16,4% bà mẹ làm các công việc khác ( Bảng 3.3). Địa bàn nghiên cứu là vùng khó khăn nhất của tỉnh, cơ sở vật chất xã hội còn thiếu và yếu. Vì vậy đã hạn chế rất nhiều sự phát triển và cơ hội tìm việc của phụ nữ.
Thu nhập của gia đình (Bảng 3.4) có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung và của những bà mẹ nói riêng.
Chính vì vậy mà có đến 99% số chết mẹ hàng năm trên thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển, chỉ 1% tử vong mẹ xảy ra ở những nước phát triển[37].
Kinh tế gia đình cũng đóng vai trò quan trọng giúp bà mẹ thực hiện tốt hơn việc sinh đẻ. Không chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, các mối quan hệ quanh cuộc sống của chúng ta rất cần thiết phải có nền tảng kinh tế vững chắc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thu nhập bình quân ở mức trung bình
chiếm 83,8% Hộ nghèo 14,8%. Hộ khá chỉ chiếm 1,5%. So với nghiên cứu của Lê Viết Thận số bà mẹ thuộc kinh tế hộ nghèo chiếm 14,2%[48] có kết quả tương đương nhau.
Số con của cỏc bà mẹ, bà mẹ sinh 1 con chiếm ẳ tổng số bà mẹ sinh.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các bà mẹ trong địa bàn nghiên cứu là 40,3%
cao hơn nghiên cứu của Phạm Văn Lực(15,6%)[33] nhưng thấp hơn với Đoàn Phước Thuộc(47,7%), với Lê Viết Thận (43,4%)[55] [48]. Các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên 40,6% (Bảng 3.5). Thậm chí có bà mẹ còn sinh con thứ 6, con thứ 7. Theo ThS. Lê viết Thận và cộng sự cho thấy có 43,4% bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên [48]. Có thể nói đây là vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao ở tỉnh TT Huế. Theo khảo sát của Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển Tỉnh TT Huế giai đoạn 2009 - 2020”. Số 2227/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2009. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở vùng này là: 23,2% [45].
Trong khi đó báo cáo tổng kết công tác DS - KHHGĐ năm 2009 của Chi cục dân số tỉnh TT Huế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên toàn tỉnh là: 19,4% và năm 2010 là 18,1%. Đây là vấn đề tồn tại lớn về công tác DS - KHHGĐ ở địa bàn nghiên cứu, cần được quan tâm, mặc dù chiếm 74,9% bà mẹ biết khoảng cách giữa các lần sinh tốt nhất là 3 - 5 năm.
Như trên, khảo sát về trình độ học vấn và nghề nghiệp của các bà mẹ, cho thấy những hạn chế của người phụ nữ dẫn đến tình trạng thích đông con, đẻ con thứ 3 trở lên ở vùng này còn rất cao.
Tình trạng hôn nhân là một khía cạnh quan trọng của cơ cấu dân số.
Hôn nhân tác động đến mức độ sinh, đến sự tham gia vào lực lượng lao động, đi học, di dân,...
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi kết hôn từ 20 - 24 là 461 chiếm 57,6% ; 25-30 tuổi là 24,4%.; trên 30 tuổi chỉ chiếm 295%; tuy nhiên tuổi kết hôn từ 15-19 tuổi có tỷ lệ 15,1% ( Bảng 3.6 ). So với kết quả của Tổng điều
tra dân số và nhà ở năm 2009 của Thừa Thiên Huế thì ở nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi trẻ nhất 15-19 tuổi đã kết hôn cao hơn nhiều, trong khi đó ở nhóm tuổi này của tỉnh chỉ có 3,06% nữ giới đã từng kết hôn. Ở nhóm tuổi 20-24, tỷ trọng kết hôn của nữ là 30,51%. Do đó cần phải tiếp tục xã hội hóa đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục trên mọi lĩnh vực để giảm tỷ lệ bà mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên thanh niên.
4.1.2. Sử dụng dịch vụ chăm sóc của các bà mẹ 4.1.2.1. Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
Chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng rất lớn vì nếu khám thai đầy đủ sẽ phát hiện sớm các nguy cơ như sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm độc thai nghén, chửa ngoài tử cung... giảm được tử vong và bệnh tật cho mẹ và con [5], [29]. Trong quá trình mang thai mỗi thai phụ phải được khám thai ít nhất 3 lần để đánh giá tình trạng thai nghén, tư vấn về kiến thức làm mẹ an toàn, đề phòng biến chứng...
Biểu đồ 3.4 cho thấy: Trong quá trình thai nghén các bà mẹ đều đi khám thai trên 1 lần là 92% và khám thai 3lần là 54,4%. Cho thấy các bà mẹ đều quan tâm theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế để khám thai. Đây là một dấu hiệu tốt, bởi vì chứng tỏ các bà mẹ đã quan tâm sớm đến tình trạng thai nghén.
Hiện nay, việc thực hiện khám thai của bà mẹ được thực hiện rất tốt, ý thức của bè mẹ được tăng lên, cơ sở cung cấp dịch vụ khám thai sẵn có tại mọi nơi nên việc bà mẹ khám thai ít nhất một lần rất nhiều địa phương đạt tỷ lệ tuyệt đối 100%[34]. Riêng kết quả nghiên cứu của chúng tôi rất tiếc có 64 trường hợp (8%) chưa đi khám thai lần nào cả.
Điều này cũng hợp lý vì theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ đi khám thai ở đây cao có tới 92% trong đó có 54,4% số bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên, tương đương so với nghiên cứu tại xã Hương Long có 90,91%
có khám thai và thấp hơn 60,61% khám thai 3 lần [30]. Tỷ lệ này tương đương với các nghiên cứu ở Vũ Thư - Thái Bình; Ba Vì - Hà Tây [27][39] và cao hơn nghiên cứu tại huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên là 77,6% [49]. Trong đó tỷ lệ bà mẹ đã chọn dịch vụ khám thai tại Trạm Y Tế xã là 52,4% và tại y tế tuyến trên 48,7%. Tuy vậy vẫn còn tỷ lệ khá cao bà mẹ khám thai dưới 3 lần 37,6%, so với nghiên cứu của Phan Văn Tướng tỉnh Nghệ An địa chỉ khám thai của các bà mẹ 25,5% tại TTYT huyện, 74,5% tại trạm y tế hơi khá chênh lệch. Theo số liệu thống kê hàng năm của Bộ Y Tế bình quân lần khám thai trong toàn quốc là 2 lần năm 2001 và 2,2 lần năm 2002. Có đến 8% bà mẹ không nhớ hoặc không khám thai lần nào. Lý do của các bà mẹ này là: Không có thời gian, cảm thấy không cần khám, ngại nên không đi khám...
Nhìn chung các lợi ích của việc khám thai là: để theo dõi sự phát triển của thai, đề phòng biến chứng, để tiêm VAT, uống viên sắt bổ sung hay quyết định nơi sinh... [7][8][9] qua nghiên cứu của chúng tôi đều cho kết quả tương đối cao từ 60,4% trở lên. Ở bảng 3.18 cho thấy có 80,4% bà mẹ biết tiêm VAT, 89,9% bà mẹ biết uống viên sắt (Bảng 3.19), đây là 2 nội dung được các bà mẹ biết nhiều nhất.
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Phước Thuộc về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn ở huyện Phong Điền năm 2004 cũng cho kết quả cao hơn chúng tôi: Tỷ lệ bà mẹ có khám thai là 97,1% trong đó khám thai từ 3 lần trở lên là 68% [55]. Theo chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, vào năm 2005 tỷ lệ phụ nữ có khám thai trước sinh trên toàn quốc là 80% trong đó 50% được khám thai > 3 lần. Chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 là 90% phụ nữ được khám thai trước sinh trong đó 60%
được khám thai > 3 lần [8][11][15]. Như vậy phụ nữ ở huyện Phong Điền đã khá quan tâm đến sức khỏe của mình trong thời kỳ thai nghén. Hiện nay, việc thực hiện khám thai của bà mẹ được thực hiện rất tốt, ý thức của bè mẹ được
tăng lên, cơ sở cung cấp dịch vụ khám thai sẵn có tại mọi nơi nên việc bà mẹ khám thai ít nhất một lần rất nhiều địa phương đạt tỷ lệ tuyệt đối 100%. Riêng kết quả nghiên cứu của chúng tôi rất tiếc có 64 trường hợp (8%) chưa đi khám thai lần nào cả. và 37,6% bà mẹ chỉ khám thai từ 1- 2 lần. Cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về chăm sóc trước sinh cho phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu của Ngô Thị Nhu và cộng sự tại 3 xã, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 2001-2003 thì có 100% bà mẹ được khám thai ít nhất 3 lần [39].
Nghiên cứu của Mai Kim Thanh [49] về hoạt động chăm sóc thai sản trong các gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy rằng: đa số các bà mẹ Việt Nam đã có ý thức trong việc chăm sóc thai nhi, năm 1994 chỉ có 55% bà mẹ đến các cơ sở y tế khám thai, đến năm 1997 chỉ số này là 71% và đến năm 2000 chỉ số này là 85,7% (đối với các bà mẹ Miền Bắc) và 93,4% (đối với các bà mẹ Miền Nam). Tuy nhiên đến năm 2000 vẫn còn 8,4% bà mẹ cho rằng đi khám thai tuỳ theo hoàn cảnh, 5,9% (các bà mẹ Miền Bắc) và 3,2% (các bà mẹ Miền Nam) cho rằng không cần thiết phải đi khám thai [53]. Theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Tấn thì có 1% vị thành niên và 1,9% cán bộ y tế, cán bộ dân số những người đã được đào tạo và đang cung cấp dịch vụ cho rằng không phải làm gì cho các bà mẹ mang thai [47].
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc trước sinh bởi nhân viên y tế ít nhất 4 lần của Việt Nam còn thấp: Brunei (2000): 96,6%; Indonesia (1999):75,7%; Philippines (2000): 64,8%; Malaysia (2000): 76,6%; Singapore (2001): 100%; Thailand (2001): 88,4% và ở Việt Nam (2001): 58,6% [82]. Điều này cho thấy ở Việt Nam nói chung cần phải có giải pháp để tăng cường hơn nữa hoạt động chăm sóc trước sinh.
Uống viên sắt : Theo nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.5 có 89,9%
bà mẹ mang thai uống viên sắt trong thai kỳ (Bảng 3.8). So với nghiên cứu
của Phạm Ngọc Giới và Nguyễn Thị Lan tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ở huyện Ba Vì - Hà Tây là 96,2% [27]. Một số nơi tỷ lệ bà mẹ uống viên sắt còn thấp như ở Tây Nguyên 78,8% ở Lương Sơn, Hòa Bình 82,9% nghiên cứu ở huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế 86,6% có uống viên sắt [55]. Kết quả nghiên cứu có khác nhau ở một số địa phương về tỷ lệ bà mẹ uống viên sắt, một trong những lý do là tùy thuộc vào nguồn cung cấp viên sắt.
Việc cung cấp viên sắt miễn phí cho phụ nữ có thai ở tỉnh TT Huế trong những năm gần đây với số lượng đáp ứng đủ cho 100% phụ nữ mang thai. Các trạm y tế đã vận dụng cấp phát cho các phụ nữ có thai trong các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và trong các ngày khám thai định kỳ tại trạm y tế. Từ đó rất thuận tiện cho các đối tượng trong việc hưởng dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn 10% bà mẹ không uống viên sắt bổ sung khi mang thai. Cân tuyên truyền để các đối tượng này hiểu rõ hơn nữa về tác dụng phòng chống thiếu máu của việc uống bổ sung viên sắt trong khi mang thai; thiếu máu sẽ dễ gây sinh non, thai nhẹ cân, băng huyết khi sinh và sau sinh... và đặc biệt có tới 70 - 80 % phụ nữ thiếu máu khi mang thai [35][36].
Tiêm phòng uốn ván: Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng uốn ván đủ liều khi mang thai là 80,4%. Theo chúng tôi tỷ lệ này phản ảnh thực chất việc tiêm VAT ở phụ nữ có thai tuy có phần thấp hơn so với các báo cáo của các xã cho y tế huyện (thường từ 95-97%) [71][74].
Nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương tại xã Hương Long[30], tỷ lệ tiêm VAT đủ liều khi mang thai là 83,33%. Nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh Nga ở huyện Lương Sơn, Hoà Bình [37] tỷ lệ tiêm VAT đủ liều là: 82,9%.
Theo số liệu của Trung tâm BVBMTE thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này năm 2000 là: 88,69%, năm 2001: 91,76% và năm 2002: 83,36% [61][59]; và theo nghiên cứu của Lê Viết Thận tỷ lệ tiêm phòng uốn ván đủ liều khi mang thai đủ liều là 88,7% [48] thì chúng tôi thấp hơn..
Trên thực tế, việc tiêm VAT cho phụ nữ có thai còn tuỳ thuộc vào việc người phụ nữ đó trước khi có thai lần này đã được tiêm bao nhiêu mũi VAT.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng và loại trừ uốn ván sơ sinh trong những năm gần đây đã phủ việc tiêm VAT cho tất cả đối tượng phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi. Do đó có nhiều phụ nữ trước khi có gia đình cũng đã được tiêm 2 - 3 mũi VAT. Các đối tượng này khi có thai chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi VAT là đã đủ liều. Tương tự như vậy, các bà mẹ có thai con rạ, nếu trước đó đã tiêm đủ liều thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi VAT là đã đủ liều. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi dùng thuật ngữ tiêm phòng uốn ván đủ liều khi mang thai chứ không dùng thuật ngữ tiêm VAT đủ 2 mũi khi mang thai như một số tác giả vẫn dùng..
Việc các bà mẹ sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh: Trong thiết kế nghiên cứu thì các bà mẹ sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh đầy đủ khi Khám thai 3lần trở lên; có uống viên sắt, tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ. Kết quả nêu lên tại bảng 3.10 cho thấy chỉ có 66,1% bà mẹ sử dụng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc trước sinh , tuy nhiên số bà mẹ sử dụng không đầy đủ chiếm tới 33,9%. Kết quả này cao hơn kết quả của Phạm Văn Lực tại Huyện Tân Phú Đông Tỉnh Tiền Giang năm 2009[33].
4.1.2.2. Sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh
Nơi sinh: Hiện nay, mặc dù hệ thống y tế công hầu như phủ khắp 100% từ tuyến trung ương đến xã phường, thị trấn trên toàn quốc nhưng không phải ở đâu người dân cũng chọn các cơ sỏ y tế làm nơi sinh, Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 có đề ra mục tiêu tỷ lệ sản phụ đẻ do nhân viên được đào tạo đỡ đạt 97%[11], Để thực hiện đạt được mục tiêu của chiến lược, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân đến các cơ sở y tế để sinh. Ở các địa bàn nghiên cứu, khách hàng chủ yếu lựa chọn các cơ sở y tế để sinh con, thấy họ ít đề cập đến việc
sinh con tại cơ sở y tế tư nhân, mụ vườn có lẽ vì dịch vụ này không phát triển ở các xã này, tuy vậy vẫn còn bà mẹ sinh con tại nhà. Bảng 3.12 cho thấy có 91,2% bà mẹ sinh tại các cơ sở y tế huyện, tỉnh, trạm y tế; tại nhà y tế tư. Khi sinh đẻ nhờ đến cán bộ y tế là điều quan trọng nhất, vì họ không biết có bất kỳ rủi ro nào đến với họ, họ có nhu cầu được chăm sóc và được hưởng các dịch vụ cao hơn; họ cũng nghĩ rằng ở đó có cán bộ y tế có đủ chuyên môn để giúp họ trong quá trình sinh (Bảng 3.12). Đây là một quan niêm đúng đắn khi quyết định như vậy.
Nghiên cứu ở Lương Sơn, Hoà Bình của tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga [37] cho thấy tỷ lệ sinh tại các cơ sở y tế là 87,5%, trong đó tại trạm y tế là 63,8% và đặc biệt 12,5% sinh tại nhà và đều không có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Và ở nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 6,3 % bà mẹ sinh tại nhà; mặc dù các bà mẹ sinh tại nhà đa số đều được các nhân viên y tế đến đỡ sinh, nhưng nhiều yếu tố vẫn không thể đảm bảo và lường trước được khi sinh tại nhà. Do vậy, để đảm bảo an toàn hơn cho bà mẹ, các cán bộ y tế cơ sở phải làm tốt công tác tư vấn về chọn nơi sinh cho các phụ nữ mang thai, đặc biệt là những thai nghén có nguy cơ[1][60].
Bảng 3.12 cho thấy hầu hết các bà mẹ đều chon cán bộ y tế là người đỡ sinh chiếm 93,7% và thực tế đã cho thấy như vậy. Đối với nhóm sinh con tại tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở (Bảng 3.11) đa số các cặp vợ chồng quyết định như vậy vì lý do trong quá trình khám thai họ thấy có những dấu hiệu bất thường, nên đã khuyên sản phụ đến các tuyến y tế để sinh con; họ còn cho rằng bác sỹ, nữ hộ sinh là người có chuyên môn cao, tay nghề tốt họ yên tâm để được giúp đỡ trong sinh đẻ và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con [94].
Việc các bà mẹ sử dụng các dịch vụ chăm sóc trong sinh: Trong thiết kế nghiên cứu thì các bà mẹ có sử dụng các dịch vụ chăm sóc trong sinh khi bà mẹ đã sinh ở các cơ sở y tế và được nhân viên y tế đở đẻ. Kết quả nêu lên