4.2.1. Các yếu tố liên quan tới chăm sóc trước sinh
Tuổi của các bà mẹ có sự liên quan đến sử dụng chăm sóc trước sinh Bảng 3.34 cho thấy các bà mẹ ở nhóm có độ tuổi trên 45 có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh là 70.0%; nhóm có độ tuổi từ 15-24 có sử dụng 55,6%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05.
Tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ với việc sử dụng chăm sóc trước sinh trong Bảng 3.33 Những bà mẹ có trình độ học vấn Trung học phổ thong có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh là 97,8%;trong
khi nhóm không biết chữ, Trung học cơ sở, Trung học chuyên nghiệp cao đẳng đại học có sử dụng là 100%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05.
Trình độ học vấn là nền tảng cơ bản để tiếp nhận những kiến thức mới, người có trình độ học vấn càng cao thì càng dễ tiếp nhận và hiểu biết tốt hơn những kiến thức mới, những dịch vụ mới mang tính chuyên môn. Trong nghiên cứu của chúng tôi đã thể hiện rõ điều này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên của Phạm Văn Lực [33]; và theo Phạm Thị Quỳnh Nga nghiên cứu việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ trước sinh của phụ nữ có thai huyện Hoà Bình tỷ lệ khám thai đủ 3 lần có liên quan đến tuổi mẹ, trình độ văn hóa, kiến thức chăm sóc thai sản và mức sống, tuổi mẹ từ 20-35 khám thai cao gấp 3,8 lần so với mẹ ở tuổi dưới 20, bà mẹ có văn hóa cao,kiến thức chăm sóc thai nghén cao và mức sống cao thì tỷ lệ khám thai đầy đủ nhiều hơn [37].
Nghề nghiệp của bà mẹ cũng có mối liên quan đến sử dụng chăm sóc trước sinh. Những bà mẹ là cán bộ công chức có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh là 75,5%; Nhóm lao động khác có sử dụng 100% .Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05 (Bảng 3.36). Nghề nghiệp của bà mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chăm sóc trước sinh; các bà mẹ nội trợ, buôn bán và lao động khác đôi lúc do mưu sinh của cuộc sống, ít tiếp cận với các nguồn thông tin...nên viêc chú ý đến chăm sóc trước sinh không bằng các bà mẹ là cán bộ công nhân viên.
Kinh tế gia đình cũng đóng vai trò quan trọng giúp bà mẹ thực hiện tốt hơn việc mang thai và sinh đẻ. Kinh tế có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tất cả các lĩnh vực của đời sông chung ta. Bà mẹ có điều kiện kinh tế khá giả sẽ thuận lợi rất nhiều trong chăm sóc thai sản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày trong bảng 3.37 cho thấy những bà mẹ kinh tế không nghèo có sử
dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 66,6%; những bà mẹ kinh tế nghèo có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 63,6%, Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05.
Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là một chỉ tiêu luôn được các Cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm đưa vào các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực tế đã có nhiều địa phương triển khai xây dựng mô hình "Thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên". Tuy nhiên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở địa bàn TT Huế trong những năm gần đây có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (39,5% so với 27,6%: năm 2004 - 2010 là 19,4%) [17]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con thứ 3 trở lên của người dân như: Điều kiện kinh tế xã hội, các phong tục tập quán thích có con trai, đông con hơn đông của, trời sinh voi sinh cỏ... Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu sự liên quan giữa số con của bà mẹ và việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh; Các bà mẹ có dưới hoặc bằng 2 con có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 99,6%; bà mẹ có trên 2 con có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 99,4%, Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05 (Bảng 3.38 ). Ở TT Huế thì một trong những nguyên nhân sinh con thứ 3 trở lên tăng trong những năm qua: một bộ phận cán bộ và nhân dân hiểu chưa đúng tinh thần của Pháp lệnh Dân số, tư tưởng muốn có con trai để nối dõi tông đường, tư tưởng muốn đông con vẫn còn trong một số bộ phận nhân dân nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh đối với các bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến TYT khác nhau.
Nhóm bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến trạm y tế ≤ 2 km có 67,7% sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh so với nhóm bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến trạm y tế >2 km: 62,2%. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống
kê, vì p > 0,05 (Bảng 3.39). Điều này cũng phù hợp với điều kiện ở nông thôn, khi điều kiện không thuận tiện để đi khám thai trong khi nhận thức của bà mẹ chưa cao và điều kiện kinh tế xã hội còn thấp, việc chăm sóc trước khi sinh không được quan tâm đúng mức, đa số các bà mẹ chỉ nhận các dịch vụ chăm sóc trước sinh khi điều kiện hoàn toàn thuận lợi hoặc có yếu tố tác động như cung cấp thuốc, thực phẩm…
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng, Trương Việt Dũng ở 30 xã của tỉnh Lạng Sơn[31] cho thấy có sự khác biệt giữa tiếp cận và mức độ sử dụng dịch vụ, tính dễ tiếp cận tăng, tỷ lệ khám thai đủ và đúng 3 lần tăng [22].
Nghiên cứu của Hoj, L. ở vùng nông thôn Guinea - Bissau cho thấy khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng trong việc phòng chống các tai biến sản khoa [81].
Nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh đối với các bà mẹ mức độ hiểu biết và những kiến thức khác nhau khi mang thai. Các bà mẹ có kiến thức chưa tốt có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 61,8%; Các bà mẹ có kiến thức tốt có sử dụng 100%.
(Bảng 3.40). Theo nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thanh Hà khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các bà mẹ Tây Nguyên cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa mức hiểu biết của thai phụ và việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh. Nghiên cứu của Mai Kim Thanh trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn [49] có kết luận rằng việc đi khám thai của phụ nữ tại các gia đình Việt Nam, tùy thuộc vào cấu trúc gia đình, chịu ảnh hưởng của nho giáo, tập tục văn hóa gia đình, vị thế xã hội, tùy thuộc nơi ở của bà mẹ (thành thị cao hơn ở nông thôn, miền núi). Theo nghiên cứu kiến thức về LMAT của phụ nữ 15-49 tuổi đang có con dưới 24 tháng ở Hoà Bình cho thấy: có 42,9% phụ nữ biết chảy máu cửa mình, 40,5% bà mẹ biết đau bụng là dấu hiệu bất thường đối với phụ nữ đang mang thai, 24,8% phụ nữ không biết
dấu hiệu nào, 62% phụ nữ biết các dấu hiệu nguy hiểm, 85% được khám thai đủ 3 lần [37].
4.2.2. Các yếu tố liên quan với việc sử dụng dịch vụ trong sinh
Nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ sinh đẻ của bà mẹ như tuổi, trình độ văn hóa, số con, khoảng cách từ nhà đến TYT, , mức thu nhập bình quân đầu người trên năm, kiến thức bà mẹ về mang thai và sinh đẻ
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh; tại bảng 3.42 cho thấy, những bà mẹ có trình độ học vấn Trung học chuyên nghiệp cao đẳng đại học có sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh là 98,2%; Tiểu học có sử dụng là 85,6%.
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P < 0,05và kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Lực[33].
Kinh tế có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân. Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, có điều kiện vật chất và thời gian sẽ quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ. Đôi lúc do điều kiện kinh tế và những hiểu biết chưa thấu đáo mà những bà mẹ quyết định sinh con tại nhà. Việc các bà mẹ sinh tại nhà là một yếu tố nguy cơ cao của các tai biến sản khoa và tử vong mẹ, nhất là những trường hợp sinh tại nhà không có cán bộ y tế hỗ trợ.
Kinh tế gia đình cũng đóng vai trò quan trọng giúp bà mẹ thực hiện tốt hơn việc sinh đẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những bà mẹ kinh tế không nghèo có sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh 90,0%; những bà mẹ kinh tế nghèo có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 82,2%, Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, vì P < 0,05 (Bảng 3.44 ). Nghiên cứu ở Hòa Bình (2003), tỷ lệ cao các bà mẹ sinh con TYT (63,8%), TTYT 23,7% [33].
Các nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc đã chứng minh điều này [55].
Nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa số con của bà mẹ và sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh; Các bà mẹ dưới hoặc bằng 2 con có sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh 91,4%; bà mẹ có 3 con trở lên có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 85,2%, Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P <0,05 (Bảng 3.45 ) có sự ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ trong sinh của bà mẹ như khoảng cách từ nhà đến TYT. Khoảng cách từ nhà đến TYT cũng là yếu tố quan trọng, giúp cho các bà mẹ tiếp cận các cơ sở y tế thuận tiện, nghiên cứu cho thấy các bà mẹ ở càng xa TYT tỷ lệ sử dụng dịch vụ trong sinh càng thấp.
Bảng 3.46 cho thấy, nhóm bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến trạm y tế ≤ 2 km có 89,4% sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh so với nhóm bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến trạm y tế >2 km: 87,6%. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05.
Nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc cũng đưa ra kết luận tương tự chúng tôi: khoảng cách từ nhà đến TYT là yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nơi sinh của các bà mẹ [56].
Có mối liên quan giữa kiến thức và sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh của các bà mẹ, nhóm các bà mẹ có kiến thức khá tốt có sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh 97,8%; Các bà mẹ có kiến thức chưa tốt có sử dụng 87,7%( Bảng 3.47 ).
4.2.3. Các yếu tố liên quan với việc sử dụng dịch vụ sau sinh
Sự quan tâm đến khám và chăm sóc sau sinh của các bà mẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố tuổi, trình độ văn hóa, kinh tế xã hội, kiến thức của bà mẹ.
Nghiên cứu đã tìm thấy có mối liên quan giữa tuổi của bà mẹ tỷ lệ sử dụng vụ khám chăm sóc sinh sản của các bà mẹ; Các bà mẹ ở nhóm có độ tuổi trên 45 có sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh là 92,5%; nhóm có độ tuổi
từ 15-24 có sử dụng 80,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, vì P < 0,05 ( Bảng 3.48 ), phải chăng ở nhóm tuổi trẻ chưa áp dụng biện pháp tránh thai cao do họ chưa sinh đủ 1 đến 2 con.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy có mối liên quan giữa số con của bà mẹ và sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh; Các bà mẹ có trên 2 con có sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh 92%; bà mẹ dưới con có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 82,4%, Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, vì P < 0,05 (Bảng 3.52).
Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ với việc sử dụng chăm sóc sau sinh; Trong Bảng 3.47 cho thấy, những bà mẹ Tiểu học có sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh là 88,9%; Không biết chữ có sử dụng là 73,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, vì P < 0,05.
Theo Nguyễn Đình Cử và cộng sự cho thấy, phụ nữ chưa đi học trong độ tuổi sinh đẻ có chồng đã sử dụng biện pháp tránh thai, không khác nhiều so với phụ nữ có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên. Chưa đi học tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 71,0% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 63,4%; Tiểu học tỷ lệ tương ứng là 78,0% và 67,8%; Trung học cơ sở 79,8%
và 69,6%; Trung học phổ thông 75,4% và 62,8%; Cao đảng đại học trở lên 74,0% và 59,7% [24]. Điều này cũng gợi ý rằng, sử dụng biện pháp tránh thai có thể tăng lên ngay ở những khu vực kém phát triển, nếu truyền thông và dịch vụ tốt.
Bảng 3.50 cũng cho thấy có liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh: : Những bà mẹ là nông dân có sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh là 91,3%; nội trợ có sử dụng 80,1% .Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, vì P< 0,05.
Bà mẹ ở gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người thấp thường ít được chăm sóc sau sinh tốt. Thật vậy, theo nghiên cứu của chúng tôi những bà
mẹ kinh tế không nghèo có sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh 87,0%; những bà mẹ kinh tế nghèo có sử dụng dịch vụ 82,2%, Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05 (Bảng 3.51). Đây là một thực tế ở Việt Nam, người nghèo tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường thấp hơn người có thu nhập cao. Nghiên cứu về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn cho thấy rằng: “Kinh tế nghèo, văn hoá thấp dẫn đến sử dụng dịch vụ chăm sóc sứu khoẻ sau sinh dưới mức trung bình”.
Nghèo đói thường đi kèm với bệnh tật và thiếu kiến thức. Bảng 3.54 cho thấy mối liên hệ đó; Các bà mẹ có kiến thức khá tốt có sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh 94,5%; Các bà mẹ có kiến thức chưa tốt sử dụng 85,2%.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, vì P < 0,05. Có lẽ vì vậy mà những người thiếu thông tin về KHHGĐ, khó tiếp cận và sử dụng, thêm vào đó là những phong tục, hủ tục lạc hậu nên người ta lại càng sinh nhiều con.
Vùng xã ven biển cũng là vùng khó khăn, qua tìm hiểu về mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và số con, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các bà mẹ thuộc hộ nghèo, trung bình cao hơn các bà mẹ thuộc hộ khá, giàu. Một nghịch lý đang tồn tại nhiều nơi trên thế giới là càng đói nghèo thì lại càng đông con, và càng đông con thì lại càng khó thoát khỏi nghèo đói. Đó như là một vòng luẩn quẩn mà các quốc gia đang phát triển đang phải đương đầu giải quyết.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chăm sóc sau sinh khác nhau về khoảng cách từ nhà đến trạm y tế, Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến trạm y tế ≤ 2 km có 86,6% sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh so với nhóm bà mẹ có khoảng cách từ nhà đến trạm y tế 2 km 85,3%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P > 0,05 ( Bảng 3.53). Điều này cũng phù hợp với thực tế vì các bà mẹ được khám và chăm sóc sau sinh chủ yếu trong thời gian còn ở tại các cơ sở y tế.