1. đặc điểm chủ quyền quốc gia trong vùng l∙nh hải.
Luật biển coi lãnh hải nh− một "lãnh thổ chìm", một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên
nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm, nh− quốc gia đó tiến hành trên lãnh thổ của m×nh.
Chủ quyền trong lãnh hải đ−ợc thực hiện cả trong mặt lập pháp, hành pháp và xét xử.
+ Quốc gia ven biển có thẩm quyền lập pháp trong lãnh hải nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan và các quy định về nghề cá, giữ độc lập quyền đánh cá và khai thác hải sản, định ra các hình thức phạt, mức phạt. Có đặc quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển ở trong lãnh hải của mình. Mọi nghiên cứu chỉ đ−ợc tiến hành với sự thoả thuận rõ ràng của quốc gia ven biển và trong các điều kiện do quốc gia này quy định. Việc đi vào lãnh hải và các điều kiện phải tuân thủ khi tiến hành nghiên cứu khoa học biển sẽ phải chịu sự kiểm soát của quốc gia ven biển (các Điều 21.1g, 19.2j, 40 và 54 của Công −ớc Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982).
+ Quốc gia ven biển có thẩm quyền xét xử nh−ng với một số điều kiện hạn chế quy định trong điều 27 và 28 của Công −ớc 1982.
Quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán hình sự và dân sự (trình bầy cô thÓ d−íi ®©y)
+ Trong lãnh hải tầu quân sự n−ớc ngoài đ−ợc h−ởng quyền miễn trừ về thẩm quyền tài phán dân sự và hình sự nh−ng không đ−ợc h−ởng quyền miễn trừ pháp lý. Tầu quân sự n−ớc ngoài nh− các tầu thuyền khác phải tôn trọng luật lệ của quốc gia ven biển liên quan tới quyền qua lại không gây hại.
2. Quyền đi qua không gây hại.
a) Khái niệm về quyền đi qua không gây hại: Năm 1884, Masse trong cuốn "Luật th−ơng mại trong mối quan hệ của nó với luật nhân quần" lần đầu tiên đ−a ra khái niệm quyền qua lại không gây hại về mặt học thuyết. Quyền này trở thành một nguyên tắc tập quán của luật quốc tế vào nửa cuối thế kỷ 19. Điều 2, Công −ớc Barcelona ngày 20/4/1921 đã phát điển hoá quyền đi qua không gây hại này: "Nhằm bảo đảm việc áp dụng các điều khoản (tự do quá cảnh lãnh thổ) các quốc gia ký kết sẽ cho phép sự quá cảnh đi qua lãnh hải của họ phù hợp với các điều kiện và các bảo lưu về sử dụng"
Quyền này tiếp tục đ−ợc thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia và
đ−ợc thể hiện trong các phán quyết của Toà án quốc tế.
Công −ớc Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng biển tiếp giáp lãnh hải quy định rõ quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển cho tầu thuyền n−ớc ngoài, gián tiếp công nhận quyền đi qua không gây hại cho tầu thuyền quân sự n−ớc ngoài.
Công −ớc của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 chỉ nhắc lại nội dung này. Điều 17 nêu rõ: "Tầu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải". Như vậy, theo luật điều ước, mọi tầu thuyền đều được hưởng quyền đi qua không gây hại, không phân biệt đối xử.
Quyền này chỉ có nghĩa là: với điều kiện không gây ra các hành động gây hại, đe doạ hoà bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, các loại tầu thuyền n−ớc ngoài đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép tr−íc.
Các ph−ơng thức đi qua bao gồm: Đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ;
đi qua lãnh hải để vào nội thuỷ; đi qua lãnh hải sau khi rời nội thuỷ để ra biển.
Yêu cầu của việc đi qua không gây hại: đi qua phải liên tục và nhanh chóng; không đ−ợc tự ý dừng lại hoặc thả neo, trừ tr−ờng hợp gặp sự cố bất khả
kháng hay vì mục đích cứu người, tầu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn; không làm ảnh h−ởng tới hoà bình, an ninh, trật tự của n−ớc ven biển. Việc đi qua không gây hại đ−ợc quy định chi tiết tại điều 19 Công −ớc luật biển năm 1982, cụ thể là tầu thuyền n−ớc ngoài khi đi qua lãnh hải không
đ−ợc tiến hành bất kỳ hoạt động nào sau đây:
+ Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc
độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được nêu trong hiến chương Liên Hợp Quốc.
+ Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào.
+ Thu thập tình báo, gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biÓn.
+ Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biÓn.
+ Phóng đi hay xếp lên tầu các ph−ơng tiện bay.
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tầu các ph−ơng tiện quân sự.
+ Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đ−a ng−ời lên xuống tầu trái với các luật và qui định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập c− của quốc gia ven biển.
+ Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm công −ớc.
+ Đánh bắt hải sản.
+ Nghiên cứu hay đo đạc.
+ Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển.
+ Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua (Điều 19 - Công −ớc 1982).
* Cần chú ý các vấn đề sau đối với quyền đi qua không gây hại.
+ Đây là một quyền chứ không phải là một sự −u tiên. Tất cả mọi tầu thuyền đều được hưởng quyền này mà không có sự phân biệt đối xử.
+ Một quyền đặc thù mang tính biển, chỉ tồn tại trong lãnh hải mà không mở rộng tới vùng trời trên lãnh hải.
+ Để xác định tính chất không gây hại phải dựa trên cơ sở hành vi mà con tầu thực hiện trong lãnh hải. Tính chất của hàng hóa, loại động cơ đẩy, cờ, nơi xuất phát, nơi đến, mục đích của chuyến đi qua không đ−ợc sử dụng nh− tiêu chuẩn để xác định việc đi qua này là có hại.
+ Tầu ngầm và các ph−ơng tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch khi đi trong lãnh hải (các n−ớc trong khối NATO bỏ qua yêu cầu này).
+ Các tầu Xitec, có động cơ chạy bằng năng l−ợng nguyên tử, chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ, các chất độc hại khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt. (Cần chú ý đến các tiêu chuẩn của công −ớc MARPOL 73/78 về phòng chống ô nhiễm từ tầu và công −ớc IMO SOLAS năm
*Về quyền đi qua không gây hại của tầu quân sự: công −ớc về luật biển của liên hợp quốc không có điều khoản nào bắt buộc tầu quân sự phải xin phép tr−ớc khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Một khi các tầu thuyền quân sự không vi phạm các qui định của điều 19, thì chúng phải đ−ợc h−ởng quyền qua lại không gây hại mà không phải xin phép tr−íc.
+ Các nước đòi hỏi có xin phép trước: 9 nước Châu á (Trung Quốc, Việt Nam, Iran, Pakistan, Srilanka và Nam Bắc Yemen), 3 quốc gia Châu Phi (Algieri, Somali và Xuđăng), 4 quốc gia Đông Âu (Anbani, Rumani, Bungari va Malta) và 6 quốc gia Nam Mỹ (Braxin, Grenada...).
Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại (Điều 25).
*Việc xử lý các tr−ờng hợp vi phạm quyền qua lại không gây hại.
- Đối với tầu chiến: Nếu không tuân thủ luật và qui định của quốc gia ven biển thì, có thể đòi tầu chiến phải rời khỏi lãnh hải ngay lập tức. Biện pháp này
đặc biệt do cần tôn trọng tính chất quyền miễn trừ của tầu quân sự (Điều 30 - LuËt 1982).
- Đối với các thiệt hại hoặc tổn thất do tầu chiến hoặc bất kỳ tầu thuyền nào khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và các qui định của quốc gia ven biển, của luật pháp quốc tế, trách nhiệm thuộc về quốc gia mà tầu mang cờ (Điều 31). Ng−ợc lại, quốc gia ven biển phải chịu trách nhiệm về việc các nhân viên của mình áp dụng không đúng các luật lệ của quốc gia ven biển.
- Đối với các tầu buôn của Nhà n−ớc lẫn t− nhân không tuân thủ các luật và các qui định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải, các công −ớc không có qui định gì (Ngoài qui định chung ở điều 25).
3. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong vùng l∙nh hải
Quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, qui định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tầu thuyền n−ớc ngoài đi qua lãnh hải của mình, và cần lưu ý 4 điểm chính sau:
+ Các kiến nghị của tổ chức quốc tế. Chủ yếu của IMO.
+ Tất cả các luồng lạch th−ờng đ−ợc sử dụng cho hàng hải quốc tế.
+ Các đặc điểm riêng của một số loại tầu và luồng lạch.
+ Mật độ giao thông.
Quốc gia ven biển có quyền định ra các luật và các qui định liên quan đến việc đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của nước mình. Các qui định và luật này phải phù hợp với các qui định của công ước quốc tế. Tầu thuyền nước ngoài phải tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển về: An toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa những vi phạm pháp luật liên quan đến việc đánh bắt; gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường; nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; hải quan, thuế khóa, y tế và nhập c−; các qui định quốc tế có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong lãnh hải của mình.
Quốc gia ven biển có quyền tạm đình chỉ quyền đi qua không gây hại đối với tầu thuyền n−ớc ngoài. Nếu thoả mãn các điều kiện: Biện pháp này là cần thiết để đảm bảo an ninh, kể cả để thử vũ khí; khong phân biệt đối xử về mặt thực tế phải có công bố theo đúng thủ tục; thời hạn đình chỉ hạn chế; không gian hạn chế, chỉ áp dụng trong các khu vực nhất định.
Quốc gia ven biển có quyền không cho phép tầu n−ớc ngoài vào cứu hộ trong vùng biển của mình, nh−ng phải đảm bảo việc cứu hộ đó.
Để đảm bảo an toàn hàng hải trong lãnh hải, nước ven biển có nghĩa vụ:
- Không đ−ợc cản trở sự đi lại của tầu thuyền khi không có lý do chính
đáng.
- Không được phân biệt đối xử giữa các tầu các nước với nhau.
- Phải đảm bảo an ninh cho tầu qua lại.
- Các luật lệ liên quan đến chủ quyền của mình phải được thông báo trước cho các tầu thuyền n−ớc ngoài.
- Về mặt xét xử các tội phạm hình sự hay dân sự đối với tầu nước ngoài khi qua lãnh hải, nước ven biển không được ngăn chặn hay làm thay đổi lịch hành trình của tầu, bắt giữ ng−ời khi mà những hành vi phạm tội xẩy ra ở ngoài phạm vi vùng biển của mình hoặc trên những tầu chỉ đi qua lãnh hải chứ không vào nội thủy, nếu hành vi đó không gây hậu quả cho quốc gia ven biển, không làm rối loạn đến trật tự an ninh lãnh hải, hay không có yêu cầu của thuyền tr−ởng hoặc cơ quan lãnh sự của n−ớc tầu mang cờ.
Quốc gia ven biển không được thu lệ phí đối với tầu thuyền nước ngoài chỉ vì họ chỉ đi qua lãnh hải, hoặc nếu không phải vì lý do trả công cho những dịch vụ riêng đối với những loại tầu thuyền này. Thu lệ phí đối với dịch vụ riêng, không đ−ợc phân biệt đối xử.
4. Các quyền tài phán của n−ớc ven biển trong vùng l∙nh hải.
a. Quyền tài phán hình sự
+ Quốc gia ven biển không đ−ợc thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tầu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xẩy ra trên con tầu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các tr−ờng hợp sau:
- Nếu hậu quả một việc vi phạm hình sự trên con tầu đó mở rộng đến quốc gia ven biÓn.
- Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải.
- Nếu thuyền tr−ởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia ma tầu mang cờ yêu cầu giúp đỡ của các nhà đương cục địa ph−ơng hoặc;
- Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.
Cần lưu ý là: Trường hợp 1 và 2 - Nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho đại diện tầu mang cờ và phải tạo mọi dễ dàng cho đại diện đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tầu. Tuy nhiên trong tr−ờng hợp khẩn cấp, việc thông báo có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang đ−ợc thi hành. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức bắt
giữ, nhà đương cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải. Trừ tr−ờng hợp áp dụng bảo vệ và giữ gìn môi tr−ờng biển hay trong tr−ờng hợp có sự vi phạm và qui định đ−ợc định ra theo đúng phần V công −ớc 1982 về vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển không đ−ợc thực hiện một biên pháp nào ở trên một con tầu n−ớc ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ
hay dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xẩy ra tr−ớc khi con tầu đi vào lãnh hải, nếu nh− con tầu xuất phát từ một cảng n−ớc ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không
đi vào nội thủy (những qui định này không áp dụng đối với tầu quân sự và tầu công vụ Nhà n−ớc).
b. Quyền tài phán dân sự
+Quốc gia ven biển không đ−ợc bắt một tầu n−ớc ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tầu đó.
+ Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo
đảm về mặt dân sự đối với con tầu nước ngoài nếu không phải vì những nghĩa vụ
đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tầu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc
để đ−ợc đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.
+ Vấn đề nêu ở (2) không "đụng chạm" đến quyền của quốc gia ven biển
áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này qui định đối với một tầu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy. Nh− vậy:
Nếu mà một chiếc tầu buôn dừng lại hoặc đi từ vùng nội thủy để ra thì
n−ớc ven biển có quyền tài phán dân sự. Trong tr−ờng hợp chỉ đi qua lãnh hải thì
n−ớc ven biển không có quyền tài phán về mặt dân sự.
Nước ven biển có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng dân sự đối với tầu thuyền n−ớc ngoài qua lại lãnh hải mà không thực hiện các nghĩa vụ dân sự khi có sử dụng các dịch vụ hàng hải của n−ớc ven biển.v.v..
B. L∙nh hải việt nam
1. Chiều rộng l∙nh hải của Việt Nam.
Diện tích các vùng biển của Việt Nam gần một triệu ki-lô-mét vuông.
Việc qui định lãnh hải Việt Nam cũng trải qua các quá trình chung của sự phát triển của luật pháp quốc tế.
* Vào thời kỳ phong kiến, phạm vi vùng biển (lãnh hải) của Việt Nam không đ−ợc qui định rõ ràng.
* Khi thực dân Pháp xâm l−ợc Việt Nam, họ áp dụng luật biển của chính quốc ở Việt Nam. Năm 1988, nhà nước Pháp đã chính thức áp dụng cho Đông D−ơng có lãnh hải là ba hải lý, nh−ng cũng chỉ đ−ợc áp dụng từ năm 1926. Đến năm 1936 lại qui định lại lãnh hải ở Đông Dương có chiều rộng 20 km (trên 10 hải lý); năm 1948 qui định lãnh hải rộng ba hải lý, vùng đánh cá Đông Dương réng 20 km).
* Sau năm 1954, ở miền Bắc n−ớc ta, chính phủ n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ qui định lãnh hải rộng 12 hải lý, nh−ng không có qui định cụ thể. ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn (cũ) qui định lãnh hải rộng ba hải lý.
Đến năm 1974 qui định lãnh hải rộng 12 hải lý theo công −ớc Giơnevơ năm 1958.
* Sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố ngày 12-05-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng
đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã qui định: Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý ở phía ngoài đ−ờng cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. Các đảo ven bờ bao gồm các những đảo dù ở cách xa bờ từ 60 đến 70 hải lý, nh−ng có liên quan rất mật thiết về kinh tế, an ninh quốc phòng và lịch sử với đất liền nh−: Hòn Hải Phú, Côn Sơn, Thổ Chu.
Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải cũng sẽ phải có lãnh hải. Lãnh hải của các đảo và quần đảo của Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được tính theo hệ thống toạ độ các điểm chuẩn của các đường cơ sở của các đảo và quần đảo và sẽ đ−ợc qui định sau trong một văn bản khác.
* Bản chất pháp lý của lãnh hải Việt Nam.
- Bản chất này đ−ợc thể hiện cụ thể là: "N−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với vùng trời phía trên,