"Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải Việt Nam một vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam"- (Tuyên bố ngày 12- 05-1977 của Việt Nam).
Do lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý nên chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam thực sự chỉ là 188 hải lý kể từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải Việt Nam.
Tại khu vực mà vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam ch−a ra tới hết bề rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở mà đã gặp vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia quanh vùng khác (nh− Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc) thì
ranh giới phân chia vùng đặc quyền về kinh tế giữa nước ta với các nước có liên quan sẽ đ−ợc qui định phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Theo tính toán, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng gần gấp ba lần diện tích nước Việt Nam lục địa. Tức là khoảng 210.600 hải lý.
* Tuyên bố ngày 12-05-1977 của Chính phủ ta về vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã bác bỏ công bố của Chế độ Sài Gòn cũ chỉ đòi hỏi quyền −u tiên
đánh cá và thiết lập vào ngày 01-04-1972 vùng đánh cá rộng 50 hải lý từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
1- Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có chế độ pháp lý chung do Công
−ớc quốc tế về luật biển quy định.
2- N−ớc ta có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật ở vùng n−ớc, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam, có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng này nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, có thẩm quyền riêng biệt trong việc thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo, có thẩm quyền riêng biệt về bảo vệ và chống ô nhiễm môi tr−ờng biển.
3. Một số cụ thể hóa chế độ pháp lý của Việt Nam tại vùng đặc quyền về kinh tÕ.
a. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
* Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, chính phủ đã ấn định cho phép phía nước ngoài vào các vùng biển Việt
- Nước ngoài chỉ được tiến hành nghề cá ở vùng đặc quyền kinh tế, khi đã
có giấy phép của Bộ Thủy sản Việt Nam và phải tuân thủ sự kiểm tra, giám sát, thực hiện đúng qui định trong giấy phép (Nghị định 437 - HĐBT ngày 22-12- 1990).
- Và nước ngoài phải thực hiện các qui định cụ thể của Việt Nam trong các văn bản luật nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam, nh−:
Nghị định 30/HĐCP ngày 29-01-1980 về qui chế cho tầu thuyền nước ngoài hoạt
động trên các vùng biển Việt Nam; Chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 29-03- 1988 về việc xử lý tầu n−ớc ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam; pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25-04-1989; Chỉ thị của Chính phủ ngày 01-12-1989 về việc tăng cường quản lý các hoạt động về thăm dò, khai thác hải sản của tầu thuyền và ph−ơng tiện n−ớc ngoài tại vùng biển của Việt Nam.
* Đồng thời chính phủ ta đã có các biện pháp chế tài xử lý vi phạm đối với ng−ời và ph−ơng tiện nghề cá n−ớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam với mức phạt:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền cao nhất 20.000 USD.
- Thu hồi giấy phép hoạt động nghề cá.
- Tịch thu ph−ơng tiện và công cụ dùng vào việc vi phạm.
Nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp đôi đồng thời vẫn phải chịu các hình phạt khác theo qui định (Nghị định 437-HĐBT).
b. Tại vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam thực hiện các quyền:
- Quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị trên biển.
- Quyền tài phán đối với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
- Quyền tài phán đối với việc nghiên cứu khoa học biển.
Nội dung của các quyền tài phán nêu trên đều đ−ợc cụ thể hóa từ nội dung các quyền tài phán do Công −ớc quốc tế qui định đối với vùng đặc quyền kinh tế.
* Riêng đối với việc nghiên cứu khoa học biển thì Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc "đồng ý mặc nhiên" - để nghiên cứu khoa học biển, mà qui định
"Trong thời hạn 4 tháng kể từ khi bên n−ớc ngoài xen vào nghiên cứu, phía Việt Nam sẽ trả lời bên nước ngoài về quyết định của mình.
Các hình thức xử lý vi phạm đối với việc nghiên cứu khoa học biển của n−ớc ngoài.
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền từ 2% đến 12% giá trị của dự án, tính theo USD.
- Đình chỉ dự án nghiên cứu đã đ−ợc chấp nhận, cho phép.
- Thu hồi giấy phép và đình chỉ hoạt động nghiên cứu của phương tiện.
- Tr−ờng hợp vi phạm nghiêm trọng, phía Việt Nam có quyền bắt giữ
ph−ơng tiện theo pháp luật của Việt Nam.