CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Các khái niệm
1.4. Các nghiên cứu liên quan tới Hồ Tây
Hồ Tây là hồ nằm ở phía Tây Bắc trong lòng nội thành TP. Hà Nội với diện tích khoảng 527ha với độ sâu trung bình của hồ khoảng 1,6 - 2m. Hồ là nơi gắn liền với biết bao truyền thuyết lịch sử và cũng là nơi chứa đựng và cung cấp các giá trị đa dạng sinh học phong phú, đa dạng; xung quanh hồ là các di tích lịch sử quan trọng có giá trị cùng với các khu dân cƣ sinh sống lâu đời. Trong
những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, Hồ Tây là nơi diễn ra các hoạt động giải trí, du lịch và dịch vụ... . Hồ Tây là một phần không thể tách rời của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Trong quá trình phát triển đô thị mà đặc trƣng là đô thị hóa. Các hoạt động phát triển đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng và khu vực Hồ Tây cũng không phải là một ngoại lệ. Việc phát triển đô thị mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển cũng như cải thiện đời sống của người dân, tuy nhiên phát triển đô thị tại khu vực thành phố Hà Nội nói chung và khu vực Tây Hồ nói riêng cũng đã và đang tạo ra những sức ép đáng kể lên đất ngập nước Hồ Tây, những sức ép đó là ô nhiễm môi trường, mất nơi sinh sống của sinh vật, thu hẹp diện tích, suy giảm các chức năng hệ sinh thái… . Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ vô cung nguy cấp về các vấn đề liên quan tới môi trường.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về Hồ Tây với mục đích khảo sát đánh giá, cải thiện môi trường hồ và quản lý sử dụng bền vững hồ, cụ thể có thể kể ra nhƣ sau:
(1) Dự án điều tra cơ bản về môi trường và các giải pháp bảo vệ khu vực Hồ Tây vào năm 1997 – 1998 do Viện ST&TNSV thực hiện. Hiện trạng môi trường nước Hồ Tây được ghi nhận với hầu hết các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá và vi sinh vật và biến động theo thời gian (mùa khô, mùa mƣa) và không gian theo từng vùng hồ, theo tầng mặt và tầng đáy. Các kết quả khảo sát cho thấy đã có sự ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực ven bờ Hồ Tây. Những nguyên nhân cơ bản của sự ô nhiễm là nước thải sinh hoạt, đặc biệt thời đó là từ một số cống thải như nước thải từ cống Tầu bay vào Hồ Tây.
(2) Báo cáo Quy hoạch môi trường vùng Hồ Tây – Hà Nội đến năm 2020 thực hiện vào năm 1999;
(3) Đề tài Điều tra ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến chất lượng Hồ Tây thực hiện vào năm 2000;
(4) Điều tra, đo đạc một số yếu tố môi trường nước theo phương pháp đo trực tiếp liên tục bằng các đầu dò điện cực phối hợp với hệ thống GIS ở trên thuyền
của Wong, Lê Quốc Hùng và cộng sự ở Viện Hoá học, Viện KHCNVN thực hiện trong năm 2001. Các thông số môi trường như pH, nhiệt độ, EC, DO, độ đục và độ dẫn điện. Ngoài ra, còn thu mẫu nước để phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu dinh dƣỡng nhƣ NO2, NO3, NH4, SiO2…, các kim loại nặng, dầu trong nước, thuốc bảo vệ thực vật. Các kết quả phân tích của nhóm tác giả này cho thấy Hồ Tây ở trong tình trạng phú dưỡng. Nhiều chỉ tiêu môi trường về kim loại nặng, coliform trong nước, trầm tích và sinh vật (trai, ốc, cá chép) cao vƣợt quá mức cho phép so với các tiêu chuẩn Việt Nam, Canada, Úc...
(5) Trong nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008 về mô hình hoá hệ sinh thái Hồ Tây, tác giả Lưu Lan Hương và cộng sự đã tiến hành khảo sát chất lượng nước Hồ Tây tại 5 điểm thu mẫu ven bờ và 1 điểm giữa hồ. Các kết quả phân tích một số chỉ số môi trường nước như DO, BOD5, độ đục, NO3-
, NO2- và NH4+ đều đạt tiêu chuẩn loại B (tiêu chuẩn 5942). Trong khi hàm lƣợng COD vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép.
(6) Dự án “Quản lý bền vững và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội” được trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Thế Giới đƣợc tiến hành thực hiện trong các năm 2002 – 2003. Dự án đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến hệ sinh thái ĐNN Hà Nội và thúc đẩy sử dụng bền vững đất ngập nước Hà Nội thông qua các hoạt động chính là: 1) Điều tra/khảo sát hiện trạng của các hồ Hà Nội trong đó đặc biệt lưu ý tới Hồ Tây; 2) Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và học sinh trên địa bàn Hà Nội; và 3) Xây dựng và đệ trình Bản thảo đề xuất Kế hoạch hành động nhằm bảo tồn và quản lý bền vững đất ngập nước Hà Nội.
(7) Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái Hồ Tây, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý” đƣợc thực hiện vào năm 2012. Các kết quả khảo sát tổng hợp về môi trường nước, trầm tích và sinh học, sinh thái Hồ Tây và vùng lưu vực cho thấy: Khu hệ thuỷ sinh vật Hồ Tây khá đa dạng về thành phần loài và là một hồ có năng xuất sinh học cao, môi trường nước và trầm tích Hồ Tây về cơ bản là vực nước bị phú dưỡng, có những biểu hiển của ô nhiễm hữu cơ ở các vùng nước gần các cống thải vào hồ.
Hàm lượng các kim loại nặng ở nước và trầm tích hồ đều ở dưới mức cho phép nhưng đáng lưu ý là các loài động vật thân mềm trong hồ có hàm lượng As, Cd và Pb đều cao hơn giới hạn trên do Bộ Y tế và EU quy định cho trai, ốc dùng làm thực phẩm. Các nguyên nhân làm phú dưỡng hồ là lượng nước thải dân cư không đƣợc xử lý đổ vào hồ, độ dày lớp bùn đáy hồ ngày càng lớn, đặc biệt ở khu vực gần các cửa cống thải, làm giảm khả năng tự làm sạch của hồ. Các cống trên đường Thuỵ Khê như cống Tàu Bay và cống phía sau trường THCS Chu Văn An là những nguồn nước thải dinh dưỡng cao nhất vào hồ.
Hầu hết các kết quả điều tra, nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy môi trường nước Hồ Tây ở tình trạng phú dưỡng, một số khu vực hồ bị ô nhiễm hữu cơ. Về thuỷ sinh vật, đặc điểm mật độ tảo cao vào các thời kỳ điều tra cho thấy có sự nở rộ thực vật nổi, biểu thi sự phú dưỡng của nước hồ. Tuy vậy, các kết quả điều tra cho thấy ở Hồ Tây động vật thân mềm là ốc vặn, trai và giáp xác là tôm càng vẫn còn với số lƣợng khá nhiều, nhƣng trong thời gian gần đây đã có chiều hướng giảm cả về số lượng và chất lượng.
Những nghiên cứu kể trên đã tập trung vào nghiên cứu về hiện trạng, chất lượng môi trường và đề ra những giải pháp để bảo vệ Hồ Tây; tuy nhiên việc xem xét tới những nguyên nhân sâu xa, những yếu tố tổng thể ảnh hưởng tới chất lượng môi trường cũng như ảnh hưởng tới các chức năng/ giá trị hệ sinh thái ĐNN của Hồ Tây để từ đó có được những giải pháp hiệu quả cải từng bước cải thiện môi trường hồ vẫn chưa được xem xét và đánh giá đầy đủ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của việc phát triển đô thị tới chức năng của hệ sinh thái là rất quan trọng. Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và xem xét các ảnh hưởng của phát triển đô thị tại địa bàn quận Tây Hồ tới các chức năng của Hồ Tây – một khu vực đất ngập nước quan trọng của thủ đô (với rất nhiều giá trị/chức năng). Việc nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp để phát huy các giá trị/ chức năng đó, góp phần vào việc phát triển bền vững thủ đô nói chung và của Hồ Tây nói riêng.