CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.2. Hiện trạng môi trường và đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây
3.2.1. Hiện trạng môi trường Hồ Tây
a. Các thông số thuỷ lý
Theo các nghiên cứu, điều tra gần đây nhất của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật trong đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây” thì các thông số thủy lý tại Hồ Tây nhƣ sau:
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước ở Hồ Tây dao động từ 25 † 340C. Nhiệt độ ở tầng đáy thường thấp hơn ở tầng mặt, nhiệt độ trong nước mặt thay đổi theo mùa, mùa mưa có nhiệt độ nước cao hơn mùa khô.
Độ pH: Độ pH dao động từ 6,9 † 9,8 và cao nhất ở những tháng mùa mƣa (tháng 8). Độ pH trung bình ở tầng mặt và tầng đáy ít có sự chênh lệch, thường nằm trong khoảng từ 7,5 † 8,5. Ở các điểm cửa cống thải, độ pH có xu hướng nghiêng về trung tính hơn. Độ pH đạt chỉ tiêu cho phép tiêu chuẩn A1 và A2 theo QCVN08:2008/BTNMT.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Hàm lƣợng DO nhìn chung có sự thay đổi theo mùa, mùa mƣa có hàm lƣợng DO cao hơn so với mùa khô, DO tầng mặt của Hồ Tây dao động 0,4 † 2,3 mg/l (trung bình 5,57 mg/l). Hàm lƣợng DO tầng đáy dao động 0,4 † 8,6 mg/l (trung bình 4,79 mg/l), DO là lượng Oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các nhóm động vật thuỷ sinh… Giá trị DO trung bình tầng mặt vào cuối mùa khô, đầu mùa mƣa (trong các đợt tháng 4 và tháng 11) dao động 4,92 † 5,55 mg/l, thấp hơn so với hàm lƣợng DO trong tháng 8 (mùa mƣa) 5,97 mg/l. Hàm lượng DO ở các điểm cống thải thường rất thấp so với tiêu chuẩn cho phép. Giá trị trung bình Oxy hoà tan ở tầng mặt ổn định và cao hơn so với tầng đáy và đã vƣợt chuẩn. Riêng ở các điểm cống thải lớn, hàm lƣợng DO không đạt tiêu chuẩn B1 (hàm lượng DO xuống rất thấp, dưới tiêu chuẩn cho phép nhiều vùng cửa cống có hiện tƣợng yếm khí, hàm lƣợng DO chỉ 0,4 mg/l) theo QCVN08:2008/BTNMT. Tại tầng nước sát đáy, hàm lượng DO thấp hơn tầng mặt, vùng nước tất cả các cửa cống đều có hàm lượng DO thấp dưới mức cho phép theo cả mức B1 và A2 theo QCVN08:2008/BTNMT.
Độ muối: Độ muối là hàm lƣợng tổng cộng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng có trong nước. Độ muối trong tầng mặt Hồ Tây thường ở mức < 0,2%.
Độ muối không biến đổi nhiều, nhƣng tại các vùng cửa cống, độ muối cao hơn hẳn và biến đổi thất thường có thể do ảnh hưởng của nước thải xung quanh ra Hồ Tây. Hàm lƣợng muối ở tầng đáy biến đổi theo mùa rất rõ: mùa mƣa (tháng 8) có hàm lƣợng muối thấp nhất và đồng đều giữa các điểm khảo sát; vào mùa khô (đầu tháng 5 và tháng 11), hàm lƣợng muối cao hơn hẳn.
Độ dẫn (EC): Độ dẫn điện của nước tương quan với độ muối, liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO2, NO3-, PO4 3- v.v... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện. Độ dẫn thường cao và biến đổi lớn tại khu vực các điểm cống.
Độ đục (NTU): Độ đục của nước gây ra bởi những chất rắn lơ lửng mà không nhìn được bằng mắt thường. Nguyên nhân gây ra độ đục trong nước là do các loại bùn, axit silic, các loại chất hữu cơ, vi sinh vật và thực vật phù du. Độ đục làm hạn chế ánh sáng trong nước, làm cho một số thực vật khó phát triển, và dẫn đến những động vật sống dựa vào những thực vật này cũng bị ảnh hưởng. Trong thời điểm mùa mưa, độ đục của nước Hồ Tây thường cao hơn so với mùa khô, và độ đục ở tầng đáy thường cao hơn so với tầng mặt.
b. Các thông số thuỷ hoá
Các thông số thủy hóa tại Hồ Tây đã đƣợc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật trong đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây” thì các thông số thủy hóa tại Hồ Tây nhƣ sau:
Chất rắn lơ lửng (SS) trong nước: Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng ở khu vực Hồ Tây dao động từ 8,6 † 147,3 mg/l. Trong mùa khô và đầu mùa khô (tháng 4 và tháng 5), hàm lượng SS thường thấp, biến đổi từ 8,6 † 48,5 mg/l, nhỏ hơn giới hạn cho phép nước mặt QCVN08:2008/BTNMT cột B2. Đến mùa mưa (tháng 8), hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng đột biến, và luôn cao hơn tiêu chuẩn cho nước mặt và
dao động từ 74,1 mg/l † 147,3 mg/l. Nguyên nhân có sự đột biến này bởi trong mùa mưa, các chất thải ở ven hồ theo nước mưa đổ xuống hồ làm xáo trộn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong thuỷ vực hồ.
Tại khu vực các cống thải, hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng tương tự như sự biến đổi chất lượng nước mặt của Hồ Tây, chất lượng nước ở các cống thải trong mùa khô (tháng 4 và tháng 5) cũng biến đổi không nhiều và đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép cho nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008/BTNMT), biến đổi từ 9,8 mg/l đến 31 mg/l. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong các cống thải trong mùa mƣa (tháng 8) rất cao, dao động từ 83,16 mg/l † 168,47 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT, mức B (tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Hàm lượng BOD5: Hàm lƣợng BOD5 ở Hồ Tây khá cao, dao động từ 11 † 187 mg/l. Ở các điểm cách xa cống thải, hàm lượng này so với tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08:/BTNMT với mức A2 và B1 đều vƣợt quá và gấp 2 † 3 lần. Tại các điểm cống xả thải vào hồ: hàm lượng BOD5 so với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT mức B (B < 50) cũng vƣợt quá gấp 2 † 4 lần. Nếu so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây, hàm lượng BOD5 ở thời điểm hiện tại là cao hơn nhiều cả về giá trị cực tiểu cũng nhƣ cực đại.
Hàm lượng COD: Dao động từ 29 † 370 mg/l, giá trị trung bình trong các đợt từ 30-250 mg/l cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây: 45 † 110 mg/l (Nguyễn Quốc Hùng 2001). So với giới hạn cho phép QCVN 08: A2, B1 tại các điểm khảo sát đều vƣợt quá giới hạn cho phép. Tại các điểm cống thải, COD vƣợt giới hạn cho phép B2 đến 7 lần.
Hàm lượng Amoni NH4+: Hàm lƣợng NH4+ ở Hồ Tây trong các đợt khảo sát gần đây dao động từ 0,01 † 2 mg/l, thường ở mức cao và vượt giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT), nhất là trong thời kỳ đầu mùa khô (tháng 4), có xu hướng giảm xuống trong các tháng mùa mưa. Các điểm đo ở cống thải có hàm lƣợng amoni rất cao, vƣợt gấp nhiều lần giới hạn cho phép (một số các cống thải có khi vƣợt quá 40 † 50 lần khi đã tính ở mức độ giá trị trung bình).
Hàm lượng Nitrit NO2-
: Hàm lƣợng nitrit trong quá trình khảo sát cũng rất cao, thường vượt quá giới hạn cho phép, không chỉ riêng ở các điểm cống xả thải mà ở các điểm khác trong hồ cũng đạt giá trị rất cao.
Hàm lượng Nitrat NO3-
: Hàm lƣợng NO3- biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mƣa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mƣa, sau đó có xu hướng tăng dần vào mùa khô.
Hàm lượng Tổng nitơ (TN): Tại Hồ Tây, hàm lƣợng Tổng N có trị số trung bình khoảng 4,07 mg/l, biến đổi trong khoảng từ 0,491 † 72,75 mg/l. Nếu so với giới hạn cho phép của Đan Mạch thì hàm lƣợng tổng N ở các điểm trên hồ vƣợt quá 4 lần, giá trị tính trung bình của hàm lƣợng này vƣợt quá 40 lần và tại các điểm cống thải còn cao hơn nữa. Hàm lƣợng ni tơ tổng số cũng có biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mƣa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mƣa, đầu mùa khô.
Hàm lượng phốt phát (PO42-) và tổng phốt pho (TP): Phốt pho là chất dinh dưỡng trong nguồn nước có nguồn gốc từ quá trình tăng sinh khối trong hệ sinh thái nước. Các kết quả phân tích hàm lượng PO42- trong nước Hồ Tây dao động 0,111 † 0,673 mg/l. Nhìn chung hàm lượng muối phốt phát ở các vùng nước giữa hồ thấp dưới mức cho phép. Ở vùng cửa cống xả, hàm lượng phốt phát đã cao vƣợt mức cho phép. Hàm lƣợng phốt phát PO42- cũng có biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mƣa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mƣa, đầu mùa khô.
Theo Viện chất lượng nước Đan Mạch thì khi nước bị phú dưỡng, hàm lượng Tổng P > 0,15 mg/l. Tại Hồ Tây, hàm lƣợng Tổng P có trị số trung bình khoảng 1,06 mg/l, biến đổi trong khoảng 0,18 † 24,2 mg/l, điều này chứng tỏ nước tại Hồ Tây bị phú dƣỡng. Hàm lƣợng phốt pho tổng số cũng có biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mƣa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mƣa, đầu mùa khô
Hàm lượng muối silic ( SiO32-): Hàm lƣợng muối dinh dƣỡng Silíc Hồ Tây dao động từ 10 † 42 mg/l. Mùa khô (tháng 11) hàm lƣợng muối Silic cao hơn so với mùa mưa, hàm lượng Silic ở tại cửa cống thường cao hơn ở vùng giữa hồ.
Hàm lượng dầu mỡ trong nước: Dầu mỡ là chất lỏng khó tan trong nước, độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác động của dầu mỡ các loài thủy sinh và cây ngập nước đều dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp chất dinh dƣỡng.
Hàm lượng dầu mỡ trong nước Hồ Tây ít có sự thay đổi theo mùa trong năm.
Hàm lƣợng dầu mỡ biến đổi từ 0,048 † 0,085 mg/l trong các tháng đầu mùa khô.
Giá trị phân tích cho thấy, ở các điểm trên mặt hồ hàm lƣợng này đạt giới hạn cho phép ở mức độ A2, ở các điểm cống thải tuy hàm lƣợng này có cao hơn nhƣng vẫn đạt giới hạn cho phép ở mức độ B1.
Tại hầu hết các khu vực trong hồ, hàm lượng dầu thấp hơn GHCP của nước mặt (0,02 mg/l). Tuy nhiên, tại những điểm xả thải hàm lƣợng dầu rất cao vƣợt trên giới hạn cho phép 3 † 4 lần, nước bị ô nhiễm dầu mỡ, và trong nước vùng ven hồ hàm lượng các chất dầu mỡ đều có xu hướng tăng cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho cá chết hàng loạt tại một số điểm ở Hồ Tây trong thời gian vừa qua.
Hàm lượng Cyanua và Phenol: Hồ Tây không bị ô nhiễm phenol và cyanua, hàm lượng cyanua và phenol ở trong nước hồ đều nhỏ hơn rất nhiều GHCP.
Hoá chất bảo vệ thực vật: Những nhóm thuốc BVTV chủ yếu trong nước Hồ Tây là HCB, DDE và DDT đều có hàm lƣợng rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép, mặc dù hàm lượng DDT trong nước khá lớn so với các nhóm khác nhưng vẫn còn rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép. Do vậy có thể kết luận nước Hồ Tây chƣa bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV.