Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu đƣợc công bố trong niên giám thống kê Hà Nội năm 2011, dân số

quận Tây Hồ năm 2011 là 141.200 người, trong đó dân số nữ (72.200 người) là lớn hơn dân số nam (69.000 người), mật độ 5.968 người/km2. Có 6 phường liên

quan trực tiếp đến Hồ Tây là: P. Thuỵ Khuê; P. Yên Phụ; P. Quảng An;

P. Nhật Tân; P. Xuân La; P. Bưởi.

So với toàn bộ Hà Nội thì dân số tại Tây Hồ có mật độ trung bình, tuy nhiên dân số tại đây có sự phân bố không đều. Dân cƣ tập trung đông tại phía Nam và Đông Nam thuộc địa bàn P. Quán Thánh, Trúc Bạch, Bưởi, Yên Phụ; ngược lại tại khu vực phía Bắc dân cƣ tập trung với mật độ thƣa thớt hơn.

Dân cƣ tại khu vực quận Tây Hồ gồm có dân cƣ đã sống từ lâu đời tạo thành các làng nhƣ Yên Thái, Võng Thị, Nghi Tàm. Bên cạnh đó còn có một lƣợng không nhỏ dân cƣ tự do đến công tác, làm việc và một lƣợng đáng kể khách du lịch tập trung tại các nhà nghỉ, khách sạn.

b. Điều kiện kinh tế

Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” với giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ - du lịch, thương mại tăng bình quân 14,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm bình quân 3,8%/năm.

c. Công tác giáo dục - đào tạo và y tế

Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Đã có 11 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, có 8/8 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các vấn đề chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đƣợc quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây, quận Tây Hồ đã giải quyết việc làm cho một số lƣợng lớn lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể. Hoạt động văn hóa thông tin

đƣợc đẩy mạnh và thực hiện có kết quả. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào thực tiễn đời sống xã hội, đƣợc nhân dân trong quận ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ. Nếu như năm 1996, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 78%, thì đến năm 2008 đã tăng lên trên 85%... . d. Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh

Tây Hồ là vùng đất cổ có 62 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 31 di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia nhƣ: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên... Đây là những di tích lịch sử đẹp và rất có giá trị trong lịch sử.

Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây - một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với phạm vi rộng lớn và đƣợc coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây.

e. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tại khu vực Hồ Tây có thể đƣợc chia thành các khu vực với những đặc điểm nhƣ sau:

(1) Khu vực Đông Nam quanh hồ Trúc Bạch: Đây là khu vực có hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện. Phần lớn hệ thống cống thoát nước được xây dựng từ thời Pháp và thông qua hệ thống cống chính, sau đó đổ vào hồ Trúc Bạch qua cống Nguyễn Trường Tộ và cống Phạm Hồng Thái. Nhìn chung hệ thống cống do xây dựng từ lâu, lại ít được nâng cấp nên khả năng tiêu thoát nước kém, vào mùa mưa cống thường xuyên bị tắc gây nên tình trạng úng ngập cục bộ ở một số thời điểm.

(2) Khu vực phía Tây Nam Thụy Khê - Bưởi: Hệ thống CSHT như điện, nước, thoát nước đã có nhưng chưa đồng bộ. Riêng khu vực Thụy Khê, cống thoát và cấp nước sạch chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, các cống nhỏ và tiêu thoát nước kém. Cống Tàu Bay, mương Đõ là cống thoát nước lớn nhất trong khu vực.

(3) Khu vực Bưởi: hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, không thông thoát thường xuyên nên luôn xảy ra ngập úng cục bộ vào những ngày mưa, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực. Trong khu vực này có cống Trích Sài là lớn nhất. Các hệ thống cống rãnh thuộc hai phường Bưởi và Thụy

Khê đƣợc thiết kế một phần chảy ra Hồ Tây và một phần chảy ra sông Tô Lịch.

(4) Khu vực phía Tây Bắc của Hồ Tây bao gồm địa phận phường xuân La, Nhật Tân. Đây là khu vực mới được nâng cấp thành phường nên so với các khu vực khác quanh hồ thì hệ thống đường xá và thoát nước chưa hoàn thiện. Ngoài hệ thống trong phường vẫn chưa đáp ứng được xu thế phát triển chung.

Cống Xuân La là cống xả lớn nhất của Hồ Tây nên mỗi khi mƣa to, hồ nhiều nước thì Xuân La trở thành túi nước thải của hồ. Hầu hết các hộ gia đình sống cạnh hồ cũng xả thải trực tiếp xuống hồ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường chung khu vực.

(5) Khu vực phía Đông của Hồ Tây thuộc địa phận phường Quảng An. Khu vực này có địa thế cao, thoáng gió. Từ lâu khu vực này đã đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ, trở thành trung tâm vui chơi giải trí của người dân Hà Nội (nhà nghỉ Quảng Bá, khách sạn Thắng Lợi). So với các khu vực khác thì nơi đây tập trung đầy đủ các điều kiền về cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình, điện nước, bể bơi, nhà văn hóa...

Ngoài ra, xung quanh Hồ Tây còn có rất nhiều hạng mục nhƣ lan can, hệ thống chiếu sáng, cột điện…dọc theo hành lang xung quanh hồ (bảng 3.2 và hình 3.1).

Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng xung quanh Hồ Tây

TT Hạng mục Hiện trạng

1 Đường Chiều dài đường xung quanh Hồ Tây 18,9 km

2 Đường dạo Vỉa hè 6,3257 ha

Đường dạo trong vườn hoa 0,9 ha

3 Xây xanh thảm cỏ

Ghế đá 345 chiếc

Bãi cỏ 16.339,31 m2

Hoa thời vụ 1.151,14 m2

Cây viền 1.047,82 m2

Cây cảnh khóm 1.117 khóm

Cây cảnh trồng mảng thân bò 1.556,38 m2 Cây cảnh trồng mảng thân đứng 292,39 m2

Chậu cây cảnh (chậu men) 89 chậu

Cây đơn lẻ 121 cây

Cây xanh bóng mát > 5 tuổi 2.422 cây Nguồn: Ban quản lý Hồ Tây, 2011

Bia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Bờ kè ven hồ

KS Seraton Lan can sắt

Đường vành đai đoạn Thuỵ Khuê Đường Thuỵ Khuê

Cây xanh bóng mát ven hồ

Hình 3.1. Một số hình ảnh về cơ sở hạ tầng khu vực quanh hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)