CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Có 2 hướng tiếp cận trong đề tài, đó là tiếp cận tổng hợp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành và tiếp cận hệ sinh thái.
(1) Tiếp cận tổng hợp, liên ngành giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Do mục tiêu của đề tài là “ Đánh giá, nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và ảnh hưởng từ phát triển đô thị lên các chức năng đó”. Có thể thấy rằng quá trình phát triển đô thị có nhiều mặt, trong đó việc phát triển đô thị đã kéo theo sự tăng dân số, chuyển đổi sử dụng đất, thu hút khách du lịch, tăng các loại hình dịch vụ… đã ngày càng gây sức ép và ảnh hưởng lớn tới các giá trị/ chức năng tại các khu vực ĐNN, đặc biệt tại các đô thị. Do đó nghiên cứu cần một tiếp cận tổng hợp, liên ngành tại khu vực nghiên cứu mới có thể giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra của đề tài nghiên cứu.
(2) Tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận HST là tập hợp những nguyên tắc (chiến lƣợc) nhằm thúc đẩy quản lý tổng hợp đất, nước và tài nguyên sinh học. Mục tiêu của tiếp cận HST là sử dụng HST mà không làm mất đi HST cùng các đặc trƣng của nó.
Theo Lê Trọng Cúc (1998), Malby và cs. (1999), Pirot và cs. (2000), Smith và cs. (2003) thì tiếp cận HST có nghĩa là:
- Một chiến lược về quản lý tổng hợp đất, nước và tài nguyên sinh học nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững trong mối quan hệ bình đẳng;
- Tạo ra sự cân bằng hợp lý gữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐDSH và nhấn mạnh rằng sự đa dạng về văn hóa và sinh học là những yếu tố quan trong của cách tiếp cận HST.
- Một quá trình quy hoạch có sự tham gia của người dân qua cách quản lý và thích ứng. Quản lý phải bao gồm tất cả các bên liên quan và cân đối giữa quyền lợi địa phương với những bộ phận khác của xã hội.
- Thúc đẩy sự tham gia đồng đều của tất cả các lĩnh vực trong xã hội và nó phải phân quyền đến tận cấp thấp nhất thích hợp. Do đó, nó đem lại tính hiệu quả và công bằng lớn hơn.
- Tất cả các loại thông tin liên quan bao gồm khoa học và kiến thức bản địa, nhập kỹ thuật mới và cách thực hành. Tất cả các nguồn thông tin đều quan trọng cho những chiến lƣợc quản lý HST hữu hiệu.
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái bao gồm:
(1) Mục tiêu của việc quản lý đất, nước và tài nguyên sinh vật là vấn đề lựa chọn của toàn xã hội.
(2) Việc quản lý cần đƣợc phân cấp rõ ràng cho đến cấp thực hiện trực tiếp.
(3) Người trực tiếp quản lý HST cần quan tâm đến các ảnh hưởng của các hoạt động của mình đến HST lân cận
(4) Mục đích cuối cùng của việc quản lý HST là các giá trị kinh tế. Đó là:
(5) Giảm ảnh hưởng tiêu cực của thị trường lên ĐDSH.
(6) Khuyến khích bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững.
(7) Ƣớc tính đƣợc chi phí và lợi ích của công tác bảo vệ.
(8) Quản lý phải giữ cho đƣợc cấu trúc và chức năng để HST tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài.
(9) HST phải đƣợc quản lý trong giới hạn các chức năng của nó.
(10) Việc quản lý phải dựa vào sự thay đổi của HST theo thời gian và không gian
(11) Cần phải có kế hoạch nhất quán, lâu dài để quản lý HST theo từng giai đoạn thay đổi tự nhiên.
(12) Quản lý HST cần nhớ là thay đổi sẽ không bao giờ có thể trở lại từ ban đầu.
(13) Quản lý cần nhằm đến sự cân bằng giữa các bên, kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên Đ DSH.
(14) Quản lý cần dựa trên mọi nguồn kiến thức, từ khoa học cho đến dân gian và áp dụng khôn ngoan, sáng tạo cho mỗi tình huống.
(15) Quản lý cần có sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội.
Trên cơ sở đó, mục tiêu hành động của quản lý bảo tồn trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái là (Pirot và cs (2000, trong Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2006):
(1) Miêu tả những thành phần cơ bản của HST.
(2) Phân tích chức năng, mối liên kết và ranh giới của HST.
(3) Phân tích những cơ hội và thách thức.
(4) Xác định mục đích quản lý HST.
(5) Đề xuất những biện pháp quản lý sẽ đƣợc tiến hành.
Đề tài với mục tiêu nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Tây nên cần xem xét các khía cạnh có liên quan tới hệ sinh thái của hồ nhƣ ranh giới hệ sinh thái, các chức năng và giá trị của hệ sinh thái của hồ và đánh giá các ảnh hưởng cũng như sức ép mà hệ sinh thái hồ đang phải chịu tác động. Từ đó có những đánh giá và giải pháp phù hợp để sử dụng hợp lý và bền vững HST Hồ Tây.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thu thập, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các dữ liệu từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể:
- Các số liệu đƣợc sử dụng trong phần tổng quan tài liệu là số liệu kế thừa và tổng hợp từ các tài liệu nhƣng đƣợc lựa chọn trích dẫn để phân tích phù hợp theo góc độ nghiên cứu.
- Các số liệu thống kê liên quan tới địa bàn nghiên cứu đƣợc thu thập từ các báo cáo thống kê, các đề án phát triển kinh tế xã hội; các tài liệu, luận văn, báo cáo nghiên cứu về đô thị hóa, về ảnh hưởng của đô thi hóa tới môi trường Hồ Tây; các văn bản liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội, các thông tin báo chí.. .
Các số liệu, tài liệu, đƣợc thu thập chủ yếu tại quận Tây Hồ, khu vực Hồ Tây.
b. Phương pháp khảo sát thực địa
Nội dung của phương pháp bao gồm khảo sát điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, khảo sát hiện trạng sử, ranh giới của các loại hình sử dụng đất.
Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin bằng quá trình khảo sát, ghi chép, chụp ảnh… Qua công việc này các dữ liệu đƣợc thu thập giúp có đƣợc những nhận định sơ bộ về hệ sinh thái Hồ Tây, tình hình phát triển đô thị tại quận Tây Hồ nói chung và khu vực Hồ Tây nói riêng, hiện trạng cũng nhƣ
những ảnh hưởng từ quá trình phát triển đô thị tới khu vực nghiên cứu.
c. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Tác giả đã phỏng vấn sâu một số lãnh đạo, người dân địa phương. Qua đó đã có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan, đồng thời cũng thu thập đƣợc những thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, diện tích Hồ Tây, hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý, sử dụng đất ở quận Tây Hồ, các giá trị của Hồ Tây, cảnh đẹp khu vực Hồ Tây cũng nhƣ về nhận thức của cá nhân về giá trị/ chức năng của đất ngập nước khu vực Hồ Tây; đồng thời thấy được những sức ép từ phát triển đô thị trong những năm gần đây tới các chức năng hệ sinh thái Hồ Tây.
d. Phương pháp phân tích hệ thống
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một hệ thống tập hợp các chuỗi vấn đề được liên kết với nhau theo một mắt xích. Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống giúp tác giả nhìn nhận đƣợc vấn đề nghiên cứu trong một tập hợp. Các vấn đề liên quan chủ yếu và thứ yếu đến đề tài đƣợc đặt trong một mối liên hệ hữu cơ với nhau, tạo ra cho tác giả một cách nhìn tổng quát, mạch lạc, rõ ràng đối với vấn đề nghiên cứu.
e. Phương pháp trình bày số liệu
Tác giả đã sử dụng các bảng biểu để trình bày những số liệu thống kê bằng cách sử dụng phần mềm EXEL, WORD. Ngoài ra việc sử dụng hình ảnh, photo cũng đƣợc sử dụng để biểu diễn những thông tin cần thiết.