TRÊN TH Ế GIỚI THẾ KỶ XVII - XVIII
2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT GIAO THƯƠNG ĐÀNG TRONG VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.3.2. Tính ch ất của giao thương ở Đàng Trong
Đàng Trong vào thế kỷ XVII - XVIII thực sự là một trung tâm mậu dịch quan trọng của khu vực châu Á. Lần đầu tiên cư dân một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời lại sống chủ yếu nhờ vào hoạt động thương mại. Chúng ta không thể phủ nhận những cố gắng của chính quyền chúa Nguyễn trong việc khuyếch trương hoạt động ngoại thương. Nhà nước đã triệt để tận dụng mọi cơ hội, ra sức khai thác tiềm năng để biến vùng đất này vượt qua ngưỡng của một nền kinh tế tự cung tự cấp được coi là tiêu biểu của Đông Nam Á lúc bấy giờ, hướng đến một nền thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế, phát triển đất nước. Thương mại được coi là đồn bẫy kinh tế để Đàng Trong "dung thân " trước bảy lần tấn công của chúa Trịnh, của thế lực Chiêm Thành, Chân Lạp và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Giao thương Đàng Trong với các nước trên thế giới vào thế kỷ XVII - XVIII được tiến hành trên cơ sở một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, với một ý thức hệ phong kiến cũ kỹ, cho nên nó bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Việc buôn bán mang nặng tính một chiều, hoạt động ngoại thương theo phương thức mùa vụ, sự độc đoán của chính quyền trong việc mua bán trước, tính nhiêu khê, rườm rà trong thủ tục hành chính, sự nhũng nhiễu của quan tàu vụ,... là sự phản ánh tỉnh chất phong kiến, lạc hậu và là sự hạn chế của nền ngoại thương Đàng Trong.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chúng ta phủ nhận những yếu tố kinh tế hàng hóa đang nảy sinh và phát triển ở Đàng Trong ương hai thế kỷ XVII - XVIII. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa Đàng Trong đã làm nảy sinh mầm móng kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Tuy còn quá yếu ớt, chưa định hình rõ nét, song đã chứng tỏ sự phát triển mới, bước đầu vượt ra khỏi quĩ đạo kinh tế phong kiến. Từ đó có thể nói rằng, ngoại thương Đàng Trong không hoàn toàn mang tỉnh chất phong kiến mà bên cạnh đó, nó còn mang tỉnh chất kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Nền ngoại thương mang tính chất phong kiến được xây dựng trên cơ sở một nền kinh tế - xã hội phong kiến được xem như là một tất yếu. Không thể đòi hỏi ở nó một trình độ cao hơn. Song, như trên đã phân tích, cho dù nền sản xuất hàng hóa Đàng Trong đã có bước chuyển biến đáng kể trong việc tạo dựng nền móng cho hoạt động kinh tế đối ngoại, thì xem ra kinh tế đối ngoại Đàng Trong đã phát triển mạnh hơn và cao hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ của nền móng đó. Điều đáng tiếc là những thành tựu của nền kinh tế Đàng Trong không được kế thừa và phát triển để có thể làm tiền đề cho một bước ngoặt trong lịch sử kinh tế Việt Nam.
Trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài, buôn bán giữa Đàng Trong với các nước trong khu vực đóng vai trò quan trọng. Đôi với những quôc gia châu Á có nền thương nghiệp phát triển như Nhật Bản và Trung Quốc, chúa Nguyễn luôn tạo được thế chủ động trong mọi quan hệ, nhưng do yếu kém của lực lượng thương nhân Việt, nên người Nhật và sau đó là người Hoa luôn đóng vai trò chi phối thị trường Đàng Trong. Tuy vậy, chính quyền Đàng Trong vẫn nắm giữ được vai trò quản lý và thu được nguồn lợi lớn từ hoạt động mua bán của thương nhân nước ngoài.
Trong bối cảnh thương mại quốc tế thời kỳ này, hoạt động buôn bán của người Nhật, người Hoa tại thương cảng quốc tế Hội An cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại của các nước phương Tây.
Đối với thương nhân phương Tây, rõ ràng sự phát triển kinh tế hàng hóa là nguyên nhân thúc đẩy họ đến đặt quan hệ giao thương với nước ta. Lúc bấy giờ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp là những nước có tiềm lực kinh tế tư bản chủ nghĩa mạnh, có lực lượng hải thương lớn. Tàu buôn của họ thuộc loại "dọc ngang bốn bể".
Họ có trình độ đóng thuyền thuộc bậc nhất thế giới, lại có kinh nghiệm vượt đại dương được tích lũy trong mấy trăm năm về trước, có đầy đủ phương tiện hàng hải như bản đồ, địa bàn và những thiết bị cần thiết.
Cách thức tổ chức buôn bán của người phương Tây cũng khác xa châu Á. Họ lập ra những công ty độc quyền buôn bán "khu vực Án Độ" dưới hình thức là công ty của Hoàng gia như của Bồ, hay công ty cổ phẩn của tư bản tư nhân như công ty Đông Ấn Hà Lan, công ty Đông Ấn Anh, công ty Đông Ấn Pháp.
Những mặt hàng mà họ mang đèn bán tại Đàng Trong đêu là sản phàm của kỹ nghệ tiến tiến như đại bác, vải satanh, vải nhung, kim tuyến, đồ dùng phalê, đá quý, đồng hồ,.... Những sản phẩm mới lạ này đã có sức cuốn hút mạnh mẽ thị hiếu người tiêu dùng từ vua chúa, quan lại và ngay cả dân thường. Phương thức kiếm lời của thương nhân phương Tây không chỉ là những chuyến bán hàng Tây mua hàng ta tại các cảng thị Đàng Trong, mà họ còn thực hiện những chuyến buôn "từ Ấn Độ sang Ấn Độ" (trong khu vực Đông Ấn), tức là mua và bán sản phẩm hàng hóa trong khu vực từ Ấn Độ cho đến Trung Hoa, Nhật Bản.
Những công ty buôn bán của người phương Tây có một ảnh hưởng lớn đến chính phủ các nước tư bản. Ngoài việc thu lợi nhuận, các công ty thương mại còn xúc tiến hoạt động truyền giáo và thăm dò tình hình các nước, đặt cơ sở cho việc chiếm cứ đất đai lập thuộc địa. Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài bấy giờ đứng trước sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây ngày càng sâu đậm.
Như thế, ngoại thương mà các nước phương Tây tiến hành ở Đàng Trong là nên ngoại thương mang tính chất tư bản chủ nghĩa, mặc dù đèn lúc này, nước Bồ Đào Nha vẫn chưa được tiến hành cách mạng tư sản và cách mạng Pháp thì đến năm 1789 mới diễn ra. Tính chất tư bản chủ nghĩa thể hiện ở cách thức tổ chức, biện pháp tiến hành, phương tiện vận chuyển, sản phẩm hàng hóa,...
Có thể nói rằng, giao thương Đàng Trong với các nước trên thế giới vào thế kỷ XVII - XVIII là cuộc trao đổi buôn bán khả phức tạp xét về mặt tỉnh chất, bởi lẽ, nổ được tiến hành giữa những nước trong khu vực cỏ cùng tỉnh chất kỉnh tế như nhau, nhưng đổi với các nước phương Tây thì rõ ràng đây là một cuộc giao thương diễn ra giữa các nước cổ nền kinh tế không cùng tính chất và trình độ phát triển ngang nhau.
Nhìn tổng thể, thì cuộc giao thương giữa Đàng Trong với các nước phương Tây là giao thương của một nước nông nghiệp về cơ bản mang tính chất phong kiên với các nước tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triên. Tuy còn nhiêu hạn chế, trở ngại, song
ngoại thương ở Đàng Trong thời kỳ này đã vượt lên chính mình, đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của lịch sử ngoại thương Việt Nam thời phong kiến.