Tái t ạo một đế quốc

Một phần của tài liệu benito mussolini và chủ nghĩa phát xít italia (1922 1943) (Trang 99 - 109)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc tăng cường bóc lột thuộc địa trở nên có phần lỗi thời nhưng ai cũng thấy rằng Ý không thể không nghĩ đến việc chiếm thêm thuộc địa vì những tổn thất trong Hiệp ước Versailles. Những vùng đất mà Ý có được như Libya, Eritrea, Somalia, đó là những vùng không gì hơn là hoang mạc.

Ban đầu, Mussolini tự mình đưa ra kế hoạch về một đế quốc, ông nhắm vào Abyssinia, nơi duy nhất ở châu Phi còn giữ được độc lập, chưa thành thuộc địa của nước nào. Tại nước này, quân đội của Ý đã từng thua đau trước quân đội bản địa vào năm 1896. Lúc sự kiện này diễn ra, Mussolini, một cậu bé mười ba tuổi, đã rất xúc động, ít ra thì “My life” đã thể hiện như vậy. Mặc dù sau đó, Ý có ký với Anh và Pháp các bản hiệp ước nhằm giữ nguyên hiện trạng ảnh hưởng của các bên đối với Abyssinia và cả hiệp ước thân thiện với Abyssinia (Pact of Friendship), nhưng những văn bản đó chẳng có giá trị gì đối với mối thâm thù trong Mussolini.

Mussolini còn muốn làm được việc lớn lao, đó là để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Ý hơn bất kỳ một người Ý nào trước đây. Ông tin rằng bằng cách xây dựng Ý thành một đế quốc rộng lớn thì những lợi ích kinh tế sẽ đến với Ý, nhất là khi khủng hoảng thế giới bắt đầu đe dọa nền kinh tế luôn bấp bênh của Ý, cùng với giá trị nhân tạo của đồng Lire chẳng mấy chốc sẽ khiến cho nền thương mại ngoại quốc suy sụp. Sự thật thì Mussolini đã cạn kiệt cách thức để đánh bóng mình, ý tưởng này mang lại cho ông một hình ảnh mới và khiến cho phe phát xít hài lòng hơn và tôn vinh ông hơn.

Trên sân khấu mà phe phát xít dựng nên chưa có một hành động nào tầm cỡ ngoại trừ việc giàn hòa với Vatican. Nay Mussolini đã sẵn sàng mở rộng sân khấu của ông đến mãi tận Châu Phi và thực hiện vai trò của mình như là một người kiến tạo nên đế quốc trước mắt thế giới. Ông còn có khả năng diễn một vai khác, người

mang đến cho các bộ tộc ở Abyssinia, đất nước thuộc về Giáo hội Cơ Đốc Ai Cập, niềm tin tôn giáo chính thống; trong vai trò này, Mussolini sẽ làm vui lòng Vatican và tất nhiên sẽ giành được sợ đỡ đần của vương quốc quyền lực này. Trong những năm đầu của thập niên 1930, Mussolini luôn miệng nhắc đến hòa bình nhưng lại chuẩn bị cho chiến tranh.

Trong đầu của Mussolini, tầm quan trọng của sự nghiệp mở rộng thuộc địa ngày càng trở thành mối quan tâm độc nhất. Ông đã quên bẵng đi những lời lẽ hoa mỹ trong lời tuyên bố tại phiên tòa ở Forlu năm 1912, khi đó ông chống đối mạnh mẽ việc mở rộng thuộc địa, quên sự tán dương của mọi người và sự ngưỡng mộ của quan tòa. Hoặc là ông không nhớ gì đến hậu quả cuộc chiến tranh tại Libya, cuộc chiến dẫn đến sự kiệt quệ về kinh tế, sự ngắc ngoải của quân đội và một quốc gia yếu ớt, thất thế khi tham dự vào Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất. Chỉ biết đến tham vọng, ông chẳng bao để tâm đến phí tổn của một cuộc viễn chinh như thế và cũng chẳng nhận ra rằng thuộc địa là một sự đầu tư dài lâu chứ không thể trong một sớm một chiều được. Nhưng dù sao ông cũng đã quyết định, chẳng gì có thể làm thay đổi nó cả, dù cho kết cục đụng độ với Anh là không tránh khỏi.

Để chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Abyssinia, Mussolini đã đổ thêm tiền và nhu yếu phẩm vào Eritrea, và trong những tháng cuối cùng, Mussolini tăng cường thêm các toán quân cho lực lượng đang phục vụ tại Châu Phi. Nhưng sự tăng cường đó cũng không đạt đến mức an toàn, có thể ông lại nghĩ chiến thắng sẽ đến chớp nhoáng.

Vào tháng 12.1934, sự kiện tại Wal-Wal khiến cho Mussolini càng tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.Tranh chấp đã diễn ra, hai bên đều đổ lỗi cho bên kia tấn công trước, cuối cùng sự việc được chuyển lên Hội Quốc Liên. Mặc dù vụ việc này được Hội Quốc Liên cố công nghiên cứu nhưng chẳng kết quả gì vì không đủ bằng chứng. Cuối cùng vài bản tuyên án cũng đã được đưa ra nhưng không cáo buộc bên nào

Wal – Wal là vùng giàu nước tại sa mạc, gần khu vực Somali của Ý nhưng lại được biểu thị trên bản đồ là khu vực nằm sâu trong lãnh thổ của Abyssinia, trong khi đó đường biên giới giữa khu vực Somalia của Ý và Abyssinia chưa bao giờ rõ ràng.

Cần phải nói thêm rằng Abyssinia trở thành thành viên của Hội Quốc Liên từ năm 1923 và lúc đó nó nhận được cả sự ủng hộ của cả Pháp và Ý. Anh thì chống đối vì cho rằng Abyssinia không phải là một quốc gia thực sự, người đứng đầu quốc gia này, Zaiditu, chỉ là người tự phong, không hợp pháp, hơn thế nữa Anh cho rằng nước này không phải là quốc gia văn minh và nền thương mại nô lệ vẫn còn nặng nề nơi này. Câu hỏi tại sao nước Ý của Mussolini lại ủng hộ việc nước này gia nhập Hội Quốc Liên vẫn còn nằm trong sự đoán định. Theo một số nhà nghiên cứu thì Ý bị thúc giục làm điều này theo gợi ý của Bộ trưởng chuyên trách phía khu vực phía Tây, Gazett, rằng Anh sẽ được trao lãnh thổ ủy trị ở Abyssinia, như thế chắc chắn sẽ đối lập lại lợi ích của Ý.

Sự kiện Wal – Wal không làm gián đoạn cuộc thương thuyết giữa Mussolini và bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp, Pierre Laval, xung quanh những vấn đề về thuộc địa. Thực ra, chỉ hai ngày sau khi Abyssinia mang vấn đề Wal – Wal lên Hội Quốc Liên thì Laval đã đến Rome. Sau hai ngày thảo luận thì hai bên đã đạt được thỏa thuận mà Pháp rất hài lòng. Theo thỏa thuận, Pháp đồng ý cho Ý được tự do hành động tại Abyssinia, nhưng trong thư tay trao đổi giữa Laval và Mussolini, được giữ bí mật trong thời gian dài, thì dù có sử dụng cụm từ “tự do hành động” nhưng Laval không đồng ý cho quân đội Ý hành động tại Châu Phi. Cái giá mà Mussolini phải trả là từ bỏ hy vọng về việc Tunisia sẽ chuyển từ Pháp sang Ý. Hy vọng này được biện minh bằng việc Tusinia là lãnh thổ châu Phi gần bán đảo Ý nhất và dân cư Ý trên đó ngang ngửa với Pháp. Hơn thế nữa, Ý còn phải từ bỏ dần dần những đặc quyền của mình trên đất nước này, chẳng hạn người Ý không còn được giữ quốc tịch của mình khi sinh sống trên vùng lãnh thổ này.

Vào tháng 4.1935, vấn đề Ethiopia đang trở nên căng thẳng khiến phó thủ tướng Anh, Ramsay MacDonald; thủ tướng Pháp, Pierre Flandin cùng với các bộ trưởng ngoại giao, Simon và Laval phải gặp Mussolini trong bốn ngày nhưng không hề đề cập đến vấn đề Abyssinia. Cuộc nghị sự này diễn ra trong lúc Hitler tuyên bố hiện đại hóa vũ khí, chính vì vậy vấn đề Abyssinia không đáng để đem ra bàn bạc.

Nơi diễn ra sự kiện này là Stresa, trên hồ Maggiore, và thỏa thuận Stresa ra đời

nhằm kiềm hãm Đức, giữ gìn nền độc lập của Áo và hòa bình ở châu Âu. Đối với Mussolini thì việc đảm bảo hòa bình ở châu Âu không ngăn cản được cuộc chiến của Ý ở châu Phi. Anh và Pháp thì cẩn trọng tránh nhắc đến Ethiopia, vấn đề có thể làm xấu nền hòa bình tạm thời được thiết lập tại Stresa.

Trong hội nghị này, Laval rất hài lòng khi đạt được thỏa thuận với Mussolini, không lợi lộc gì khi tiếp tục mang các vấn đề ra trước khi Anh đưa ra tại Stresa. Anh lại không nhất quán, họ nhiệt tình ủng hộ các nguyên tắc về chủ nghĩa quốc tế và an ninh chung thông qua Hội Quốc Liên và đòi giảm trừ quân bị, xét xử và trừng trị những quốc gia háo chiến. Nhưng các thế lực thân Ý và chống Hội Quốc Liên đang ngày càng có xu hướng mạnh lên, đặc biệt là thế lực Thiên chúa giáo, người bảo thủ và giới kinh doanh. Vì thế, đối với những người như MacDonald và Simon, những người mong muốn một cuộc bầu cử trong vòng khoảng một năm, có thể muốn để cho mọi việc ngủ yên.

Hai tháng sau, Anh đạt được một thỏa thuận hải quân với Đức, đây là biểu hiện đầu tiên cho thấy Hiệp Ước Streasa bắt đầu bị phá vỡ, từ đây mỗi nước thành viên của hiệp ước này sẽ hành động theo ý chí của mình. Vào cuối tháng 6.1935, Anthony Eden, sau này trở thành đại diện của Anh tại Hội Quốc Liên, đã đến thăm Mussolni nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình cho các vấn đề về Ethiopia, trong đó Anh sẽ trao cho Abyssinia hành lang thông ra biển, đổi lại, Abyssinia sẽ từ bỏ một phần lãnh thổ Ogaden cho Ý. Ý chẳng cần gì thêm một hoang mạc như Ogaden trong khi bộ sưu tập hoang mạc của mình đã quá phong phú. Vậy nên thỏa thuận đã không đạt được.

Vài ngày sau sự kiện trên, Anh đưa vấn đề lên Hội Quốc Liên và cuộc bỏ phiếu kín được đưa ra trong đó bao gồm cả việc trừng phạt kinh tế đối với những kẻ gây hấn. Mussolini không lo về việc này, ông cho rằng khi Nhật tấn công Manchuria vào năm 1932, Hội Quốc Liên đã bất lực, vì thế trường hợp gây hấng ngoài châu Âu cũng sẽ không bị trừng phạt. Và Mussolini cân nhắc đến việc rút ra khỏi Hội Quốc Liên như Đức đã làm vào năm 1933. Vào thời điểm này thì hiệp ước Streasa đã hoàn toàn bị phá vỡ, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Anh và Ý đã kết thúc, bầu trời châu Âu đang trở nên u ám.

Vào giữa tháng 9.1935, chiến tranh ở châu Phi dường như không tránh khỏi.

Sự tức giận của Mussolini ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, trong khi trả lời phỏng vấn trước các nhà báo nước ngoài, Mussolini không ngừng lên án chính sách của

Anh, nước đã chống lại đế quốc của ông nhằm đảm bảo quyền lợi của họ tại kênh đào Suez. Còn ở Anh, W. Churchill lại phát biểu trên báo chí nhằm cảnh báo Mussolini về những khó khăn khi mở cuộc chiến ở một nơi xa tới 2000 dặm. Nhưng những lời lẽ đó dường như khích lệ Mussolini hơn là làm nản lòng.

Đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các vấn đề về Ethiopia vẫn tiếp diễn bởi một ủy ban của Hội Quốc Liên ngay cả sau thời điểm các chiến dịch xâm nhập châu Phi bắt đầu. Nó lên đến đỉnh điểm khi mà kế hoạch Hoare – Laval được đưa ra trong đó kêu gọi sự chia cắt Abyssinia, mang lại cho Ý phần nào đó của Abyssinia. Tất nhiên, cả Mussolini và Anh đều không chấp nhận điều này.

Trước tình hình đó, Anh đã đàm phán không chính thức với Pháp, rằng đảm bảo với Pháp sẽ cố gắng giảm nhẹ lệnh cấm vận đối với Ý, đưa ra lệnh cấm vận vũ trang đối với Ethiopia bằng cách kiểm soát cảng Djibouti, con đường duy nhất vào Abyssinia từ biển. Ngay sau đó, trong suốt quá trình chiến tranh, lệnh cấm vận không chính thức này cũng đã bị bãi bỏ.

Có nhiều cách nhìn xung quanh diễn tiến của cuộc chiến tại Châu Phi trong nửa sau của thập nhiên 1930. Những người Anh với sự ngạy bén chính trị đã đổ lỗi cho chính phủ của họ về lập trường lung lay đã để Abyssinia trong tình trạng không vũ trang để cho Ý một tín hiệu tự do hành động theo ý muốn, đổi lại là sự tôn trọng những quyền lợi của Anh ở Hồ Tana, vùng nước chảy vào sông Nile. Anh đã làm ngơ trước sự chuẩn bị cho chiến tranh của Ý, chỉ hành động không khoan nhượng khi đã quá muộn.

Về phía Ý, cuộc chiến này được quyết định và thực hiện bằng ý chí của một người duy nhất, đó là Mussolini. Tham vọng quyền lực đối với Abyssinia khiến cho không một điều gì có thể ngăn cản được con người này thực hiện cuộc chiến. Có ý kiến cho rằng Mussolini có thể thực hiện được cuộc chiến này vì biết rằng đằng sau ông chính là người dân Ý, rằng cuộc tấn công Ethiopia cũng được người Ý mong muốn. Đó chỉ là ý kiến, thực trạng xã hội Ý lúc đó không hoàn toàn chứng minh điều đó. Những cuộc bãi công tự phát là một bằng chứng điển hình. Nhiều người chẳng tìm thấy lý do nào thỏa đáng để tiến hành chiến tranh cả, những người công

nhân cổ cồn thì yêu chiếc bàn giấy của họ hơn là vận may từ một cuộc chiến, những nhà trí thức thì lo ngại về hệ quả của cuộc chiến tốn kém rồi sẽ chẳng mang lại cho Ý bất kỳ quyền lợi gì về kinh tế cả. Còn đối với những người trẻ theo Đảng Phát Xít thì được dạy để tin rằng họ sẽ chiến đấu vì niềm kiêu hãnh quốc gia, vì vị thánh của họ, Mussolini.

Mùa hè và thu năm 1935 đánh dấu bước đi xuống của thiện cảm dành cho chủ nghĩa phát xít tại Ý. Nó bắt đầu từ sự kiện Matteotti. Từ đó vấn đề dân chủ ở Ý ngày càng trở nên tồi tệ, người dân phải thực sự cẩn trọng trong ngôn luận.

Matteotti là một nhà trí thức, có những bài viết chống chiến tranh và những thể chế kém dân chủ của nhà nước phát xít. Cái chết bất ngờ của ông được cho là kết quả của một vụ ám sát theo chỉ thị của Mussolini. Đây là một vết bẩn đậm nét trong tiểu sử của Mussolini.

Sự bất mãn tăng dần khi các hoạt động quân sự được mở vào ngày 3.10, nó trở nên đáng kể khi quyết định trừng phạt kinh tế đối Ý của Hội Quốc Liên có hiệu lực vào ngày 18.11. Thực ra, quyết định này không ảnh hưởng gì mấy đến cuộc chiến của Ý, dầu và than đá cũng như tất cả những hàng hóa cần cho chiến tranh không nằm trong nội dung của sự trừng phạt này, nhưng đối với người dân và của cả phe phát xít thì đó là một sự bất công, nó gợi lên cho họ vết thương từ khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất kết thúc, họ có cảm giác bị từ chối bởi thế giới của những nước lớn, bị phản bội trong việc san sẻ không gian sống.

Đại bộ phận người Ý đã quá ngán ngẫm Mussolini và những việc mà ông ta làm, luôn đem Ý vào tình trạng bất an. Nhưng đối với người Ý thì dù sao đó cũng là việc nội bộ, các nước khác không có quyền can thiệp. Việc gọi Ý là kẻ gây hấn cộng với sự trừng phạt kinh tế sẽ khiến Ý kết án đó mới chính là hành động gây hấn không thể tha thứ được. Tâm lý này được xem là tin mừng đối với Mussolini, ông cùng với bộ máy tuyên truyền chuyên nghiệp của mình đã lợi dụng nó để đưa sự căm phẫn lên đỉnh điểm. Trào lưu bài hàng ngoại được phát động, phụ nữ hừng hực khí thế cống hiến trang sức quý, kể cả nhẫn cưới nhằm hỗ trợ ngân sách cho chiến tranh, đổi lại họ được tặng câu sau nhằm ghi nhận đóng góp: “ vàng cho tổ quốc”.

Có vẻ chiến tranh mở rộng lãnh thổ không còn là vấn đề gây tranh cãi ở Ý nữa.

Đối với Mussolini, thời gian là yếu tố quyết định nên ông luôn hành động gấp gáp, vội vã. Theo kế hoạch thì chiến dịch Ethiopia sẽ bắt đầu vào cuối tháng 10.1935, nhưng sau đó chính Mussolini đã ra lệnh cho De Bono, tổng tư lệnh, phải bắt đầu vào ngày 3.10, và tất nhiên nó sẽ phải là như thế, theo đúng ý muốn của Mussolini. Vị tướng này phải luôn trong tình trạng căng thẳng dưới sự chỉ huy dồn dập của Mussolini, cũng như những lần trước, đó là sự chỉ huy từ xa. Vị tổng tư lệnh này thường vận dụng hết sức lực của quân đội, đôi khi chỉ để đạt được những thành quả quân sự nhỏ bé. Tình trạng đó không thể kéo dài, De Bono đề nghị với Mussolini về việc tạm ngưng chiến nhằm tổ chức lại lực lượng, có thêm thời gian chuẩn bị nhu yếu phẩm cho chiến trường. Mussolini cũng đã đồng ý và thay thế vị trí của De Bono bằng nguyên soái Pietro Badoglio.

Badoglio thực ra không phải là một vị tướng tài ba, binh lính Ý đã chứng kiến nhân vật này bỏ quân lính của mình trong thất bại mà chạy trong cuộc chiến ở Libya, trong chiến tranh thế giới cũng vậy. Bất chấp những điều đó, Bodoglio vẫn được vua phong làm nguyên soái. Mussolini cũng bất chấp để đưa nhân vật này vào vị trí kế nhiệm De Bono. Đơn giản vì ông đã tìm thấy ở nhân vật này những tố chất mà mình cần: khả năng chịu đựng áp lực cao và tuân lệnh mà không phàn nàn.

Cuộc chiến của Ý tại Ethiopia bị lên án bởi mức độ vô nhân đạo của nó.

Mussolini trong khi muốn nhanh chóng đánh bại kẻ thù đã không ngần ngại ra lệnh dùng khí độc, mặc cho Ý đã từng tham gia ký kết hiệp ước không sử dụng loại vũ khí này tại Geneve năm 1925, chưa hết còn đánh bom cả khu vực của hội chữ thập đỏ… Dư luận chẳng nghĩa lý gì, cuộc chiến vẫn phải tiếp tục và đi đến hồi kết vào ngày 5.5.1936, tức bảy tháng và hai ngày kể từ khi bắt đầu. (Vào ngày này, Pirtro Badoglio tiến hành trận đánh vào Addis Ababa, hai ngày sau là Harrar. Kết quả là Haile Selassie phải bỏ chạy và sang Anh vào ngày 3.5)

Cuộc tấn công vào Abyssinia là thắng lợi lớn có ý nghĩa lớn đối với Mussolini.

Nó xác nhận Ý đã có đế quốc của mình, Mussolini đã công bố việc này tại ban-công của Palazzo Venezia vào lúc 10:30 tối ngày 9.5.1936. Trong bài diễn văn của ông có những đoạn thể hiện sự tự hào quá đỗi đối với sự kiện này, chẳng hạn như: “…

Một phần của tài liệu benito mussolini và chủ nghĩa phát xít italia (1922 1943) (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)