III.2 M ối quan hệ Mussolini – Hitler
III.2.2 Xích l ại gần nhau
Bước đầu tiên tiến đến sự cộng tác giữa Ý và Đức diễn ra một vài tháng sau khi Mussolini tuyên bố thành lập đế chế của mình, trong khi các đội quân của Ý và Đức đang chiến đấu trên cùng một chiến tuyến ở Tây Ban Nha và dẫn đến hình thành trục Roma – Berlin. Cái tên này do Mussolini đặt, người hay thích hoa hòe trong cách sử dụng ngôn từ, nhưng chính Hitler là người thiết lập lại mối quan hệ này. Vào đầu tháng 11.1936, trong bài phát biểu ở Milan, Mussolini đã nói : “ … những thỏa thuận đã được thừa nhận trên giấy tờ và ký hợp pháp, con đường Roma- Berlin không phải là một màng chắn, nó là cả một chiếc trục mà xung quanh nó, các nước phương Tây có thể cùng hợp tác và phát triển nhờ vào ý chí nhằm đạt được sự hợp tác và hòa bình…”. Có lẽ vì nó hơi lạ lùng xét theo khía cạnh ngôn ngữ học nên cụm từ “ trục Rome – Berlin” được sử dụng khá lâu.
Sự đóng góp cho Phe Trục của Hitler hơn hẳn Mussolini, điều này được nhận thức rõ ràng trong giới chính trị thế giới. Trong cuốn Mein Kampf, Hiler nói rằng chỉ có hai nước ở phương Tây mà ông có thể hợp tác cùng đó là Anh và Ý. Theo thời gian, khuynh hướng trong chính sách ngoại giao của Anh đã khiến sự cộng tác giữa Anh và Ý ngày càng không chắc chắn. Từ năm 1934, vấn đề Áo càng kéo xa Phát Xít Ý ra khỏi Đức và có vẻ đẩy Anh, Pháp và Ý cùng nhau chống lại Đức. Vậy mà Hitler vẫn vững vàng trong vai trò là người lãnh đạo một quốc gia mà không cần có sự ủng hộ từ bên ngoài. Khi cuộc chiến Ethiopia bắt đầu thì Hitler đã nhìn thấy trước được sự cô lập mà sớm muộn gì Ý cũng phải gánh chịu, còn Đức thì thận trọng quan sát. Vào đầu tháng 3.1936, trong khi Ý đang lún sâu vào châu Phi và không có vẻ gì là có khuynh hướng giúp đỡ Pháp thì Hitler tranh thủ xâm nhập Phineland.
Cuộc chiến Ethiopia sau đó tăng tốc rất nhanh và gần đi đến kết cục khả quan, những dấu ấn khó phai bởi những chiến thắng của mình khiến Ý mang tiềm năng của một đồng minh đầy hứa hẹn, đáng giá hơn bất kỳ lúc nào kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất. Nhờ đó, Đức quyết định hỗ trợ Ý ngay khi nước Đức đã chuẩn bị tốt hơn, Đức đã tuyên bố vậy. Nhưng cuộc chiến Ethiopia đã kết thúc trước khi Đức
kịp thực hiện bất kỳ cam kết nào của mình. Vào tháng 9 tiếp theo, Hitler cử Hans Frank, đến hỏi ý kiến Mussolini về một khả năng hợp tác. Frank là người khôn ngoan khi đã bồi thêm rằng Đức chính thức công nhận đế chế của Mussolini, đây là chiến lược hiệu quả chắc chắn. Nó chẳng làm mất của Đức thứ gì lại có thể làm cho Mussolini hài lòng nhất là trong tình hình Mussolini rất nhạy cảm và tức giận đối với phần lớn các nước Châu Âu, những nước từ chối công nhận đế quốc của Mussolini.
Trước khi gửi người thăm dò ý kiến, Hitler còn thực hiện trước một động thái nhằm tỏ sự khác biệt với Áo và làm giảm nỗi sợ của Mussolini về việc Đức muốn sáp nhập Áo. Tháng 7.1936, Hitler đã kí thỏa thuận với Áo đảm bảo mối giao hảo giữa hai quốc gia và đảm bảo sự tự chủ của Áo. Tuy nhiên, bấy nhiêu cũng chưa đủ làm Mussolini hoàn toàn yên lòng. Mặc dù vậy động thái này cũng đã giúp tháo gỡ những chướng ngại khó khăn nhất trên con đường tiến đến tình hữu nghị giữa Đức và Ý.
Trong bước cuối cùng của việc thiết lập Phe Trục thì Galeazzo Ciano cũng đã đóng ngóp phần không nhỏ của mình vào đó, từ 20.10 đến 25.10.1936, vị bộ trưởng bộ ngoại giao ba mươi ba tuổi này đến làm việc tại Đức, ông có các cuộc nói chuyện với Joachim von Ribbentrop, cố vấn đặc biệt của Hitler về các vấn đề ngoại giao, và có các cuộc đối thoại với Hitler. Hành trình này đã đánh dấu những bước tiến đáng kể trong quá trình hợp tác giữa Đức và Ý. Bản báo cáo mà Ciano trao cho Mussolini khi ông này trở lại Rome là một sự hài lòng, năm ngày sau, Mussolini đã đưa ra quyết định có một không hai của mình về cái gọi là Trục Rome – Berlin.
Mặc dù đã có cái gọi là công khai về Phe Trục nhưng thực chất mối quan hệ giữa Mussolini và Hitler vẫn chưa thực sự suôn sẻ vì còn sự ngờ vực trong thời gian dài sau đó. Hai nhân vật này đã không gặp lại nhau từ cuộc gặp gỡ không lấy gì làm vui vẻ tại Venice và kỉ niệm cay đắng của sự thất bại từ cuộc gặp gỡ đó đã ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như hành động của cả hai. Vì thế, trong thời gian đầu, mối quan hệ trên luôn bị bao trùm bởi bóng tối và sự nhọc nhằn do sự mất tin tưởng lẫn nhau. Nhưng sau đó cảm nhận của Mussolini thay đổi kể từ sau chuyến thăm Đức,
tất cả những gì còn lại trong Mussolini về Hiler từ lần gặp đầu tiên giờ như tan biến và Mussolini dấn thân vào một mối quan hệ sâu sắc với Hitler, tất cả khoảng 7 năm rưỡi.
Tháng 9.1937, Hitler đã mời Mussolini đến Đức. Điểm đến đầu tiên của Mussolini là Munich, vào ngày 25.9.1937, đi cùng có các bộ trưởng và một số thành viên của chính phủ Phát Xít, trong đó tất nhiên có Ciano, hình ảnh của Mussolini thời trai trẻ. Trong suốt chuyến đi, Hitler đã sắp xếp cho đoàn khách Ý được chứng kiến những cuộc diễu binh, diễn tập quân sự và Mussolini đã thật sự bị ấn tượng bởi những gì mình được chứng kiến: quân đội, vũ khí… tất cả đều ngoài sức tưởng tượng của ông. Chuyến đi kết thúc vào ngày 27 bằng hình ảnh hai đoàn tàu chở hai nhà lãnh đạo chạy song song nhau, báo chí đã mô tả hình ảnh này như là một biểu tượng hình ảnh nhất về hai cuộc cách mạng song hành.
Về chuyến đi đến thủ đô Đức, nhật ký của Ciano chỉ duy nhất một từ “Chiến thắng” [20, Tr. 135]. Khắp đường phố đầy biểu ngữ, cờ hoa để chào đón đoàn đại biểu khách mời đến từ nước Ý, Mussolini đi cùng xe với Hitler, ông không thể ngồi trong xe mà phải đứng lên để được mọi người nhìn thấy còn Hitler vẫn ngồi yên, ung dung ngắm vị khách mời của mình đang tận hưởng khoảnh khắc huy hoàng.
Khoảng 1000 người, theo Hitler, đã tụ tập để nghe diễn thuyết. Hitler nói trước, ông gọi Mussolini “ là một trong số những con người ít ỏi mà lịch sử không gọi tên nhưng đã làm nên lịch sử” [25, Tr. 135], Hitler còn nói Đức và Ý sẽ là hai nhà bảo hộ mạnh mẽ nhất cho nền hòa bình ở châu Âu. Đến lượt Mussolini, trời mưa to hơn lúc Hitler mới bắt đầu phát biểu, nhưng điều đó không làm gián đoạn bài phát biểu của Mussolini, ông nói “ thông qua chuyến thăm Đức và vị thủ tướng của Đức… tôi muốn thể hiện đó là bằng chứng rõ ràng về sự hợp tác của chúng tôi với cuộc cách mạng của các bạn… chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa Quốc Xã là hai biểu hiện cho sự đồng hành… của hai quốc gia” [20, Tr.186]. Và “ … nếu có người hỏi chúng tôi rằng chuyện gì sẽ xảy ra từ sau cuộc gặp gỡ ở Berlin, chiến tranh hay hòa bình, lãnh tụ Đức và tôi sẽ cùng nhau trả lời to rõ rằng: hòa bình” [20, tr.190]. Trong bài phát biểu của Mussolini có một câu đáng nhớ : “ … chủ nghĩa Phát Xít có những nguyên
tắc đạo đức của nó, nó hướng đến sự tin tưởng và những nguyên tắc đó còn là phẩm hạnh của tôi…nếu chúng ta là bạn thì hãy chiến đấu đến cùng” [20, Tr.214].
Tóm lại những thay đổi trong tư tưởng của Mussolini đều xuất phát từ chuyến viếng thăm Đức. Đến thời điểm đó, đối với Mussolini thì Đức là kẻ chinh phục của tương lai. Đó chỉ là nhận định của Mussolini, con người chưa bao giờ đi quá xa đất nước của mình và thuộc địa, ông chẳng biết ngoài kia, quốc gia của người Anglo- Saxon đang phát triển như thế nào. Và tất nhiên về Mỹ lại càng không.
Sau khi Mussolini trở về từ sau chuyến thăm Đức thì tình bằng hữu giữa hai vị lãnh tụ càng trở nên rõ ràng hơn và hoàn thiện đến bước cuối cùng. Đối với Hitler, mối quan hệ giữa ông và Mussolini chỉ là thứ gì đó đơn giản, không hề sâu sắc, nó chẳng bao giờ ảnh hưởng đến các hoạt động chính trị của ông. Để đạt được vị thế cao nhất của Đức như thời điểm này, Hitler sẵn sàng chống lại các nghĩa vụ của một mối quan hệ hữu nghị, phá bỏ các lời hứa trịnh trọng nhất.
Đối với Mussolini, một người vốn không có lập trường vững vàng, ý kiến thường bị thay đổi bởi sự tác động của hoàn cảnh, thì mối quan hệ với Hitler luôn rối rắm. Nhưng sự gắn bó vẫn được duy trì vì Mussolini có vật làm tin trước Đức đó là lòng trung thành đối với Đức. Ông quyết theo đuổi điều này với niềm tin đổi lại Đức sẽ hoàn toàn làm tròn bổn phận của nó trong mối quan hệ Đức - Ý. Bấy nhiêu chưa đủ phức tạp, trong Mussolini còn có cảm giác thấp kém hơn so với Hitler về mọi mặt. Sự kiêu hãnh cũng như lòng tự ái khiến Mussolini luôn có cảm giác phải thi đua, phải tỏ ra tự tin hơn, không bị ảnh hưởng bởi phương thức đấu tranh của Hitler và tất nhiên ông phải biết điều hơn để làm tốt đẹp mối quan hệ bằng cách bỏ thói quen đánh giá thấp người khác, gây bất hòa… như ông đã từng làm khi đang ở đỉnh cao của quyền lực. Thời thế thay đổi, Mussolini cũng vậy, ban đầu là sự trịch thượng trước Hitler, giờ thì phải nhượng bộ vì sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cảm giác thua kém của Mussolini xuất hiện ngày càng rõ rệt sau chuyến đi đến Đức. Ông so sánh nước Ý với nước Đức mà ông từng thấy và đi đến kết luận rằng quân đội Ý không hiệu quả, nỗ lực và cứng rắn bằng quân đội Đức, rằng bộ máy Phát Xít không hiệu quả bằng bộ máy Quốc Xã. Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần
rằng cần phải thay đổi Ý, ông đổ lỗi cho giai cấp tư sản Ý là những kẻ lười biếng chỉ thích sống cuộc sống yên ổn, ông chủ trương cần phải “Phổ hóa” nước Ý.
Bước đầu tiên trong quyết tâm cải cách Ý của Mussolini là quyết định lịch sử rút khỏi Hội Quốc Liên vào tháng 12.1937. Có ý kiến cho rằng, hành động này là kết quả của áp lực từ Hitler, người cũng đã từng có hành động tương tự trước đó hơn 4 năm. Tiếp theo là những nỗ lực nhằm thay đổi đặc điểm, phong cách của người Ý, những biện pháp mà còn được ghi nhớ bởi những hệ quả tai hại của nó.
Trong đó có thể kể đến lệnh của Mussolini về việc sao chép những gì là của La Mã như cách chào hỏi, đồng phục, cách di chuyển trong quân đội… Cách hành quân cứng nhắc đó, cái mà Mussolini gọi là bước đi của quân đội La Mã, chẳng qua chỉ là sự sao chép vụng về từ cách hành quân kiểu bước ngỗng của quân S.S Đức mà Mussolini thấy trong cuộc diễu binh tại Munich vừa qua. Mặc kệ, Mussolini vẫn cho rằng đó đích thị là sáng kiến của ông, ông cho rằng nó “… biểu trưng cho sức mạnh, ý chí của các thế hệ Phát Xít trẻ, những người toàn tâm với thể chế …”[36].
Để nhìn thấy rõ hơn bản chất mối quan hệ giữa Mussolini và Hitler, hãy quan sát cách đối xử với nhau của hai nhân vật này trong giai đoạn cuối của sự mâu thuẫn xung quanh vấn đề Áo. Đến giai đoạn này, khuynh hướng thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa quốc xã tại Áo chưa bao giờ ngừng, những mâu thuẫn chồng chéo giữa các khuynh hướng chính trị khiến cho nguy cơ về một cuộc nội chiến là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, người kế nhiệm Dollfuss là Kurt von Schuschnigg đã cố vận động châu Âu giúp đỡ. Còn Mussolini cũng đánh mất luôn tầm ảnh hưởng có thể nói là nổi trội nhất trước đó đối với Áo, đó là kết quả của sự xuất hiện Phe Trục.
Trong cuộc nói chuyện với thủ tướng Áo tại Rome vào mùa xuân 1937, Mussolini đã khuyên Áo nên hợp tác với Đức trong khi vẫn tuyên bố rằng lập trường của Ý đối với Áo không thay đổi, ông cũng khéo léo tránh đề cập đến bất cứ sự cam kết nào. Vậy là, Von Aschschnigg bị bỏ mặt trong công cuộc chiến chống lại chủ nghĩa quốc xã đang lên cao tại Áo.
Thái độ quay lưng lại với vấn đề Áo của Mussolini trở nên đáng chú ý hơn vào tháng 11.1937 khi mà Mussolini vẫn đang trong trạng thái phấn khích do chuyến đi
đến Đức để lại và sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để làm hài lòng Adolf Hitler. Vào thời điểm đó, Mussolini nói với Von Ribbentrop rằng ông đã chán ngấy vai trò bảo hộ cho nền độc lập của Áo. Mussolini giải thích rằng với đế quốc của mình và cuộc chiến tại Tây Ban Nha thì giờ đây Ý tập trung lợi ích của mình ở khu vực Địa Trung Hải. Tóm lại, Mussolini muốn bỏ rơi Áo, tất nhiên là có điều kiện, duy nhất đó là:
Đức và Ý không được tiến thêm một bước nào đối với Áo mà không có sự tham khảo ý kiến của nhau. Điều kiện này nhận được sự đồng ý của Von Ribbentrop.
Vào tháng 2.1938, không cần thông báo với Mussolini, Hitler đã cùng với Schuschnigg đến Berchtesgaden tiến hành cuộc nói chuyện bí mật để tiến đến một kết quả xa hơn. Kết quả của cuộc nói chuyện này được xuất bản sau Chiến Tranh Thế Giới Hai, trong cuốn sách của Von Schuschnigg mang tên Austrian Requiem (Khúc truy điệu Áo). Đối với Von Schuschnigg, Hitler vô cùng nhẫn tâm. Hitler đã kịch liệt phản đối chính phủ Áo và phê phán cả lịch sử của nước này, ông gọi nó là
“ một chuỗi hành động phản bội”, ông kết luận cần phải hủy bỏ nó. Hitler lấn lướt và đầy thái độ đe dọa người trong cuộc, Von Schuschnigg không có cơ hội để nói.
Hitler còn khoác lác rằng ông có thể nghiễm nhiên hiện diện ở Áo mà không ai có thể ngăn cản ông, kể cả Anh, hay Pháp hoặc Ý vì đó là những nước có mối giao hảo gắn bó nhất với Đức. Cuối cùng ông ra lệnh cho Von Schuschigg phải hoàn tất nhanh chóng việc quốc xã hóa Áo và quân đội Áo, kể cả dọn đường cho việc thâm nhập của Đức vào chính phủ Áo. Kết quả, Hitler buộc Von Schuschnigg phải ký thỏa thuận về điều đã được Hitler gợi ý, hay nói đúng hơn là ra lệnh. Hitler đe dọa vị thủ tướng Áo rằng nếu phản kháng thì sẽ bị bỏ tù, Hitler còn khuyên Von Schuschnigg hãy từ bỏ mọi hy vọng nơi Ý, lực lượng của Đức hoàn toàn có khả năng kiểm soát được Ý. Rốt cuộc, một thỏa thuận đã được ký kết.
Bí mật của cuộc nói chuyện trên được giữ kín ở Đức, ngay cả đại sứ quán Áo tại Đức cũng không hay biết gì về điều này. Tuy nhiên, cuối cùng thì thông tin này cũng đến được Rome. Mussolini đã rất đau đớn vì điều này. Với những gì đã thỏa thuận thì đây là một sự bội tín của Đức đối với Ý. Mussolini đã lên tiếng về việc
Đức không nên có thêm bất cứ hành động nào liên quan đến Áo mà không tham khảo trước với Ý. Nhưng Hitler đã lờ đi sự nhắc nhở không cần thiết này.
Trong cơn oán giận, Mussolini quyết sẽ tiến đến thỏa thuận với Anh. Kỳ quặc thay, Mussolini lại còn gửi thông điệp đến Von Schuschigg nhằm tái khẳng định mối quan hệ cá nhân đối với thủ tướng Áo cũng như lập trường không thay đổi của ông đối với sự nghiệp của Áo.
Mọi thứ tiến triển nhanh hơn Mussolini nghĩ. Vào ngày 9.3, Von Schuschnigg, trong nỗ lực cuối cùng cho nền độc lập của Áo, đã tuyên bố bốn ngày nữa sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý, ở đó người dân Ý sẽ có cơ hội thể hiện nguyện vọng của mình về việc có muốn hay không một nước Áo độc lập. Tuyên bố này là giây phút đã được Hitler đợi chờ từ lâu và Hitler chuẩn bị tiến hành các kế hoạch cho một Liên minh Đức – Áo.
Ngày 11.3, là ngày lịch sử đối với Áo, cũng giống như lần trước, Hitler đã không bàn bạc trước với Mussolini nhưng Mussolini vẫn biết rằng Hitler đang tiến về Vienna. Đức tiến hành tổng động viên ở biên giới Bavarian và quyết định tấn công Áo. Khoảng trưa, Schuschnigg chấp nhận hoãn cuộc trưng cầu dân ý nhưng Đức không quan tâm và muốn vị thủ tướng Áo phải từ chức. Schuschnigg đã hỏi các tướng lĩnh Ý, trong đó có Ciano nên làm gì trong tình huống đó. Họ cũng chỉ có thể trả lời rằng vị thủ tướng nên hành động theo sự mách bảo của lương tâm vì họ ở quá xa, không thể giúp đỡ. Pháp cũng đã gọi cho Ciano để bàn về tình hình của Áo nhưng Ciano đã từ chối thẳng thừng. 6 giờ tối, Von Schuschnigg đầu hàng, Seyss- Inquart thế chỗ. Nền độc lập của Áo xem như chấm dứt. 9 giờ 30 tối cùng ngày, Mussolini nhận được một bức thư của Hitler thông báo chính thức về tình hình Áo.
Trong câu đầu tiên của bức thư, Mussolini đã phải bắt gặp từ “không thể thay đổi”, tức mọi sự đã rồi. Trong thư, Hitler còn gọi sự kiện này là “hành động tự vệ hợp pháp” [36]. Mussolini sau khi đọc thư xong đã yêu cầu người đưa tin, Hesse hãy thông báo lại với Hitler rằng ông đã theo dõi sự kiện này hoàn toàn bình tĩnh.
Thái tử Philip của dòng họ Hesse, cháu trai của Kaiser Wilhehm, kết hôn với con gái thứ hai của Vua Victor Emmanuel, công chúa Mafalda vào năm 1925. Cuộc hôn nhân này đã tạo chiếc cầu nối giữa những kẻ thù chính trong chiến tranh thế giới thứ Nhất. Thái tử Philip sau này trở thành người