Mâu thu ẫn xung quanh vấn đề Áo

Một phần của tài liệu benito mussolini và chủ nghĩa phát xít italia (1922 1943) (Trang 109 - 114)

III.2 M ối quan hệ Mussolini – Hitler

III.2.1 Mâu thu ẫn xung quanh vấn đề Áo

Có một sự thật lịch sử là hầu hết người Ý nhìn nhận người Đức và người Áo nói tiếng Đức là kẻ thù truyền kiếp. Tuy nhiên, tâm lý chung đó không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của Ý và cũng không ngăn chặn được sự ra đời của phe Liên Minh trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguồn gốc lịch sử của vấn đề trên khá phức tạp. Sự tấn công của người Đức là một trong những lý do khiến đế chế La Mã sụp đổ. Chính người Đức, tộc người Goths và Lombards, đã thiết lập nên các vương quốc trên toàn bộ hoặc vài phần lãnh thổ của Ý. Lại là người Đức đứng đầu Đế Quốc La Mã Thần Thánh, thể chế đã tuyên bố toàn quyền đối với Ý. Xét về mặt dân tộc thì Đức cũng là đế quốc Áo, nổi lên từ tàn tro của Đế quốc La Mã Thần Thánh và thống lĩnh phần lớn lãnh thổ của Ý.

Trong suốt phong trào thống nhất Ý vào thế kỷ 19, ngọn lửa hận thù của người Ý đối với các nhóm người nói tiếng Đức được dịp bùng cháy mạnh mẽ. Ttrước Chiến Tranh Thế giới Thứ Nhất, các nhà trí thức đổ lỗi cho sự xâm nhập kinh tế của Đức vào Ý là một phương diện không vui của chủ nghĩa toàn Đức (Pan- Germanism). Ác cảm đối với Đức và Áo thể hiện mạnh mẽ vào năm 1914 khi mà Ý quyết định chọn con đường trung lập, không ngả sang bất cứ phe nào. Chiến tranh càng làm trầm trọng thêm sự thù địch của Ý, kết cục Đức cũng như Áo vẫn là kẻ thù của truyền kiếp của Ý.

Có thể nói, sự khác biệt hay nói đúng hơn là sự đối lập trong tính cách cũng phần nào làm nên sự mất thiện cảm trong tình cảm của dân tộc Ý đối với Đức.

Người Ý với lối cư xử dịu dàng, thông minh, mềm dẻo… không bao giờ đánh giá cao tính cứng nhắc, không tế nhị, khó chịu, thiếu hài hước và đôi khi là thô lỗ của người Đức. Dưới thời Mussolini, sự liên lạc cá nhân giữa người Đức và người Ý bị hạn chế, có chăng chỉ là khách du lịch, và người Ý thường miêu tả những người khách du lịch đến từ Đức luôn luôn là những người ít tiền nhưng cư xử hết sức trịch thượng, như thể nơi mà họ đang đến thăm là nước của họ vậy.

Hơn nữa mối quan hệ của hai dân tộc trong thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Mussolini và Hitler còn phụ thuộc vào mức độ tốt đẹp trong mối quan hệ giữa hai nhân vật quan trọng này. Về phía Adolf Hitler, ông xem Mussolini như là một hình mẫu chính trị bởi thành công mà ông nhìn thấy Mussolini đạt được trong sự kiện đảo chính Rome. Trong cuốn Mein Kampf, Hitler đã thể hiện việc cố gắng áp dụng chủ nghĩa phát xít để giải quyết các vấn đề của Đức. Khi ông trở thành thủ tướng của Đức vào tháng 1.1933, ông nói rằng ông chỉ muốn có được quyền lực như Mussolini đã có ngay sau cuộc đảo chính ở Rome vậy. Sự ngưỡng mộ mà Hitler dành cho Mussolini đã kết nối ông lại với Mussolini, nhưng sự tốt đẹp của mối quan hệ đó không mấy bền bỉ. Ngược lại. thời gian đầu Hitler vô cùng mờ nhạt đối với Mussolini. Mussolini đã từng từ chối thẳng thừng đề nghị của Hitler về việc có được một bức ảnh có chữ ký của Mussolini. Mối quan hệ giữa Mussolini và Hitler cần rất nhiều thời gian để có thể phát triển.

Có nhiều điều thú vị trong cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Mussolini và Hitler.

Sự kiện này diễn ra vào tháng 6.1934, tại Venice. Cho đến thời điểm này thì Mussolini vẫn chống lại chủ nghĩa toàn Đức trong bộ máy nhà nước Quốc Xã, còn cố vấn của Hitler thì cố thuyết phục ông tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau hơn nữa giữa hai nhà nước. Trong lần gặp đầu tiên này, Mussolini có ưu thế vượt trội. Ngay từ thời điểm đón Hitler tại sân bay, Mussolini đã nói với tùy tùng của mình rằng

“tôi không thích anh ta” [2, Tr.341]. Mussolini thì quần áo chỉnh tề trong bộ quân phục còn Hitler thì xuất hiện với chiếc áo màu nâu, giày da và chiếc mũ màu xám đang trong tay, có phần lo lắng, hồi hộp. Từ mái tóc đến bộ ria mép của Hiler đều không gây thiện cảm cho Mussolini.

Vị thế của Hitler quả là có phần khiêm tốn. Mussolini đã nắm quyền gần được 12 năm, đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Ông có ảnh hưởng lớn đến khá nhiều chính khách có tên tuổi ở châu Âu, điều đó quyết định cách cư xử của ông tùy theo vị thế của đối phương so với vị thế của mình. Còn Hitler, vào thời điểm này, năm 1934, mới chỉ nắm quyền lực được một năm rưỡi, không có thành tựu gì nổi bật. Đây là lần đầu tiên Hitler ra nước ngoài, một người

họa sĩ người Áo không thành công, đã từng vượt qua biên giới giữa Áo và Đức, hai nước mà trong đầu ông lúc nào cũng chỉ là một mà thôi. Ngôn ngữ duy nhất mà ông nói được là tiếng Đức, trong khi đó Mussolini thì luôn tỏ ra là nhà ngôn ngữ học.

Trong khi đó cuộc trao đổi giữa Mussolini và Hitler không có thông dịch viên.

Tại Venice, như thường lệ, Mussolini phát biểu tại ban-công của Piazza San Marco, lúc này Hiler đang bị lãng quên tại một ban-công khác. Mussolini đã quá ngạo mạn khi nói trước công chúng rằng ông xem Hitler như là một trò hề. Trớ trêu thay, do không hiểu Mussolini đang nói gì nên Hitler cũng đã vỗ tay tán dương lời phát biểu của Mussolini. Mussolini sẽ sớm nhận thức được rằng thực ra Hitler là người mạnh hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Trong các câu chuyện mà Mussolini và Hitler đã bàn bạc thì chủ đề chính là sự độc lập của Áo. Đối với Hitler, người Đức gốc Áo, thì chủ nghĩa dân tộc Đức rất sâu đậm và xem việc chia cắt Áo và Đức là không thể. Hitler luôn đau đáu việc gộp Áo vào Đức. Ông thể hiện khát vọng này trong trang mở đầu của cuốn Mein Kampt. Kể từ khi ông làm thủ tướng, ông đã áp đặt ảnh hưởng lên thế lực Quốc Xã Áo thông qua các chiến dịch tuyên truyền liên tục cộng với việc khủng bố không ngừng nghỉ.

Các hoạt động quốc xã này đã khiến Mussolni không hài lòng, ông rất sợ sự trỗi dậy của chủ nghĩa toàn Đức và ông muốn dừng ngay các hành động của Hitler.

Sự liên minh giữa Đức và Áo sẽ mang lại cho Đức vùng Brenner Pass (Khe núi trong dãy Alps, con đường quan trọng giữa Áo và Ý), tất nhiên điều này sẽ đe dọa đến lợi ích của Ý. Chẳng thể đoán được Hitler có biến các chiến dịch quân sự mà ông đã mô tả trong Mein Kampt nhằm thực hiện tham vọng đó hay không. Để tránh sự liên minh chết người đó, Mussolini chủ trương ủng hộ cho nền độc lập của Áo và tất nhiên cả thủ tướng của nó, Engelbert Dollfuss. Ông còn thiết lập một bộ máy phát xít ở Áo. Vào thời gian Mussolini và Hitler gặp nhau ở Vernice, Dollfuss chẳng hơn một công cụ trong tay Mussolini. Sau khi lên nắm quyền lực vào tháng 1.1933, Dollfuss đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Mussolini nhằm chống lại sự khẳng

định của Quốc Xã Áo và đó cũng là sự khẳng định rằng ông đang đi cùng với phe Phát Xít.

Khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.1933, Dollfuss đã đến thăm Mussolini đến ba lần. Mussolni đã thúc đẩy Dollfuss cần phải khẩn trương hành động. Ông khuyên Dolfuss nên tiến hành cuộc tấn công những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, việc những người này bị thất bại sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Hitler đối với Áo. Dưới áp lực của các nhà chính trị Ý, Dollfuss đã đi đến hành động quyết định là chống lại những người theo chủ nghĩa xã hội. Vào tháng 2.1934, sau 4 ngày với các cuộc chiến trên đường phố ở Vienna, những người theo chủ nghĩa xã hội bị tàn sát, số lượng thương vong lên đến hàng trăm. Kết quả của sự kiện này là Dollfuss giành được vị trí độc tài của bộ máy nhà nước phát xít, ủng hộ Giáo Hội. Nhưng Mussolini, với nỗi sợ bấy lâu của ông đối với chủ nghĩa Bolshevik và làn sóng Đỏ, đã đánh giá thấp hệ quả của cuộc tấn công này. Với lựa chọn của Dollfuss, những người theo chủ nghĩa xã hội sẽ phản ứng bằng cách chuyển sang chống lại Giáo Hội của Ý, đồng nghĩa với việc dần ủng hộ Hitler.

Sau những sự kiện trên, mối quan hệ giữa Ý và Đức trở nên xấu đi và những ấn tượng về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhà độc tại sẽ lại được khơi dậy. Hai tuần sau cuộc gặp ở Vernice, Mussolini đã được một dịp sốc trước hành động của một người mà mới chỉ cách đây hai tuần, ông đã gọi là trò hề. Vào 30.6, Hitler tự mình thực hiện cuộc thanh trừng những người đã từng giúp ông giành quyền lực, trong đó có bạn của Hitler, Ernst Roehm, lãnh đạo của lực lượng Quốc Xã S.A, gọi là lực lượng Áo Nâu. Nguyên nhân là Roehm đã vượt quá giới hạn quyền lực của mình và gây ra sự thù địch trong quân đội chính quy. Không thể kiểm soát tình hình này bằng các biện pháp hòa bình, Hitler quyết định dùng bạo lực. Roehm bị hành quyết không thông qua xét xử, một số tướng khác của lực lượng Áo Nâu bị giết hoặc bắt giam. Cuộc tàn sát đã lan ra nhiều vùng của Đức. Các số liệu thống kê sau này cho biết có khoảng 400 người bỏ mạng trong cuộc thanh trừng này, trong đó có cả những người Do Thái, nạn nhân của chủ nghĩa bài Do Thái. Tại Ý, theo các thành viên trong gia đình thuật lại thì Mussolini rất khó chịu nhưng không có động thái gì

công khai chống lại hành động trên của Hitler. Sẽ có sự kiện khác thúc đẩy Mussolini hành động rõ ràng hơn.

Trong mùa hè năm 1934, tình bạn giữa Mussolini và Dollfuss càng trở nên khăng khít, họ dành thời gian để bàn về việc ngăn chặn sự thâm nhập của chủ nghĩa quốc xã vào chính phủ Áo. Nhưng những bàn bạc đó chưa kịp đưa ra thực hiện thì Dollfuss đã bị ám sát vào ngày 25.7. Dollfuss đã bị giết bởi một nhóm Quốc Xã Áo.

Đối với Mussolini, ông xem đây không còn là vấn đề cá nhân nữa. Còn Hitler, sự phấn chấn của ông khiến nhiều nghi vấn được đặt ra về người đứng sau sự vụ này.

Ngay lập tức, Mussolini gửi 4 sư đoàn đến Brenner Pass, sẵn sàng phản ứng ở Áo nếu Đức có bất kỳ chuyển động nào theo hướng này. Mussolini còn đánh điện cho phó thủ tướng Áo, Prince von Starhemberg, với nội dung như sau: “ …Nền độc lập của Áo, cái mà Dollfuss đã tận tâm với nó, là một nguyên tắc cần phải được bảo vệ và sẽ được bảo vệ bởi Ý…” [6, Tr. 380]. Ông còn tuyên bố với thế giới: “tránh can thiệp vào Áo” [23, Tr.391]. Trong dịp thăm trại hè của thanh niên Áo, Mussolini cũng đã không ngần ngại phát biểu “… sẽ là dấu chấm hết cho nền văn minh phương Tây nếu đất nước của những kẻ giết người lại lãnh đạo Châu Âu…

Hitler chính là kẻ ám sát Dollfuss…Hình ảnh kinh khủng vào ngày 30.6 sẽ không được cảm thông bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới…” [29, Tr. 451].

Mussolini chưa sẵn sàng thiết lập tình bằng hữu với Hitler nhưng sự kiện ám sát Dollfuss không hẳn đã đi ngược lại mối quan hệ đó. Thật ra đây là một dấu ngoặt đánh dấu sự chuyển hướng. Mussolini đã hy vọng Pháp và Anh sẽ ủng hộ những hành động quân sự của ông tại Brenner Pass như nhau và rõ ràng. Trái lại, Anh và Pháp vẫn bàng quan và họ tin rằng Hitler sau khi bị thua khi mở rộng các hoạt động quân sự sẽ nhận ra bài học hữu ích cho mình và không còn dám tiến quá xa. Chính hành động đó của Anh và Pháp khiến Ý giảm lòng tin vào các nhà dân chủ của phương Tây và khơi dậy sự tự cô lập của Ý, vốn đã lên cao trong cuộc chiến tranh Ethiopia và hệ quả khó tránh khỏi nữa đó là sẽ đẩy hai nhà độc tài của Ý và Đức gắn kết với nhau hơn.

Một phần của tài liệu benito mussolini và chủ nghĩa phát xít italia (1922 1943) (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)