KHÁI NIỆM RỐI NHIỄU TÂM LÝ

Một phần của tài liệu một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 26 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. KHÁI NIỆM RỐI NHIỄU TÂM LÝ

Một rào cản trong học tập đó là rối loạn sức khỏe tâm lý, một nghiên cứu gần đây trong thanh niên Canada cho thấy thanh thiếu niên trở nên chán nản sau mỗi năm. Thậm chí bị rối loạn nhiều loại tâm lý khác nhau, chủ yếu là lo âu, stress, trầm cảm [1], [78].

Sơ đồ 1.1: Các mức độ rối nhiễu tâm lý. (nguồn: APA – Hiệp hội tâm lý học Hoa kỳ [33], Sức khỏe tâm lý được biễu diễn là hàm số liên tục khác quan niệm cũ là có hay có bệnh)

Sức khỏe được định nghĩa là sự thoải mái giữa thể chất, tâm lý, và xã hội (WHO).

Ngày nay nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa ba mặt trên của sức khỏe con người. Đó cũng là chất lượng cuộc sống. WHO định nghĩa 11 nhóm khác nhau của rối nhiễu tâm lý.

- Rối nhiễu tâm lý thực thể (chẳng hạn sa sút trí tuệ, mê sảng và chấn thương não).

- Rối loạn hành vi và tâm lý do việc sử dụng các chất hướng thần - chủ yếu rượu và các thuốc khác.

Hội chứng rối nhiễu tâm lý (nặng)

Triệu chứng nhẹ, thoáng qua: tai nạn; ảnh hưởng trầm cảm; cảm giác lo lắng, mất người thân, người sống sót tội lỗi; tâm thể; khó chịu; ngủ khó khăn, tuyệt vọng; nóng nảy; lo ngại; cảm thấy quan trọng của người khác; tự tử.

Những vấn đề tâm lý, xã hội: tăng hành vi uống rượu, bạo lực, lạm dụng thuốc, thuốc lá, ....

Sức khỏe tâm lý bình thường

- Bệnh tâm lý phân liệt và các rối loạn hoang tưởng có liên quan. Rối nhiễu tính tình- dễ xúc động: điên cuồng, lưỡng cực - trầm cảm vui buồn thất thường.

- Những rối loạn thực thể, về thần kinh và liên quan đến stress -sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn, OCD, v.v….

- Những rối nhiễu hành vi liên quan đến các vấn đề về sinh lý và các yếu tố cơ thể - rối loạn ăn uống, giấc ngủ và hoạt động tình dục. Những rối nhiễu về hành vi và nhân cách ở người lớn.

- Những rối nhiễu về phát triển tâm lý. Những rối nhiễu hành vi và cảm xúc khởi phát từ thời thơ ấu/ dậy thì (ADHD, CD).

- Những rối nhiễu tâm lý khác chưa xác định - khác với các thể trên.

Tại Việt Nam, thuật ngữ “Disorder mental health- rối loạn tâm thần”, được Nguyễn Khắc Viện định nghĩa theo một hướng khác, phù hợp với văn hóa Việt Nam về khái niệm này. Ông sử dụng khái niệm “rối nhiễu tâm lý” thay cho “rối loạn tâm thần”. Trong tác phẩm tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam xuất bản Y học năm 1999, Nguyễn Khắc Viện đã viết “Ở N-T, chúng tôi chủ trương không dùng từ tâm thần nữa mà dùng từ tâm lý để nói chung, như khi nói khám tâm lý, không nói khám tâm thần; nếu ghép vào trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần, sẽ rất ít ai đến, và cũng không mấy bác sĩ, y tá, giáo viên, cán bộ xã hội chịu học tập chuyên khoa này” [26]. Đến nay, thuật ngữ rối nhiễu tâm lý được các nhà tâm lý học, tâm thần học, giáo dục học, công tác xã hội sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu, trị liệu tâm lý, công tác xã hội đối với những cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý sử dụng tương đương với thuật ngữ rối loạn tâm thần. Tác giả thừa nhận và sử dụng bảng phân loại rối loạn tâm thần và hành vi của WHO và APA. Rối loạn tâm lý có các tiêu chí chẩn đoán rõ ràng, được thừa nhận, công cụ đã được quốc tế hóa, được các nhà tâm thần học, tâm lý học, công tác xã hội sử dụng nhiều trong nghiên cứu và chẩn đoán, trị liệu rối nhiễu tâm lý ở người lớn cũng như trẻ em.

Như vậy rối nhiễu tâm lý được định nghĩa là một hành vi có ý nghĩa lâm sàng hoặc một hội chứng tâm lý xuất hiện ở một cá nhân gây ra sự đau khổ, bất lực, rối loạn chứng năng, làm gia tăng hành vi nguy cơ tự hủy hoại bản thân, làm cá nhân mất khả năng kiểm soát bản thân. Khái niệm rối nhiễu tâm này được sử dụng nhằm phân biệt rối nhiễu tâm lý với những rối loạn sinh lý do tổn thương thực thể hoặc não bộ gây ra. Robert S.Feldman (2003); Paul Bennett (2003); James E.Maddux và Barbara A.Winstead (2008), Các tác giả này đều cho rằng một kinh nghiệm hay một hành vi, ứng xử của cá nhân được xem là rối nhiễu phải đáp ứng các tiêu chí: lệch chuẩn về mặt thống kê, rối loạn chức năng, rối loạn stress, sai lệch các nguyên tắc xã hội, làm suy giảm hoạt động nghề nghiệp, đời sống gia đình và xã hội, đặt cá nhân vào tình huống nguy hiểm. Những người bị các triệu chứng: lo

âu không rõ lý do kéo dài, buồn rầu, ám sợ đám đông, bị tổn thương tâm lý, khó tập trung trong công việc, chán nản, rối nhiễu hành vi…. ở mức độ nhẹ và do các sự kiện trong cuộc sống gây ra được gọi là những người bị rối nhiễu tâm lý. Chữa trị những rối nhiễu tâm lý cần phải sử dụng các liệu pháp tâm lý.

- Sai lệch thống kê (trung bình là 2%).

- Sự vi phạm chuẩn xã hội. Phá vỡ luật lệ xã hội.

- Hành vi thiếu nhạy cảm khi giao tiếp người khác: thiếu nhạy cảm với bản thân, thiếu nhạy cảm với người khác.

- Tình trạng đau khổ tâm hồn (personal distress).

- Có lệch chuẩn mà không thích ứng được, không có khả năng quên, thích ứng phù hợp với hiện tại.

- Lệch từ lý tưởng: điều gì khi lý tưởng không thực hiện được - phù hợp chuẩn mực xã hội.

- Lệch hành vi do các yếu tố sinh học (y khoa), di truyền, hay nhiễm độc từ các tác nhân lý hóa sinh.

Sự phân biệt rối nhiễu tâm lý như vậy không nhằm đánh giá đúng hay sai, đạo đức hay không đạo đức, là những tiêu chí phân loại mà thôi.

Những vấn đề sức khỏe tâm lý nào đóng góp nhiều nhất vào tỉ lệ bệnh, 10 nguyên nhân tàn tật hàng đầu ở những người 15-44 tuổi, ước lượng toàn cầu: HIV/AIDS tỉ lệ là 13,0%, trầm cảm đơn cực có tỉ lệ 8,6%, tai nạn giao thông có tỉ lệ 4,9%, bệnh Lao có tỉ lệ là 3,9%, rối loạn do rượu có tỉ lệ 3,0%, tai nạn tự thân gây ra tỉ lệ 2,7%, thiếu máu thiếu sắt có tỉ lệ 2,6%, tâm thần phân liệt có tỉ lệ 2,6%, rối loạn lưỡng cực có tỉ lệ 2,5%, bạo lực có tỉ lệ 2,3% (WHO, 2006).

Nội dung và các tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn này dựa trên sự đồng thuận về các các ý kiến và các khái niệm hiện nay trong tâm thần học (nhiễu tâm) được mô tả trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về các rối loạn tâm lý xuất bản lần thứ 4-Bản sửa chữa (DSM-IV-TR), một hệ thống phân loại được phát minh bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ.

DSM-IV-TR tương thích với một hệ thống phân loại tâm thần chính khác, là Phân loại Thống kê Quốc tế về Bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan sửa chữa lần thứ mười (ICD- 10), được phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới và được sử dụng chủ yếu ở châu Âu và các khu vực khác ngoài Mỹ.

DSM-IV-TR bao gồm 15 nhóm chẩn đoán chính, cộng thêm một nhóm gọi là “các tình trạng khác có thể là trọng tâm chú ý lâm sàng”. DSM-IV-TR sử dụng hệ thống đa trục

để mã hoá các tình trạng của người bệnh theo năm trục (một chẩn đoán xác định có thể được thực hiện khi sử dụng chỉ ba trục đầu tiên):

Trục I: Các rối loạn lâm sàng.

Trục II: Các rối loạn nhân cách và chậm phát triển tâm thần.

Trục III: Các bệnh đa khoa tổng quát.

Trục IV: Các vấn đề tâm lý xã hội và môi trường.

Trục V: Thang lượng giá chung về hoạt động chức năng (GAF), được định lượng bởi mức độ chức năng tâm lý của mỗi người trong đời sống hàng ngày và các triệu chứng học cảm xúc trên một chuỗi xắp sếp từ 1 (không khả năng duy trì vệ sinh cá nhân tối thiểu, nguy hiểm cho bản thân) đến 100 (hoạt động chức năng nghề nghiệp và xã hội tốt, không có các triệu chứng cảm xúc).

Bảng 1.1. Các rối nhiễu tâm lý

TÌNH TRẠNG CÁC VÍ DỤ

Sảng, sa sút tâm thần, và các rối loạn quên và các rối loạn nhận thức khác

Sảng do suy tim sung huyết, sa sút tâm thần Alzheimer

Rối loạn tâm thần do một bệnh thực thể tổng quát không đưọc phân loại nơi khác

Thay đổi nhân cách do bệnh ban đỏ lupus hệ thống

Các rối loạn liên quan chất Các rối loạn liên quan rượu, các rối loạn liên quan chất an thần

Tâm thần phân liệt và các rối loạn

loạn thần khác Tâm thần phân liệt, các rối loạn dạng phân liệt Các rối loạn khí sắc Rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lưỡng cực I

Các rối loạn lo âu Rối loạn hoảng loạn, ám ảnh sợ chuyên biệt, rối loạn stress sau chấn thương

Các rối loạn dạng cơ thể Rối loạn chuyển di, nghi bệnh

Các rối loạn giả bệnh Rối loạn giả bệnh có triệu chứng hoặc dấu hiệu tâm lý ưu thế hoặc cơ thể ưu thế

Các rối loạn phân ly Quên phân ly, rối loạn giải thể nhân cách, du hành phân ly

Các rối loạn nhận diện tính dục và

giới tính Rối loạn chức năng cương thứ phát, các rối loạn nhận diện giới tính

Các rối loạn ăn Loạn thần kinh chán ăn, loạn thần kinh ăn vô độ Các rối loạn ngủ Các rối loạn giấc ngủ tiên phát, các rối loạn giấc ngủ

liên quan đến một rối loạn

tâm thần khác Các rối loạn kiểm soát

xung động không được phân loại nơi khác

Rối loạn bùng nổ từng cơn, chứng ăn cắp, đánh bạc bó buộc

Các rối loạn thích ứng Rối loạn thích ứng có khí sắc trầm cảm, lo âu, khí sắc lo âu, trầm cảm hỗn hợp, và các rối loạn hành vi Các rối loạn nhân cách Rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách

chống đối xã hội Các tình trạng khác có thể là trọng

tâm chú ý lâm sàng

Các rối loạn vận động do thuốc, các vấn đề liên quan đến lạm dụng hoặc bỏ bê, giả bệnh trốn việc Nguồn: Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về các rối loạn tâm thần xuất bản lần thứ 4-Bản sửa

chữa (DSM-IV-TR).

Rối nhiễu tâm lý và sức khỏe tâm lý.

Gánh nặng tổng thể của các rối nhiễu tâm lý là khó đo lường. Rối nhiễu tâm lý tương tác với nhiều tình trạng sức khỏe. Xem xét tiểu đường hoặc bệnh béo phì, HIV/AIDS và nhiễm trùng siêu vi mạn tính chấn thương, những người sống trong các tình trạng này dễ mắc trầm cảm, lo âu [59]. Rối loạn tâm lý làm tăng rất nhiều lần nguy cơ nhiễm HIV và có thể suy giảm việc tuân thủ điều trị, dẫn đến phát triển AIDS. Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ trước sẽ làm chậm trễ việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Sức khỏe tâm lý là một vấn đề quan trọng cũng như sức khỏe thể chất đối với các cá nhân, cộng đồng và thế giới. Rất khó có thể dự đoán một ai đó có thể phát triển các rối loạn về sức khỏe tâm lý. Khó có thể áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe một cách có hiệu quả. Đa phần các nghiên cứu được tiến hành ở các nước nói tiếng Anh, và các nước phương Tây [54], [75], [102]. Các vấn đề sức khỏe tâm lý có liên quan đến các biến cố xấu xảy ra trong thời niên thiếu (ACE), đặc biệt là ngược đãi trẻ em, ACE có liên quan đến sức khỏe thể chất lẫn tâm lý ở người lớn và trẻ em và các hành vi nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tật. Những sang chấn về mặt tâm lý, cảm xúc cũng không chữa lành được qua thời gian ở phần lớn nạn nhân.

Gánh nặng bị chê dấu và không thể xác định được. Gánh nặng không thể xác định được gợi ý về sức nặng về kinh tế, xã hội đối với gia đình, mặc dù các nhà khoa học cho nó là cao nhưng chưa có đo lường trên quy mô lớn. Gánh nặng chê dấu gợi ý gánh nặng gắn liền với hiện tượng nghĩ không tốt về bệnh tâm lý, và sự xâm phạm tự do và quyền con người. Khoảng 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã được quy cho chứng rối loạn tâm thần kinh, chủ yếu là do bản chất kinh niên vô hiệu của trầm cảm và rối nhiễu tâm lý phổ biến khác, uống rượu và sử dụng chất, và rối loạn thần. Ước lượng như vậy đã thu hút được sự chú ý đến tầm quan trọng của rối nhiễu tâm lý cho sức khỏe công cộng. Tuy nhiên, vì họ nhấn mạnh sự đóng góp riêng của rối nhiễu tâm lý và thể chất cho người khuyết tật và tử vong, có thể đã cố nỗ lực chính để cải thiện sức khỏe và giảm nghèo. Gánh nặng của rối nhiễu tâm lý có thể có được đánh giá thấp vì sự đánh giá không đầy đủ của các mối liên hệ giữa các bệnh tâm lý và điều kiện sức khỏe khác. Vì những tương tác này, không thể có sức khỏe mà không có sức khỏe tâm lý. Làm tăng nguy cơ rối nhiễu tâm lý cho bệnh truyền

nhiễm. Hiện nay dịch vụ y tế không được cung cấp một cách công bằng cho những người có rối nhiễu tâm lý, và chất lượng chăm sóc cho cả hai điều kiện sức khỏe tâm lý và thể chất cho những người này có thể cải thiện được [8], [72]. Phát triển và đánh giá các can thiệp tâm lý xã hội có thể được tích hợp vào quản lý các bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.

Hệ thống y tế cần được tăng cường để cải thiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý, bằng cách tập trung vào chương trình hiện có và các hoạt động, chẳng hạn như công tác phòng chống và điều trị HIV, lao và sốt rét; bạo lực trên cơ sở giới; chăm sóc tiền sản, quản lý tổng hợp bệnh tật ở trẻ em và dinh dưỡng trẻ em; và quản lý bệnh mãn tính. Nhận thức về sức khỏe tâm lý cần phải được tích hợp vào tất cả các khía cạnh của sức khỏe và chính sách xã hội, quy hoạch hệ thống y tế [84].

Một phần của tài liệu một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)