Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3.4. Nguyên nhân rối nhiễu stress
Điều kiện và môi trường sinh sống thấp, thiếu thốn, tù túng, ồn ào. Bị chèn ép, oan ức, thất bại trong cuộc sống. Gặp nhiều mâu thuẫn, xung đột, bất an, thay đổi trong cuộc sống. Quá bận rộn, lo toan công việc. Nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào stress do công việc, mặc dầu chúng có liên quan với nhau. Danh sách những yếu tố gây stress rõ ràng là không đủ và có thể dễ dàng được mở rộng. Điểm quan trọng là việc xác định và bắt đầu chiến lược đối phó phải là một hoạt động liên tục trước khi yếu tố gây stress có thể thay đổi.
Yếu tố gây stress cá nhân French và Cap Land (1972) xác định tám nguyên nhân chính gây stress trong công việc của cá nhân:
- Mơ hồ về vai trò.
- Mâu thuẫn về vai trò.
- Vai trò quá nặng hoặc quá nhẹ.
- Tính lãnh thổ của tổ chức.
- Trách nhiệm cho mọi người.
- Thiếu quan tâm đến người khác.
- Thiếu sự tham gia.
- Sự khác biệt về nghề nghiệp.
Vấn đề sự khác biệt nghề nghiệp cũng thể hiện trong một số những yếu tố. Tính lãnh thổ ám chỉ rằng một người phải làm công việc mà họ cảm thấy công việc ấy không thuộc về họ. Trách nhiệm cho cá nhân có thể rất nhiều hoặc rất ít, quan hệ giữa cá nhân kém có thể khiến có rất ít sự tin tưởng về sự hỗ trợ từ người khác. Thiếu tham gia có nghĩa là bị loại bỏ khỏi sự quyết định và sự khác biệt nghề nghiệp ám chỉ những yếu tố bản chất trong công việc và gây stress.
Khoảng một nửa tất cả mọi người tiếp xúc với những chấn thương tâm lý ý nghĩa trong suốt cuộc đời. Hầu hết những người này hồi phục hoàn toàn; những người khác tiếp tục những triệu chứng và có thể được chẩn đoán là rối loạn stress-rối loạn stress sau chấn thương (SSCT) và rối loạn stress cấp (SC). Đối với những chẩn đoán này, phải có tiếp xúc với sự kiện đe dọa mạng sống hoặc nguy cơ tử vong tác động đến người bệnh hoặc bạn thân hoặc họ hàng của người bệnh. Những ví dụ về những sự kiện như vậy bao gồm bạo hành tình dục, chiến tranh, động đất, cháy, và tai nạn nghiêm trọng. Những triệu chứng phải kéo dài lâu hơn một tháng để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV-TR cho SSCT mà trong thể mạn tính có thể kéo dài nhiều năm. Những triệu chứng kéo dài 2 ngày đến 4 tuần được chẩn đoán là SC hơn là SSCT.
Những triệu chứng của các rối loạn stress có thể được chia thành bốn loại: trải nghiệm lại, tăng thức tỉnh, tê liệt cảm xúc, và tránh né.
Trải nghiệm lại bao gồm những suy nghĩ hoặc ký ức thâm nhập về sự kiện mà xảy ra không mong đợi (hồi tưởng) cũng như ác mộng tái diễn sự kiện đó. Tăng thức tỉnh bao gồm sự lo âu, tăng đáp ứng giật mình, giảm ngủ hoặc gia tăng sự cảnh giới (ví dụ, giật mình với mỗi tiếng động). Tê liệt cảm xúc bao gồm giảm tính cảm xúc, mất khả năng trải nghiệm sự hạnh phúc, và khó kết nối về cảm xúc với những người khác. Tránh né bao gồm tội lỗi vì đã
thoát được trong khi những người khác đã chết hoặc bị thương nặng (tội lỗi của người sống sót); sự phân ly và thu rút xã hội; và những cảm xúc về sự vô vọng và bị tràn ngập.
Eysenck.H. và cộng sự đã đưa ra 4 dạng phản ứng của nhân cách trước tác động của stress [48],[47]. Kiểu nhân cách A, khi gặp stress, thường bùng nổ một cách giận giữ, tăng tiết ACTH dẫn đến tăng tiết cortisol và adrenaline gây giữ nước, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Kiểu nhân cách B khi gặp stress, thường thất vọng, các phản ứng thường lặn vào trong, kìm nén những phản ứng cảm xúc dẫn tới giảm niễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, thiên hướng bị ung thư. Kiểu nhân cách C biểu hiện phản ứng trước stress thường là lặng lẽ, buồn rầu. Về sinh hoá có giảm can-xi máu, giảm các yếu tố vi lượng, thường lão hoá sớm, dễ bị trầm cảm. Kiểu nhân cách D, thường bình tĩnh, tự tin, tự khẳng định mình, không có biến đổi đáng kể, khả năng thích nghi [42],[43],[51],
Stress cấp là dạng phổ biến nhất của stress. Nó bắt đầu từ những áp lực của quá khứ, hiện tại và các kỳ vọng của người khác, áp lực đã được dự đoán trước của tương lai gần.
Stress cấp với mức độ nhỏ gây xúc động và kích thích, nhưng nếu quá nhiều sẽ gây kiệt sức.
Những stress ngắn và quá mức có thể dẫn đến các khó chịu về tâm lý, stress đầu óc, đau dạ dầy và các triệu chứng khác. Hầu hết mọi người đều nhận ra các triệu chứng stress cấp. Đó là những thất bại đã qua trong cuộc đời họ như: tai nạn ô tô, mất một hợp đồng quan trọng, ranh giới giữa cái sống và cái chết mà họ đã vượt qua, những vấn đề của con cái họ ở trường học. Bởi vì xuất hiện ngắn, stress cấp không đủ thời gian để gây tác hại nặng [50].
Các khó chịu về cảm xúc - một số kết hợp với giận giữ hoặc kích thích, lo âu và trầm cảm. Các vấn đề cơ bắp gồm căng thẳng đầu óc, đau lưng, đau quai hàm, và stress các cơ này dẫn đến co giật các cơ, gân và các vấn đề dây chằng. Các vấn đề dạ dày, ruột và đại tràng như ợ nóng, tăng tiết dịch vị, đầy hơi, phân lỏng, táo bón, và hội chứng kích thích đại tràng. Tăng huyết áp, tăng nhịp tim, ra mồ hôi gan bàn tay, đánh trống ngực, chóng mặt, đau nửa đầu kiểu Migraine, tay và chân lạnh, thở gấp và đau ngực. Stress cấp có thể nổi trội lên trong cuộc đời của bất kỳ ai, và ta có thể kiềm chế được stress cấp [16], [17]. Trong khi stress cấp có thể gây xúc động và kích thích, stress mãn tính thì không. Nó xẩy ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Stress mãn tính hủy hoại cơ thể, trí não và cuộc sống. Đó là stress của sự nghèo khó, của các gia đình không hoàn chỉnh, của các cuộc hôn nhân bất hạnh hoặc nghề nghiệp, sự nghiệp thất bại. Stress mãn tính xuất hiện khi mà con người không bao giờ tìm thấy con đường ra khỏi sự đau khổ. Đó là stress của những yêu cầu và áp lực không bao giờ giảm đi, dường như không bao giờ kết thúc. Với tâm trạng vô vọng, cá nhân đó từ bỏ việc tìm kiếm các cách giải quyết. Stress mãn tính gây tác hại qua tự sát, bạo lực, cơn đau tim, đột quị và có lẽ thậm chí cả ung thư. Cuối cùng, con người kiệt sức dần, suy nhược nặng. Bởi vì các nguồn lực về thể chất và tâm thần bị cạn kiệt do suy giảm
kéo dài, các triệu chứng của stress mãn tính khó điều trị, có thể đòi hỏi điều trị bằng thuốc cũng như liệu pháp tập tính kéo dài kiềm chế stress.