CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ TRONG SINH VIÊN 54 3.1. Độ tin cậy thang đo
3.3. Một số yếu tố có khả năng tác động đến một số rối nhiễu tâm lý trong sinh viên
Nơi sinh viên ở và học tập.
354(88%)
46 (12%)
dân tộc Kinh dân tộc Khác
317(79)
83 (21)
Không và Phật giáo Khác
Biểu đồ 3.6. Nơi sống của sinh viên.
Một nữa sinh viên sống trong ký túc xá, một nữa còn lại sống nhà trọ/thuê, với cha mẹ và họ hàng.
Kết quả nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra những ảnh hưởng của môi trường đến rối nhiễu tâm lý sinh viên (biểu đồ 3.6).
Phần lớn sinh viên ở ký túc xá là 57% và nhà thuê/ trọ là 14%. Ký túc xá được thiết kế theo qui định phù hợp với số lượng sinh viên sống chung trong phòng. Những qui định về giờ học tập, sinh hoạt, đây là những môi trường xem như là tốt nhất hiện nay cho sinh viên từ các nơi khác về thành phố học tập và sinh sống.
Những sinh viên sống ở nhà trọ/ nhà thuê thường khó khăn về điều kiện vệnh sinh, nước sạch, điện, an toàn, diện tích phòng trọ chật hẹp, và những vấn đề khác.
Các nghiên cứu mở rộng phạm vi của sức khỏe tâm lý vượt ra ngoài mức độ cá nhân, một kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe như kinh tế và xã hội nó đóng vai trò quyết định sức khỏe con người dể nhận diện nhất là những vùng địa lý giáp ranh và nội thị ở khu vực và các quốc gia [2]. Phù hợp với kết quả nghên cứu tại Tehran khoảng 57% sinh viên sống trong ký túc xá trường đại học (đến từ các thành phố khác).
Phương tiện sử dụng hàng ngày của sinh viên.
226 (57%)
60 (15%) 54 (14%) 51 (13%)
9 (2%)
0 50 100 150 200 250
Ký túc xá Với cha mẹ Nhà trọ/ thuê Với bà con/họ hàng
Nhà riêng
Biểu đồ 3.7. Phương tiện sử dụng thường xuyên của sinh viên
Phân nữa sinh viên sử dụng phương tiện cá nhân (xe gắn máy) đi học hàng ngày. Khi sử dụng phương tiện này sinh viên có thể chủ động thời gian đi thực tập tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và học ở các Khoa. Nó cũng rất phù hợp cho sinh viên ở trọ, họ có thể di chuyển mà ít tốn thời gian hơn (biểu đồ 3.7).
Một phần năm sinh viên sử dụng xe buýt. Như vậy xe buýt cũng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của sinh viên.
Có 9% sinh viên được đưa rước của gia đình. Việc đưa rước có thể làm tăng tính phụ thuộc và thụ động của sinh viên vào gia đình. Có thể là yếu tố tiềm ẩn tăng cường mức độ rối nhiễu tâm lý nhiều hơn khi những sinh viên này phải tự mình giải quyết các mối quan hệ trong cuộc sống mà ở đó cần có năng lực phán đoán - kỹ năng ra quyết trước những tình huống khó khăn trong việc hành nghề sau này.
Biểu đồ 3.8. Việc làm kiếm tiền (n=400).
Cứ 10 sinh viên có khoảng 4 sinh viên làm việc kiếm tiền.
105 (26%)
208 (56%)
87 (22%)
Xe buýt Xe gắn máy Khác/đưa rước
161 (40%)
239 (60%)
Có Không
Hiện tượng sinh viên làm thêm có tính chất phổ biến, trong ngành y tế. Thời gian học và thực tập tại bệnh viện chiếm hết quỹ thời gian trong ngày, tuần, do đó việc làm thêm ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thời gian sinh viên phải học thực hành tại bệnh viện vào các buổi sáng trong tuần, buổi chiều lý thuyết trên giảng đường. Trong khi đó nổ lực học tập của sinh viên phải đạt các mục tiêu, năng lực làm việc tốt nhất sau khi ra trường. Có thể nói rằng chính vì sinh viên không thật sự tập trung thời gian vào học nên không ít những sinh viên không được đánh giá cao sau khi ra trường làm việc tại một số bệnh viện. Khả năng sinh viên phải đạt được như kiến thức, thái độ và kỹ năng. Những kỹ năng mà sinh viên có được là hình thành từ thực hành tại khoa bệnh viện chứ không phải trên giảng đường. Nếu sinh viên không đủ thời gian rèn luyện các kỹ năng này thì không đủ năng lực khám và điều trị bệnh nhân.
Trong khí đó kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 10 sinh viên có 4 sinh siên làm việc kiếm tiền (biểu đồ 3.8). Sinh viên làm việc kiếm tiền có tỉ lệ khác các trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên thời gian dành cho việc làm, thêm ảnh hưởng đến năng lực sau này của sinh viên.
Đặc biệt là sinh viên ngành y tế, đòi hỏi họ phải có năng lực thực hành chứ không chỉ là những lý thuyết suông. Thời gian dành cho việc học ít sẽ dẫn đến kết quả học tập kém và hạn chế về năng lực hành nghề sau này.
Sinh viên biết về dịch vụ tham vấn tâm lý.
Biểu đồ 3.9. Dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm lý (n=400).
Trên một nữa sinh viên không biết dịch vụ tham vấn sức khỏe.
Hiện nay, phổ biến trên tuyền thông, thông tin đại chúng về các dịch vụ tham vấn/tư vấn sức khỏe tâm lý rất nhiều. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu ghi nhận có 55% sinh viên không biết dịch vụ tham vấn sức khỏe (biểu đồ 3.9). Điều này có thể gợi ý giả thuyết rằng sinh viên ngành y tế không có nhiều thời ngoài việc học, nên không biết thêm các dịch vụ khác về tư vấn tâm lý. Họ còn bận tâm trong việc phải kiếm tiền chăm
180 (45%)
220 (55%)
Có Không
lo cho cuộc sống của mình. Hoặc những trung tâm này chưa thật sự đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý nên chưa trở thành những địa chỉ đáng tin cậy trong cộng đồng.
Chính vì vậy sinh viên biết rất ít, và quan tâm đến các rung tâm này không nhiều. Khả năng khác có thể xảy ra là sinh viên chỉ chú trọng đến khoa tâm thần chưa xem trọng điều trị bằng liệu pháp tâm lý về những rối loạn tâm lý.
Sinh viên sử dụng internet.
Biểu đồ 3.10. Sinh viên sử dụng internet Đa số sinh viên thường xuyên sử dụng internet (biểu đồ 3.10).
Thông tin được phổ biến rộng rãi trên thư viện điện tử. Theo ước tính của thư viện Pubmed, mỗi ngày có khoảng trên 500 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí có uy tính. Còn tỉ lệ lớn sinh viên (26%) không thường xuyên sử dụng internet đó cũng là những hạn chế về việc tham khảo tài liệu học tập. Nếu chỉ dựa vào giáo trình hiện nay thì kiến thức y khoa sẽ không được cập nhật kịp thời.
Sinh viên sử dụng Internet để tìm thông tin sức khỏe tâm lý và hỗ trợ. Đó là nhận ra rằng những người trẻ tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế vì những sự kỳ thị vẫn còn liên kết với vấn đề sức khỏe tâm lý. Một trong những giải pháp tiềm năng là sử dụng nhiều trang web cung cấp thông tin có sẵn và hỗ trợ cho các vấn đề sức khỏe tâm thần, hỗ trợ, thông tin đó có thể được cung cấp bởi tâm thần. Tuy nhiên, người trẻ sử dụng và quan điểm về sử dụng Internet cho mục đích này vẫn chưa được kiểm tra. Điều này mô tả nghiên cứu định lượng nhằm gợi ra những quan điểm của 922 sinh viên, tuổi từ 18 đến 24 (năm), về việc sử dụng Internet để thông tin sức khỏe tâm lý và hỗ trợ. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi 30-mục tự thiết kế và phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả. Những phát hiện cho thấy 72,4% người tham gia sử dụng Internet nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, 30,8% trước đó đã tìm kiếm trực tuyến thông tin sức khỏe tâm thần, chủ yếu vào trầm cảm. Trong khi nó đã được tìm thấy rằng 68% người tham gia chỉ ra rằng họ sẽ sử dụng internet để hỗ trợ sức khỏe tâm lý nếu họ cần đến, có 79,4% vẫn còn muốn mặt đối mặt hỗ trợ. Đó là kết luận rằng những người trẻ sẵn sàng sử dụng internet để tìm
294 (74%)
106 (26%)
Có thường xuyên Không thường xuyên
thông tin sức khỏe tâm lý và rằng nó đại diện cho một nguồn hỗ trợ hữu hiệu đối với nhóm tuổi này.
Hiện nay có một số tác giả ở Trung Quốc, và trong nước như tác giả Lê Minh Công nghiên cứu về vấn đề nghiện internet trên tạp chí tâm lý học Việt Nam số 6/2011, tuy nhiên trong phân loại của DSM-IV-TR của hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ (APA) và các nhà khoa học khác cho rằng chưa có đủ bằng chứng cho rằng “nghiện internet” là rối loạn tâm thần (tâm lý), có thể phân loại nghiện game, nghiện truyện,… trên internet, chưa có khái niệm nghiện internet trong phân loại bệnh.
Sinh viên và việc hút thuốc lá.
Biểu đồ 3.11. Hút thuốc lá.
Có khoảng 7% sinh viên hút thuốt lá (biểu đồ 3.12). Đa số 80% sinh viên có sử dụng bia/ rượu trong tháng qua. Tỉ lệ sử dụng thuốc lá trong sinh viên khoảng 30%
(n=217) (Sherry A, McKee 2003), tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa tỉ lệ uống rượu và hút thuốc, phản ứng chủ quan của tác động đồng thời sử dụng của rượu và thuốc lá, và mong đợi của việc hút thuốc trong khi dưới ảnh hưởng của rượu trong sinh viên đại học năm đầu tiên.
Hầu hết sinh viên cho rằng các chiến lược tránh hút thuốc lá tỉ lệ 93,7% và uống bia hoặc rượu vang tỉ lệ 92,9%, [73].
Sinh viên và việc uống rượu/ bia.
26 (7%)
374 (93%)
có Hút thuốc lá Không hút thuốc lá
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ uống dụng rượu / bia của sinh viên
Đa số 80% sinh viên có sử dụng bia/ rượu trong tháng qua.
Uống rượu 18,5 ly tiêu chuẩn mỗi tuần, sinh viên mới biết uống với 2,95 ly chuẩn mỗi tuần. Có 54% hút thuốc lá (hút thuốc nhiều hơn 100 điếu) và 46% hút thuốc ít hơn 100 điếu. Kết quả đã chứng minh rằng 74%, người hút thuốc lá thì uống được rượu nhiều hơn. Nhìn chung, người hút thuốc có kinh nghiệm mạnh mẽ hơn tác động chủ quan của rượu đồng thời và sử dụng thuốc lá, tuy nhiên, kết quả cho thấy hút thuốc trong khi dưới ảnh hưởng của rượu là một kinh nghiệm tích cực ngay cả đối với người hút thuốc lá tương đối thiếu kinh nghiệm.
Mức độ uống rượu/bia phổ biến ở Việt Nam, trong đó cứ 10 sinh viên thì có 8 người có uống rượu/ bia trong vòng 1 tháng qua (biểu đồ 3.13).
Hầu hết sinh viên cho rằng các chiến lược tránh hút thuốc lá tỉ lệ 93,7% và uống bia hoặc rượu vang tỉ lệ 92,9% [73].
Kế hoạch học tập của sinh viên
Bảng 3.6. Kế hoạch học tập của sinh viên (n=400) Kế hoạch học tập Nam
n (%)
Nữ n (%)
Nam + Nữ n (%)
Phần trăm tích lũy
Không 66 (55) 54 (45) 120 (30) 30
Tuần 122 (57) 94 (43) 216 (54) 84
Tháng 23 (61) 15 (40) 38 (10) 94
Năm 14 (54) 12 (46) 26 (7) 100
Kiểm định chi bình phương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
321 (80%)
79 (20%)
Có uống rượu / bia Không uống rượu/bia
Gần khoảng 1/3 sinh viên không có kế hoạch học tập.
Kết quả học tập – kiến thức, thái độ và kỹ năng của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào việc tổ chức kế hoạch học tập hợp lý. Kế hoạch học tập của cá nhân của mỗi sinh viên phụ thuộc vào kế hoạch của nhà trường, bệnh viện. Sinh viên có mục tiêu học tập cho riêng mình, đó là yếu tố cơ bản, quan trọng, chủ yếu quyết định đến năng lực của sinh viên. Tuy nhiên có khoảng 1/3 sinh viên ngành y tế không có kế hoạch học tập. Trong sinh viên không có kế hoạch học tập cho rằng sự thay đổi lịch học của Trường/bệnh viện làm cho sinh viên không thể xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân riêng cho mình (bảng 3.6).
Chỉ có ít sinh viên (7%) có chiến lược học tập cho cả năm học, phân nữa là lịch học theo tuần (54%). Điều này có thể được giải thích vì sao sinh viên khó khăn trong học tập và những hối tiếc sau khi ra trường có kết quả học tập kém. Không có mục tiêu học tập đồng nghĩa là không thể học được điều gì. Sự định hướng học tập là rất quan trọng, nếu không có mục tiêu học cụ thể thì không đạt được kết quả tốt (bảng 3.7).
Kế hoạch học tập gắn liền với phương pháp tự học của sinh viên. Thông tin y khoa được công bố trên các tạp chí y khoa có uy tính là những tiêu chuẩn có tính chứng cứ của y học trong quá trình chăm sóc, điều trị, nâng đỡ bệnh nhân.
Hầu hết sinh viên cho rằng không có kế hoạch học tập do sự thay đổi lịch học của Trường/bệnh viện bảng 3.7.
Bảng 3.7. Lý do không có lập kế hoạch (n=120).
Kế hoạch học tập Tần số Tỉ lệ %
Bị động do kế hoạch của nhà trường 114 95
Khác 6 5
Sinh viên sử dụng thời gian rảnh rỗi .
Thời gian đa số sinh viên dành cho đọc sách tham khảo là 2 giờ/ tuần.
Thời gian đa số sinh viên nghe nhạc là 4 giờ/ tuần.
Bảng 3.8. Thời gian đọc sách tham khảo và giải trí của sinh viên
Giờ/tuần Trung bình Trung vị KTC 95%(*)
Đọc sách tham khảo 3,4 2 1-3
Nghe nhạc 4,8 4 3-6,3
(*) Khoảng tin cậy 95% của trung vị.
Đa số sinh viên dành cho đọc sách tham khảo thời gian là 2 giờ/ tuần. Đa số sinh viên dành thời gian nghe nhạc là 4 giờ/ tuần. Giải trí là một phần trong cuộc sống, không thể thiếu được của mỗi sinh viên. Là yếu tố giúp giảm đi những căng thẳng, lo âu, cảm xúc nặng nề trong cuộc sống của sinh viên.
Theo Tunay.S, Soygüt.G và cộng sự để đánh giá mức độ lo âu khác thường trên hai nhóm, điểm số giữa các nhóm trầm cảm và lo âu. Xem xét và phân tích tỉ lệ tham gia của sinh viên trong hoạt động thể chất ở mức độ cần thiết để thu được lợi ích sức khỏe [92].
Chiến lược thư giãn là 52,5%, và nỗ lực để được gần gũi với quan tâm đến một người nào đó là 50,5%, các chiến lược chuyển hướng tìm kiếm nghe nhạc tỉ lệ 57,7% [73].
Sự hy vọng trong sinh viên ngành y tế.
Hy vọng của sinh viên có trị số trung vị là 55 (điểm), khoảng tin cậy 95% là 44 đến 77 (điểm).
Bảng 3.9. Hy vọng của sinh viên.
Trung bình Trung vị KTC 95% (*)
Hy vọng 57 55 44-77
(*) Khoảng tin cậy 95% của trung vị.
Nghiên cứu theo chiều dọc của Stewart.S.M [91], những phát hiện này cho thấy đặc điểm của học sinh dễ bị tổn thương những người có thể được xác định sớm trong năm đầu tiên của họ và cung cấp hỗ trợ thêm. Ngoài ra, thông tin về các chiến lược đối phó có hiệu quả tức là những nỗ lực tích cực đối phó và có nghĩa là không hiệu quả đối phó với stress tức là tránh né những nỗ lực đối phó có thể là hữu ích trong việc ngăn chặn nạn [91].
Một kết quả khác từ nghiên cứu tại khoa Điều dưỡng và khoa Y tế Công cộng mới đây [18] của tác giả H.H.N.Quỳnh và M.Dunn sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 401 sinh viên của 2 khoa, chiều hướng tích cực của sức khỏe tâm lý được đo lường thông qua các thang đo về hạnh phúc và hy vọng trên sinh viên nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà trường.
Đối với nữ, tất cả các nhóm biến độc lập bao gồm các đặc điểm về gia đình, nhà trường và xã hội, đều có tác động đến cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng của họ. Hy vọng là yếu tố tăng cường bảo vệ trong hình thức đối phó căng thẳng của sinh viên.
Thái độ của sinh viên đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Bảng 3.10. Thái độ của sinh viên đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Thái độ Nam
n (%)
Nữ n (%)
Nam + Nữ n (%)
Phần trăm tích lũy
Rất đồng ý 56 (53) 50 (47) 106 (27) 27
Đồng ý 51 (54) 43 (46) 94 (24) 51
Bình thường 53 (60) 35 (40) 88 (22) 73
Không đồng ý 15 (65) 8 (35) 23 (5) 78
Rất không đồng ý 50 (56) 39 (44) 89 (22) 100
Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng p=0,7.
Có khoảng 51% sinh viên có thái độ rất đồng ý và đồng ý việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, vốn coi trọng sự tiết dục, coi tình dục chỉ là việc trong hôn nhân, thanh thiếu niên nam nữ còn “trong trắng” không được phép quan tâm đến. Tuy vậy, hiện nay đã có các cuộc tranh luận sôi nổi, thể hiện nhiều quan điểm đa dạng về vấn đề này trên các phương tiện thông tin-truyền thông đại chúng. Phải nói rằng đòi hỏi không quan hệ tình dục trước khi lập gia đình nay đã có nhiều phần được nới lỏng.
Nhưng đối với phái nữ, những quan điểm coi trinh tiết là chuẩn mực đạo đức, thậm chí là thước đo giá trị người con gái còn khá nặng nề.
Qua kết quả khảo sát trên sinh viên ngành y tế, có khoảng 51% sinh viên có thái độ rất đồng ý và đồng ý việc quan hệ tình dục trước hôn nhân (bảng 3.21). Những thay đổi về thái độ đối với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên. Có thể nói phân nữa sinh viên không quan trọng hóa về nhận thức truyền thống coi trinh tiết là chuẩn mực đạo đức.
Kết quả cho thấy ranh giới về thái độ quan hệ tình dục được xem là khác nhau giữa nam và nữ, tuy nhiên trong bảng cho thấy, thái độ này giữa sinh viên và sinh viên nữ không có sự khác biệt nhau về các mức độ tỉ lệ của thái độ p>0,05.
Thái độ của sinh viên đối với việc sống chung trước khi kết hôn.
Bảng 3.11. Thái độ của sinh viên đối với việc sống chung trước hôn nhân
Thái độ Nam
n (%)
Nữ n (%)
Nam + Nữ n (%)
Phần trăm tích lũy
Rất đồng ý 21 (62) 13 (38) 34 (9) 9