Các nhân t ố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh phú yên (Trang 34 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ

1.1. Cơ sở lí luận của tổ chức lãnh thổ du lịch

1.1.4. Các nhân t ố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch

TCLT du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: vị trí địa lí; tài nguyên du lịch; điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị; CSHT và CSVCKT.

- Vị trí địa lí

Vị trí địa lí là một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến các mặt kinh tế - xã hội của một lãnh thổ, trong đó có hoạt động du lịch. Trong du lịch, vị trí địa lí ảnh hưởng đến khả năng trung chuyển khách, đến sức hút đối với các luồng khách, đến tính liên kết trong phát triển du lịch. Một địa bàn du lịch có vị trí gần các trung tâm kinh tế, nằm trên các tuyến đường trọng yếu thường mang lại khả năng phát triển du lịch lớn do du khách có thu nhập cao và việc đi lại dễ dàng. Vị trí địa lí còn tác động đến tính liên kết vùng để đảm bảo khai thác du lịch hiệu quả nhất trên cơ sở khai thác chung những nguồn lực và phát triển những sản phẩm đặc trưng. Ngoài ra, vị trí địa lí còn tác động đến các yếu tố khác như khí hậu, thủy văn, sinh vật, văn hóa…và qua đó gián tiếp tác động đến hoạt động du lịch.

- Tài nguyên du lịch

Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã đưa ra các định nghĩa:

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[44]. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [44].

“Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng để phục vụ mục đích du lịch” [44].

Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch. Quy mô hoạt động của điểm, cụm, tuyến du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo

vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng và mức độ kết hợp của các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch và có chất lượng cao, mức độ kết hợp của các loại tài nguyên phong phú thì sẽ thu hút nhiều khách du lịch.

- Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Dân cư và lao động là lực lượng quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, họ còn có nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Dân số càng đông, lực lượng tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì du lịch càng có điều kiện phát triển, tổ chức lãnh thổ du lịch càng được mở rộng.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế có tác dụng làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu thành hiện thực. Tiếp theo đó nó đưa du lịch hoạt động với tốc độ nhanh hơn.

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hộilà đòn bẩy cho hoạt động du lịch.

Ngược lại, du lịch có tác dụng củng cố hòa bình. Hoà bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịchthay đổi theo không gian, thời gian và trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch.

Nhu cầu nghỉ ngơi là hình thức thể hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể với môi trường bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch đặc trưng cho mọi giai đoạn phát triển của xã hội.

Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Chính chúng đã làm thay đổi tận gốc nền sản xuất xã hội, thay thế lao động cơ bắp bằng lao động cơ giới và tự động. Cường độ làm việc nhanh chóng và mức độ căng thẳng cao làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi. Mặt khác, hiệu quả sản xuất được nâng cao làm gia tăng thu nhập cũng có nghĩa là gia tăng khả năng tham gia du lịch. Đồng thời, nó còn giúp hoàn thiện và

hiện đại hóa CSHT và CSVCKT du lịch giúp cho ngành hoạt động ngày càng hiệu quả.

Độ thị hóa góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đô thị hóa tạo ra lối sống đô thị mà ở đó nhận thức của con người về sức khỏe, sự hiểu biết cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, tận hưởng không khí trong lành trở nên cao hơn.

Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến một trình độ nhất định.

Mức sống tăng lên góp phần phát triển rộng rãi hoạt động du lịch.

Thời gian rỗi là nhân tố rất quan trọng để phát triển loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch dài ngày. Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, thời gian nghỉ ngơi của người lao động không ngừng được nâng lên.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

CSHT và CSVCKT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch. Có TNDL hấp dẫn, nhưng CSHT và CSVCKT kém phát triển thì TNDL chỉ dưới dạng tiềm năng.

CSHT có vai trò đặc biệt trong việc đẩy mạnh hoạt động du lịch. Vai trò quan trọng đầu tiên phải kể đến hệ thống giao thông vì hoạt động du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người. Tiếp theo, thông tin liên lạc là điều kiện để đảm bảo thông tin cho du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra cần phải nói đến việc cung cấp điện, nước phục vụ trực tiếp cho các cơ sở du lịch. Như vậy CSHT là tiền đề và là đòn bẩy của hoạt động du lịch.

CSVCKT của du lịch gồm có: cơ sở lưu trú, mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại, cơ sở thể thao, cơ sở y tế chữa bệnh, cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa thông tin và các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng, tiệm nhiếp ảnh…

CSVCKT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch. CSVCKT và TNDL có quan hệ chặt chẽ với nhau. TNDL ảnh hưởng đến công suất, thể loại, thứ hạng của các thành phần CSVCKT. Sự kết hợp hài hòa giữa TNDL và CSVCKT giúp cho cơ sở du lịch hoạt động hiệu quả.

Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL, trong số đó TNDL có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến việc hình thành và phát triển của lãnh thổ du lịch.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh phú yên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)