Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ
1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch
1.2.2. T ổ chức lãnh thổ du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích: 44.360,7km², dân số:
8.984.000 người (2012). Các dân tộc sinh sống trong vùng gồm:Kinh, Hrê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Ra Glai, Giẻ Triêng, Hoa, Chu Ru… Vùng gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Các địa bàn du lịch trọng điểm: Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ, Phan Thiết - Mũi Né.
Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý thuận lợi: gần TP Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên; cửa ngõ của tuyến đường xuyên Á thông ra đường hàng hải quốc tế. Đặc điểm chung của các tỉnh là lưng dựa vào dãy Trường Sơn, mặt nhìn ra biển Đông. Vùng có địa hình phức tạp, đồi - núi - rừng - biển đan xen tạo nên nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm thơ mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu vực phát triển du lịch mà trọng tâm là du lịch biển - đảo.
Tài nguyên du lịch:
Các tài nguyên du lịch điển hình gồm có:
- Các tài nguyên tự nhiên gắn với biển đảo duyên hải.
- Các di sản văn hóa gắn với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa.
- Di tích gắn với khởi nghĩa Tây Sơn, di tích lịch sử cách mạng.
- Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người phía Đông Trường Sơn.
Các điểm tài nguyên nổi bật: Bà Nà, Sơn Trà (Đà Nẵng); Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Mỹ Khê, Trường Lũy, Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phương Mai, Quy Nhơn (Bình Định), Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh, Trường Sa (Khánh Hòa); Cà Ná, Phan Rang (Ninh Thuận); Mũi Né (Bình Thuận)... Tài nguyên du lịch biển, đảo và di tích lịch sử - văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, trong đó nổi bật là dải Đà Nẵng - Non Nước - Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng) và Nha Trang - vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà), đặc biệt vịnh Cam Ranh có thể phát triển thành điểm du lịch biển, đảo có tầm cỡ quốc tế.
Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Hệ thống đường bộ có QL 1A, QL 19, QL 24, QL 25, QL 26, QL 27, QL 28, QL 29… và các tuyến đường tỉnh lộ khác.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua các tỉnh của vùng.
- Đường không: sân bay Đà Nẵng, Chu Lai, Tuy Hòa, Cam Ranh, trong đó Đà Nẵng, Cam Ranh là các sân bay quốc tế.
- Đường biển: cảng biển Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất, Kỳ Hà, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
Hệ thống đô thị:
- 1 Thành phố trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng (đô thị loại 1).
- Các thành phố tỉnh lỵ: Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Phan Thiết.
Cửa khẩu biên giới và khu kinh tế cửa khẩu:
- Đường không: Sân bay Đà Nẵng và sân bay Cam Ranh.
- Đường thủy: Cảng Đà Nẵng, Nha Trang…
Các định hướng phát triển chính:
Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu:
Bảng 1.7. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
TT Các chỉ tiêu 2015 2020 2025 2030
1 Khách quốc tế (lượt) 2.600.000 3.445.000 4.505.000 5.804.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 3,55 3,70 3,90 4,10 Mức chi tiêu bình quân (USD) 109 116 121 122 2 Khách nội địa (lượt) 6.080.000 7.760.000 9.716.000 12.400.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,00 2,10 2,20 2,40 Mức chi tiêu bình quân (USD) 29 45 51 55 3 Tổng thu từ du lịch (triệuUSD) 1.460 2.320 3.250 4.540 4 Nhu cầu đầu tư (triệu USD) 2.380 2.890 3.120 3.400 5 Lao động trực tiếp (người) 82.000 112.000 149.000 192.000 6 Tổng lao động (người) 283.000 394.000 502.000 716.000 7 Cơ sở lưu trú (cơ sở) 2.600 3.300 4.100 4.980 Số lượng buồng lưu trú (buồng) 60.000 92.000 110.000 127.000 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 đạt 6,6%; giai đoạn 2021 - 2030: 5,4%.
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2011 - 2020 đạt 5,5%; giai đoạn 2021 – 2030 đạt 4,8%.
- Tốc độ tăng trưởng thu nhập du lịch giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12,3%; giai đoạn 2021 – 2030 đạt 6,9%.
Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
- Du lịch biển, đảo.
- Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).
- Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).
Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:
- Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
- Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
- Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…
Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: gồm 9 khu du lịch quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia và 4 đô thị du lịch.
* 9 Khu du lịch quốc gia:
1) Khu du lịch quốc gia Sơn Trà;
2) Khu du lịch quốc gia Bà Nà;
3) Khu du lịch quốc gia Cù Lao Chàm;
4) Khu du lịch quốc gia Mỹ Khê;
5) Khu du lịch quốc gia Phương Mai;
6) Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài;
7) Khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh;
8) Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ;
9) Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
* 7 Điểm du lịch quốc gia:
1) Điểm du lịch quốc gia Ngũ Hành Sơn;
2) Điểm du lịch quốc gia Hoàng Sa (Điểm dừng chân trên tuyến hàng hải quốc tế);
3) Điểm du lịch quốc gia Mỹ Sơn;
4) Điểm du lịch quốc gia Lý Sơn;
5) Điểm du lịch quốc gia Trường Lũy;
6) Điểm du lịch quốc gia Trường Sa;
7) Điểm du lịch quốc gia Phú Quý.
* 4 Đô thị du lịch: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết.
Phú Yên là một tỉnh trong vùng du lịch Nam Trung Bộ, TCLTDL Phú Yên cần được dựa trên những định hướng chung của TCLTDL của vùng và của cả nước. Thực tiễn đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải TCLTDL hợp lý để đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch, trên cơ sở đó có những chiến lược đầu tư, khai thác du lịch hợp lí mang lại hiệu quả KTXH cao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất. TCLTDL chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tài nguyên du lịch, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, CSHT và CSVCKT. TCLTDL có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch), vùng du lịch. Trong TCLTDL, việc xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định sự phân hoá lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hệ thống các tiêu chí càng có cơ sở khoa học thì việc đánh giá các điểm, cụm, tuyến du lịch sẽ càng chính xác và phản ánh đúng thực tế khách quan. Xây dựng hê thống tiêu chí để đánh giá các điểm du lịch là cơ sở để khai thác hợp lí tài nguyên du lịch.
Trên phương diện Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam có 7 vùng du lịch: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Bắc Trung Bộ;
Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.
Mỗi vùng đều có chiến lược phát triển riêng trên cơ sở tiềm năng vốn có. Phú Yên nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ, vùng giàu tiềm năng để phát triển du lịch cả về tự nhiên và nhân văn. Những định hướng phát triển du lịch Phú Yên được dựa trên cơ sở những định hướng chung của cả vùng. Việc nghiên cứu TCLTDL có ý nghĩa lớn nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.