Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ CÁC GIẢI PHÁP
3.2. Các gi ải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
3.2.8. Các gi ải pháp khác
- Tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh như:
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch MICE...
- Tổ chức khảo sát, xây dựng các chương trình tour ngắn ngày và dài ngày phục vụ khách du lịch quốc tế (hướng đến khách Nga); liên kết với các công ty lữ hành quốc tế tại TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng… để đưa khách du lịch Nga về Phú Yên.
- Phát triển du lịch gắn với cộng đồng địa phương: Việc chia sẽ nghĩa vụ và quyền lợi thu được từ du lịch với cư dân bản địa nhằm giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển du lịch. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cũng là giải pháp để phát triển du lịch bền vững.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, du lịch Phú Yên được biết đến như là cầu nối của vùng du lịch Nam Trung Bộ và là cửa ngõ của Tây Nguyên. Nằm trong không gian phát triển du lịch Nam Trung Bộ, Phú Yên có các điểm nhấn rất ấn tượng là: Vịnh Vũng Rô, Gành Đá Đĩa, Vịnh Xuân Đài. Các sản phẩm du lịch chính yếu dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa miền biển. Hiện nay, du lịch Phú Yên còn gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn chủ yếu do trình độ phát triển KTXH còn nhiều yếu kém. Nhưng trong tương lai gần, trong tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Phú yên sẽ đứng trước những triển vọng tăng trưởng và phát triển khá sáng sủa.
Việc tổ chức không gian phát triển du lịch Phú Yên cần tập trung giải quyết nhiệm vụ chính:
- Về tổ chức điểm du lịch: tập trung đầu tư và phát triển du lịch ở các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. Đó là: Vũng Rô; Địa đạo Gò Thì Thùng; Gành Đá Đĩa; Núi Đá Bia; Vịnh Xuân Đài; Bãi Môn - Mũi Điện; Tháp Nhạn.
- Về tổ chức cụm du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở cụm TP Tuy hòa và vùng phụ cận; TX Sông Cầu và vùng phụ cận, lấy đó là trọng tâm và là động lực phát triển du lịch chung cho toàn tỉnh. Cụm du lịch Cao nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận, Sông Hinh và vùng phụ cận cần đầu tư trước mắt về CSHT và CSVCKT.
- Về tổ chức tuyến du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở Tuyến du lịch tham quan TP Tuy Hòa, Tuyến TP Tuy Hòa - Tuy An - TX Sông Cầu, Tuyến TP Tuy Hòa - Đèo Cả - Vũng Rô - Núi Đá Bia. Các tuyến du lịch TP Tuy Hòa - Tuy An - Đồng Xuân; Tuyến TP Tuy Hòa - Tuy An - Sơn Hòa - Phú Hòa; Tuyến TP Tuy Hòa - Sông Hinh - Sơn Hòa có vai trò bổ trợ và làm đa dạng sản phẩm du lịch tỉnh. Những tuyến này cần đầu tư trước hết về giao thông để rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch.
Để hiện thực hoá tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nói trên, du lịch Phú Yên cần triển khai đồng bộ các giải pháp về: quy hoạch, đầu tư CSHT và CSVCKT, huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, tạo lập và bảo vệ môi trường du lịch, đẩy mạnh
quảng bá và xúc tiến du lịch, hợp tác liên ngành và quốc tế, đồng thời chú trọng một số giải pháp bổ trợ. Trong đó, quan trọng hàng đầu vẫn là:
- Đầu tư CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, xây dựng các danh mục, các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài);
- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
- Đầu tư phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, phát triển du lịch cộng đồng.
K ẾT LUẬN
1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người liên quan đến việc di chuyển đến một nơi khác ngoài nơi cư trú trong một khoảng thời gian ngắn để thoả mãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá. Có nhiều hình thức du lịch khác nhau, trong đó các hình thức có ý nghĩa nhất đối với Phú Yên là du lịch tham quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, du lịch MICE, du lịch văn hoá.
2. TCLTDL là một hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ nên đồng thời phải giải quyết các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội và môi trường. TCLTDL hợp lí có vai trò quan trọng giúp khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có, biến những tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đặc trưng. TCLTDL chịu ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố khác nhau như tài nguyên du lịch, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, dân cư, điều kiện sống, thời gian rỗi rãi… trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là TNDL.
3. Trên cơ sở lí luận về TCLTDL, luận văn đã xây dựng tiêu chí đánh giá điểm, cụm, tuyến du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Phú yên.
- Các tiêu chí để đánh giá điểm du lịch là: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch;
Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ); Sức chứa khách du lịch; Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch; CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch; Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch; Giá trị của điểm du lịch được xếp hạng; Độ bền vững của môi trường du lịch.
- Các tiêu chí đánh giá cụm du lịch gồm: số lượng TNDL trong cụm, thời gian có thể hoạt động du lịch, CSHT và CSVCKT, doanh thu du lịch.
- Các tiêu chí đánh giá tuyến du lịch là: số lượng tài nguyên du lịch trung bình trong tuyến; độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch; sự tiện lợi về giao thông vận tải; sự đồng bộ về cơ sở vật chất và thời gian có thể hoạt động du lịch.
Tuỳ theo mức độ quan trọng của các tiêu chí lại có các hệ số khác nhau. Trên cơ sở tổng hợp điểm số đó để có thể đánh giá mức độ thuận lợi hay ý nghĩa của các hình thức TCLTDL trên địa bàn.
4. Phú Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Vị trí địa lí là cầu nối các vùng du lịch trên tuyến du lịch Bắc – Nam, cửa ngõ của Tây Nguyên, có thể liên kết với các tỉnh thành lân cận để hình thành các tuyến du lịch. TNDL độc đáo, cả
TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. TNDL có giá trị hơn cả là các bãi biển, vịnh biển, các lễ hội văn hoá của cư dân ven biển. CSHT, CSVCKT đã và đang được hoàn thiện.
Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí đã và đang được đầu tư, nâng cấp. Đây là những cơ hội để du lịch Phú yên phát triển.
TCLTDL ở Phú yên đã được hình thành với các điểm, cụm, tuyến du lịch. Có những điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: Vũng Rô, Gành Đá Đĩa, Vịnh Xuân Đài.., có điểm du lịch mới chỉ ở dạng tiềm năng. Phú yên đã có 4 cụm du lịch, trong đó cụm TP Tuy hòa và vùng phụ cận, TX Sông Cầu và vùng phụ cận là hai cụm hoạt động có hiệu quả cao nhất. Các tuyến du lịch ở Phú Yên hoạt động hiệu quả nhất là Tuyến du lịch tham quan TP Tuy Hòa, Tuyến TP Tuy Hòa - Tuy An - TX Sông Cầu, tuyến TP Tuy Hòa - Đèo Cả - Vũng Rô - Núi Đá Bia.
5. Trong những năm qua, du lịch Phú Yên đã bước đầu phát triển, số lượng khách và doanh thu du lịch tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và độc đáo hơn.
Tuy nhiên, ngành du lịch Phú Yên vẫn còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Du lịch Phú Yên mới chỉ khai thác trên cơ sở vốn tự có, chưa có sự đầu tư thoả đáng. Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn khách du lịch, CSHT và CSVCKT chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Việc khai thác và quy hoạch các điểm, cụm, tuyến du lịch còn chưa hiệu quả, chất lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao, lao động chủ yếu chưa qua đào tạo.
6. Để khai thác tốt tiềm năng, Phú Yên phải có những định hướng về tổ chức hoạt động du lịch. Phát triển nhanh ngành du lịch trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Phú Yên cần có những định hướng về tổ chức, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch với những cơ chế bình đẳng với mọi doanh nghiệp; có những định hướng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh du lịch; có những định hướng về thị trường, về đầu tư để phát triển du lịch bền vững…
Định hướng chung để TCLTDL ở Phú Yên cần giải quyết các nhiệm vụ chính tại các cấp điểm, cụm, tuyến du lịch khác nhau.Trên cơ sở những định hướng chung đó, luận văn cũng đã đề ra các giải pháp để phát triển du lịch. Các giải pháp để phát
triển du lịch ở Phú yên là: quy hoạch du lịch, các giải pháp về vốn và đầu tư, các giải pháp về nguồn nhân lực, các giải pháp về tổ chức và quản lý du lịch, các giải pháp để tạo ra môi trường du lịch thân thiện... Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đó để du lịch Phú Yên đạt hiệu quả cao hơn.
7. Những hạn chế của luận văn:
- Luận văn chưa xây dựng được cơ sở thuyết phục để đặt trọng số cho các tiêu chí đánh giá điểm, cụm, tuyến du lịch. Những nghiên cứu sau cần sử dụng phương pháp AHP để khắc phục khiếm khuyết này.
- Phần lớn các điểm du lịch hiện nay ở Phú Yên chưa tổ chức bán vé nên khó để có những con số thống kê về số lượng và chi tiêu của du khách. Khách du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá ý nghĩa của một điểm du lịch. Do đó, những đề tài sau cần tiến hành nghiên cứu thêm về tiêu chí này.
- Cần xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra xã hội học ở các điểm du lịch trọng yếu trong tỉnh.
- Luận văn chỉ mới tính toán sức tải vật lý ở các điểm du lịch. Những mặt khác của sức tải như: sức tải môi trường, sức tải kinh tế, sức tải tâm lý vẫn chưa được đề cập đến.
- Luận văn chưa đề cập một cách sâu sắc tới tính liên kết vùng trong phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.
- Cần tiến hành phân khúc thị trường đối với du lịch Phú Yên.
- Phân tích SWOT để đưa ra những định hướng phù hợp cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Huy Anh (2013), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 169 - 177.
2. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Huỳnh Thị Trúc Giang (2012), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, hiện trạng và định hướng, Luận văn thạc sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm Hoàng Hải, Lương Chi Lan, Lê Thu Hương (2013), Hiện trạng tổ chức du lịch và định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 672 - 676.
5. Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Trần Thanh Hà (2013), Liên kết vùng giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cho phát triển du lịch, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 1029 - 1040.
6. Nguyễn Văn Hoàng (2007), Đánh giá sức tải sinh thái cho các điểm du lịch ven bờ và hải đảo trong vịnh Nha Trang - Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Hoàng (2012), Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 38, trang 76 - 83.
8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Trần Viết Khanh, Phạm Hoàng Hải, Lê Minh Hải (2013), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 1066 - 1071.
10. Nguyễn Quốc Lập (2009), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Hoa Cương, Nguyễn Thục Nhu (2013), Xác định hệ thống tiêu chí của điểm khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 39- 46.
12. Phạm Trung Lương và nnk (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Trung Lương, Nguyễn Thanh Tưởng (2013), Phát triển du lịch bền vững ở các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 352 - 358.
14. Trương Phước Minh (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quãng Nam - Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Đỗ Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Thu Nhung (2013), Xác định khả năng chịu tải thực tế vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phục vụ công tác quản lý du lịch, Đề tài cán bộ trẻ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lí, Hà Nội.
17. Đặng Văn Phan (chủ biên) (2012), Tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, Vĩnh Long.
18. Đặng Văn Phan, Tô Hoàng Kia (2012), Đánh giá điều kiện sinh khí hậu khu vực đất liền và ven biển - hải đảo vùng Nam Bộ phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Sở Thương mại và Du lịch Phú Yên (2003), Báo cáo tổng hợp Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Phú Yên đến năm 2010.
20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên (2011), Du lịch Phú Yên.
22. Nguyễn Thị Sơn (2000), Phương pháp tính sức chứa du lịch cho các tuyến, điểm tham quan ở các vườn quốc gia, Thông báo khoa học số 2, Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình văn hóa du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
26. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội, Thông báo khoa học số 5, Trường Đại học Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, trang 136 - 146.
27. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Bùi Thị Thu (2012), Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ, Đại học Huế.
29. Nguyễn Thanh Tưởng, Ngô Thị Thu Hà (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 55 - 63.
30. Tổng cục du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
31. Tổng cục du lịch (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
32. Tổng cục du lịch (2013), Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
33. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1996), Địa lí du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.