Thế giới nhân vật thần linh tác động đến cuộc sống của con người

Một phần của tài liệu thế giới thần linh trong sử thi tây nguyên (sử thi ba na, ê đê, mơ nông) (Trang 79 - 86)

Chương 1: VÙNG ĐẤT VÀ SỬ THI TÂY NGUYÊN

2.3. Mối quan hệ giữa thế giới nhân vật thần linh và con người trong sử thi Tây nguyên

2.3.1. Thế giới nhân vật thần linh tác động đến cuộc sống của con người

2.3.1.1. Nhân vật thần linh, bán thần tác động tích cực đến cuộc sống con người

Trước hết, mỗi vị thần đều phù hộ một người, một bon làng nhất định. Điều này dễ dàng tìm thấy trong hầu hết các sử thi. Chẳng hạn như: “Lấy hoa bạc hoa đồng” (Mơ-nông) có Bit, Bing, Song, Yang con Krang bảo vệ bon Yang, Kông con Phing; Deh, Dai, Song, Krâng con Lũ bảo vệ bon Ndu, Yang con Kóp; Bũng, Vinh, Tet, Klong con Kră phù hộ cho bon Ndu, Yang con Dăch; Bing, Jong con Tôch phù hộ cho bon Lêng, Jrêng con Ôt… Sử thi “Đăm Noi” (Ba- na) in dấu sự giúp đỡ tận tình của Bok Kei Dei dành cho Đăm Sét và Đăm Noi. Những chiến công mà Xing Nhã lập được trong sử thi Ê-đê cùng tên phần lớn nhờ vào sự soi đường chỉ lối của Y Gơhônh, Y Đu, …. Những vị thần này luôn hỗ trợ con người vượt qua những khó khăn, tai ương. Có thể kể đến những giúp đỡ của các thần linh trong việc cứu đói dân làng của thần gió Ndu Kon Puh khi dân làng bị gió xoáy l àm cho mất mùa, đói kém trong sử thi Mơ-nông “Mùa rẫy bon Tiăng”. Nhân vật Giông trong “Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có” vì chịu khó, chăm chỉ, biết cưu mang những người nghèo khổ nên được thần linh cứu đói, làm cho giàu có bằng cách cho mượn cây củi thần chỉ cần nhóm lửa là có ngay cơm, thịt ăn mãi không hết. Và mười năm sau đó, vị thần ấy mới cho chàng biết danh tính: “Năm ấy vì biết các con đang ở chỗ ghềnh thác, ta đã cố ý dẫn đoàn tùy tùng đi ngang qua để giúp con khỏi đói. Ta là thần núi, sống trong hang đá nơi rừng sâu. Thấy các con đói khát khổ cực vẫn ráng làm nuôi thân, nuôi mẹ nên đã ra tay giúp đỡ” [85;

tr.328] . Nhờ sự giúp đỡ của vị thần núi này mà Giông mới sống sót, cứu đói gia đình, dân làng. Cũng nhờ vậy mà chàng càng chăm chỉ làm ăn hơn, trở nên giàu có, hùng mạnh, lấy vợ giỏi, cứu cha già.

Các vị thần không chỉ chỉ đạo, tổ chức, cải thiện cuộc sống mà còn tham gia chiến đấu, can thiệp, dàn hòa và kết thúc các cuộc chiến. Chiến tranh là một trong những nội dung chủ yếu của sử thi Tây Nguyên. Hầu hết những cuộc chiến tranh xảy ra rất ác liệt, dai dẳng. Hậu quả của nó là khôn lường. Chính vì vậy, để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, ấm no – điều mà con người chưa hoặc không thể làm được, thần linh thường tham gia và góp phần kết thúc chiến tranh. Có thể dễ

dàng bắt gặp điều này trong rất nhiều các sử thi Tây Nguyên: Y Thing vì không lấy được nàng H’wứ trong sử thi Ama H’wứ (Ê- đê) nên đã rắp tâm giết chết cha nàng.

Chồng chưa cưới của H’wứ là Y Prao đã thay nàng giao chiến với bảy anh em Y Thing để trả thù cho cha vợ và lập lại công bằng. Cuộc chiến diễn ra dai dẳng, nhưng cuối cùng Y Prao vẫn giành được thắng lợi. Đó là vì khi Y Prao lần lượt đánh nhau với bảy anh em Y Thing thì ông Gơhônh (ông trời) vén màn bụi đất, biết chuyện, vô cùng bực bội trước tội ác mà anh em Y Thing gây ra nên cứ mỗi lần Y Prao đánh nhau với một người là ông trời bèn bắt hết hồn người đó. Nhờ thế mà Y Prao với lẽ phải vẫn bình an vô sự giành thắng lợi. Xót xa trước cái chết của con trai yêu quý duy nhất Dơhrit, Bia Brâu trong sử thi Ba-na cùng tên đã chiến đấu với sức mạnh khủng khiếp, khốc liệt đánh Diông Kuăn suốt gần một trăm năm.

Cuối cùng, phải nhờ đến sự can thiệp của Bia Mơsẽh – em gái của Bok Kei Dei trên trời xuống thì Diông Kuăn mới giết được Bia Brâu, kết thúc chiến tranh để chăm lo cuộc sống, sản xuất. Còn sử thi Mơ-nông Lấy hoa bạc hoa đồng lại nói về cuộc đánh nhau để giành lại báu vật của bon Tiăng và bon con Phing. Hai người anh hùng của bon Tiăng là Lêng con Rung và Kong con Ting nhận thay Tiăng đến bon Kong, Yang con Phing lấy lại hoa bạc hoa đồng. Nhưng vì bon con Phing không chịu trả lại vật báu nên hai bên đã xông vào đánh nhau “suốt chín mười nắng ròng”, đến nỗi vỡ cán rìu, cán dao, đứt ná, cạn suối, … mà vẫn chưa phân thắng bại. Rút cuộc, bon Tiăng đành phải nhờ đến thần ngải Vah, Vanh khiến cho bon con Phing quên hết mọi chuyện. Chỉ vậy, hòa bình mới được lặp lại. Có thể thấy, thần linh không chỉ chi phối đến cuộc sống sản xuất của con người mà còn góp phần vào việc dàn hòa, kết thúc chiến tranh. Và đôi khi còn quyết định phần thắng và thường thì thắng lợi là dành cho lẽ phải, chính nghĩa. Từ đó, hòa bình, ấm no lại được thiết lập trong cộng đồng, buôn làng.

Bên cạnh đó, thần linh còn giữ vai trò trong việc sắp xếp những cuộc hôn nhân định mệnh giữa người và người . Trong tầm hiểu biết còn hạn chế về buổi ban sơ, tổ tiên các tộc người không thể giải thích và hiểu hết về nguồn gốc nảy sinh mầm mống trong cơ thể người nhằm bảo toàn nòi giống. Họ tin rằng có một thế lực thiêng nào đó đã chi phối, tác hợp để con người tìm đến nhau, kết hợp với nhau

mới sinh con đẻ cái. Nhân vật anh hùng trong các sử thi Tây Nguyên thường xuyên được thần thánh tác hợp, xe duyên. Có khi đó là sự xe duyên mà bản thân người anh hùng hết sức hài lòng, thỏa mãn như cuộc hôn nhân giữa Xing Nhã (Ê-đê) với nàng Bra’Tang vô cùng tài sắc do ông Gơhônh tác hợp. Mối nhân duyên này đã giúp chàng Xing Nhã thêm nhiều sức lực, phương tiện (Bra’Tang giỏi dùng thuốc thần) trong việc chiến đấu với kẻ thù. Cũng có khi đó là sự sắp đặt mà bản thân người anh hùng không ưng ý như trong sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê. Ông Aê, Diê đã phải “năm lần bảy lượt” sắp xếp, ghán ghép Đăm Săn lấy Hơ’Nĩ, Hơ’Bhĩ vì thần cho rằng chỉ lấy hai người con gái này Đăm Săn mới trở thành tù trưởng giàu có, h ùng mạnh. Dù không chấp nhận ngay từ đầu nhưng sau đó, Đăm Săn vẫn nghe theo lời thần linh lấy Hơ’Bhĩ, Hơ’Nĩ và yêu thương hai nàng hết mình. Quả đúng như lời thần, Đăm Săn đã trở nên giàu có, nổi danh. Những mối lương duyên của con người thông qua sự sắp xếp của thần linh thể hiện một ý nghĩa nhất định. Đó là niềm mong muốn cháy bỏng của con người để có cuộc sống ngày càng giàu có, trở thành những tù trưởng hùng mạnh nhất. Suy cho cùng, việc thần linh tác hợp cho con người biểu lộ những khát khao có được cuộc sống hôn nhân phù hợp, ấm no, hạnh phúc của cộng đồng. Đó là lúc họ cần một nguồn sáng đưa đường chỉ lối khi còn tối tăm, “mê muội”. Tuy nhiên, người viết nhận thấy một điều lạ rằng: việc thần linh tác động đến cuộc sống con người bằng cách sắp xếp các cuộc hôn nhân giữa người và người hầu như không thấy có trong 9 sử thi Ba-na khảo sát (Bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên gồm có 12 sử thi Ba-na). Phải chăng điều này phản ánh đúng với quan niệm về hôn nhân của tộc người này? Xưa, người Ba-na đã tồn tại chế độ hôn nhân song hệ: nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và kết hôn. Sau khi lập gia đình, vợ chồng rất bình đẳng, họ thay nhau về ở bên nội một thời gian, bên ngoại một thời gian. Con cái sinh ra không mang họ mẹ cũng không theo dòng cha. Người Ba-na chỉ có tên mà không có họ. Có lẽ vì quan niệm, thói quen “tự do” trong hôn nhân này mà sử thi Ba-na không thấy xuất hiện những cuộc hôn nhân định mệnh do thần linh sắp đặt chăng?

Ngoài ra, thần linh còn là lực lượng trực tiếp trừng trị những tội lỗi, sai lầm mà con người mắc phải. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tội loạn luân. Người Mơ-

nông luôn thuộc lòng và truyền tai nhau về câu chuyện loạn luân giữa hai anh em ruột là mẹ Rõng và cha Bông được thể hiện trong sử thi Kể gia phả sử thi Ot ndrong (Mơ-nông). Sự loạn luân đã phải trả giá rất đắt. Bông và Rong, hai anh em loạn luân làm cho thần Ndri, Ndre “cựa mình”, gây mưa gió, sấm sét đến bon làng.

Thần Bôn, Băn mang mây đến che. Và hậu quả của việc làm sai trái này là cả vũ trụ trở nên hỗn độn: trời đất, mặt trăng, mặt trời sà sát vào nhau, đá từ trên trời đổ ầm ầm xuống mặt đất. Người chủ mưu dùng bùa ngãi gây ra vụ loạn luân này – Tiăng cuối cùng phải “đem ba con heo, ba con dê, một cái cào” làm lễ cúng tế thần linh, trời đất mới trở lại bình thường. Đăm Kteh Mlan trong sử thi Ê-đê cùng tên và nàng Hbia Ling Bang là đôi con dì. Dù biết rõ mối quan hệ này nhưng Hbia Ling Bang vẫn cố tình lấy Đăm Kteh Mlan bằng được. Trước tội loạn luân, cả hai đã bị trừng phạt: bị chửi mắng, ghê tởm, bị bắt ăn và sống như súc vật (ăn vào máng như heo, lột hết quần áo, …), bị đuổi khỏi buôn làng, bị đày vào rừng, ….

Thế nhưng như thế vẫn chưa rửa hết tội lỗi. Thần linh vẫn chưa tha thứ cho họ. Sự trừng phạt là kinh hoàng, ghê ghớm: “bảy năm liền trời nắng hạn, không mưa. Đất khô nứt nẻ, tranh tre lau lách chết hết, nước trong vực ngừng chảy, nước trong khe cạn khô, muông thú không còn nơi nương tựa. ” [40; tr.169]. Con người cũng đã tìm mọi cách khắc phục, sửa lỗi nhưng không hề có kết quả: “Người Êđê bàn đã đủ điều, người Mnông nghĩ đã đủ cách, đã kêu đến Ay Mghị, Ay Mghăn, đã kêu đến đủ các thần, cũng đã cầu đến cả tổ tiên” [40; tr.169] . Sự trừng phạt của thần linh đối với tội loạn luân làm cho con người phải kinh hãi, khiếp vía. Dù cuối cùng, tình yêu giữa Đăm Kteh Mlan và Hbia Ling Bang cũng được chấp nhận nhưng hậu quả để lại là khôn lường. Từ đây con người cũng biết rút ra cho mình một bài học sâu sắc: tránh xa tội loạn luân, kết hôn đúng với luật tục quy định. Ở sự tác động tích cực này, sự trừng trị của thần linh đối với những lỗi lầm con người mang tính răn đe, giáo dục cao. Nó góp phần định hướng cho các thành viên trong tộc người một cái nhìn đúng đắn về hôn nhân hợp lẽ. Như vậy, thần linh giữ vai trò quan trọng trong việc giữ trật tự ổn định và yên bình cho cộng đồng.

Nhân vật bán thần cũng có những tác động nhất định đến con người, chủ yếu theo hướng tích cực. Những nhân vật này thường có vai trò thủ lĩnh, lãnh đạo, giúp

đỡ con người có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Hơn nữa, nhân vật này còn là người duy nhất đủ tài năng, sức mạnh để chiến đấu với thần thánh, ma quỷ, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Bởi vậy, trong tâm thức con người nơi đây, nhân vật bán thần luôn đứng về phía họ, sẵn sàng chiến đấu, xả thân vì cộng đồng.

Chàng Đăm Noi trong sử thi Ba-na cùng tên là kết quả của cuộc hôn phối giữa người trần mắt thịt Đăm Sét và con gái thần Bok Kei Dei – nàng Bia Rak. Chàng trai bán thần này lớn lên cùng với sự nghiệp chiến đấu và giết chết ác quỷ Pơdrang Hơ – Pơdrang Hơm, trả thù cho buôn làng mình (cả buôn làng chàng năm xưa bị con quỷ này ăn thịt chết hết). Bên cạnh đó, Mrdong Đăm, Khing Dú , …, trong các sử thi cùng tên cũng gắn liền với sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ, xây dựng bon làng,

…. Đọc sử thi ta không hoặc ít thấy có trường hợp bán thần hãm hại hay tác động tiê u cực đến con người. Vì vậy, ở phần trình bày về sự tác động tiêu cực của thế giới nhân vật thần linh đối với con người, chúng tôi chỉ nêu lên sự tác động tiêu cực của nhân vật thần linh với con người mà không đề cập đến những tác động tiêu cực của nhân vật bán thần với con người. Trở lại vấn đề chính, các tác phẩm sử thi phán ánh một thực tế: toàn thể các thành viên trong buôn làng bao giờ cũng một lò ng, một dạ nghe theo sự sắp xếp, hướng dẫn, đề xuất của các nhân vật bán thần.

Đây là biểu hiện của tình cảm khâm phục, yêu mến của nhân dân đối với nhân vật lí tưởng của mình.

Cứ sau mỗi lần được sự giúp đỡ của thần linh, con người lại làm lễ cúng thần nhằm trả ơn cho sự phù hộ của các thần. Một điểm hết sức đáng yêu ở các vị thần đó là tính biết phục thiện, sẵn sàng nhận, sửa lỗi khi mình có lỗi. Thần gió Ndu Kon Puh trong Ot - ndrong Mùa rẫy bon Tiăng sau khi biết mình vô tình nghe lời thần xấu làm cho bon Tiăng mất mùa liền đón tiếp niềm nở, chắp tay xin lỗi đồng thời cho lúa gạo cứu đói bon làng này. Hành động này đã để lại những dấu ấn thật đẹp về thần linh trong mắt những “người trần mắt thịt”. Tóm lại, sự tác động tích cực từ phía thần linh đến cuộc sống con người đã tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, đầy cảm tình giữa lực lượng siêu nhiên và thế giới con người.

2.3.1.2. Thần linh tác động tiêu cực đến cuộc sống con người

Trong quan niệm của người Tây Nguyên, thần linh bao gồm cả thần tốt và thần xấu (hay phúc thần và ác thần). Nếu như thần tốt thường phù hộ, giúp đỡ con người thì thần xấu lại ra sức hãm hại, gây tai họa cho họ. Ác thần thường gây hại cho người dân trong việc phá hoại sản xuất, gây thiên tai (hạn hán, lũ lụt, lũ quét, gió xoáy, …) dẫn đến mất mùa, đói kém. Hbia Rinh Kdjang trong sử thi Ê-đê Đăm Tiông sinh được bốn người con trai là Prõng Mơng Hdăng, Đăm Tiong, Phă Mnông, Par Mnông và hai cô con gái là Hbia We, Hbia Wiel. Đến ngày đi làm rẫy, bốn anh em đi dọn rẫy thật sạch chờ trỉa lúa. Xong xuôi, họ về nghỉ ngơi nhưng đến hôm sau ra rẫy, họ lại thấy cây cối mọc lại như cũ. Tìm hiểu và được biết nguyên nhân là do một đàn khỉ thần làm phép cho cây cối sống lại như trước. Hai bên đánh nhau ác liệt và kéo dài, không bên nào chịu bên nào [89; tr.500]. Cuối cùng, phe của Tiông cũng đành nhượng bộ đàn khỉ thần: chia đôi cái rẫy mà anh em chàng mới phát. Trong tác phẩm này, thần linh đã có những hành động tiêu cực cho cuộc sống con người: phá hoại công việc sản xuất, buộc con người phải nhượng bộ, chịu thua. Trong Mùa rẫy bon Tiăng (sử thi Mơ-nông), sau khi hoàn thành các khâu làm rẫy: tìm đất, phát rẫy, trỉa rẫy, đuổi thú, … bon Tiăng tổ chức buổi lễ cúng thần xin mùa màng bội thu. Không may, lời cúng thần của họ đến tai hai vị thần xấu: Sơng và Dong con Nghe. Hai ác thần này bàn nhau phá hoại mùa màng của bon Tiăng. Ác thần bay đến và nói dối với thần gió Ndu con Puh để thần thả gió xoáy, gió lốc làm bon Tiăng mất mùa, đói đến nỗi phải “ăn vỏ dẻ”, “gặm xương thú”, “gặm đỡ cánh cửa”, “ăn sạch bông vải”, ….

Không chỉ có thế, thần linh xấu còn là thế lực “châm ngòi nổ chiến tranh ”.

Vì ghanh ghét mà hai n ữ thần Mai, Lết, dù được giao nhiệm vụ bảo vệ bon Tiăng nhưng lại quay sang làm hại bon này. Trong buổi lễ ăn mừng (sử thi Mơ-nông – Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông ), Tiăng lỡ quên không mời rượu hai nữ thần Mai, Lết. Sẵn sự nhỏ nhen, ích kỉ trong lòng, hai vị thần này bèn thổi ngải, mượn tay Krã, Năng hãm hại bon Tiăng, chiến tranh nổ ra làm thiệt hại biết bao công sức, xương máu, tiền của, …. Cũng chính vì đố kị, tức giận mà thần sấm Glaih hô mưa gọi gió phá nát bữa tiệc lễ hội thắng trận của Glang Mam trong sử thi Ba-na Anh em Glang Mam: “ Trong chớp nhoáng Bok Glaih biến vũ bão lật úp

Một phần của tài liệu thế giới thần linh trong sử thi tây nguyên (sử thi ba na, ê đê, mơ nông) (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(321 trang)