Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT THẦN LINH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THI PHÁP SỬ THI TÂY NGUYÊN
3.1. Thế giới nhân vật thần linh - phương thức nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống tinh thần các tộc người Tây nguyên
3.1.2. Quan niệm về thế giới
3.1.2.1. Bùa ngải – niềm tin tâm linh mãnh liệt
Thông qua những hành động dùng bùa ngải để cứu giúp hoặc hãm hại con người của các nhân vật thần linh và bán thần, sử thi thể hiện thế giới quan tín ngưỡng của người Tây Nguyên về bùa ngải.
Bùa ngải (thuốc tiên, thuốc mê, thuốc thần, …) cũng có đời sống hoạt động hết sức phức tạp, phong phú. Người Tây Nguyên hình dung bùa ngải, thuốc tiên là các loại lá, rễ, củ của một loại cây có tính chất thiêng nào đó tùy vào quan niệm của từng dân tộc. Loại cây này vừa có tác dụng hãm hại vừa có tác dụng cứu giúp
con người. Nói chung là tùy vào mục đích sử dụng, vào tài năng và “cái tâm” của người dùng mà bùa ngải, thuốc tiên được sử dụng khác nhau. Khảo sát 22 tác phẩm sử thi, chúng tôi thống kê được khoảng 40 lần hoạt động bùa ngải được thần linh, bán thần thực hiện (xem thêm bảng thống kê). Theo người Ba-na, Ê-đê thì thuốc tiên, thuốc mê có nhiều loại: thuốc nhanh chân, dẻo tay; thuốc mạnh xương, khỏe chân; thuốc nhảy tận trời cao, mây xanh; thuốc dư sức, mạnh lời; thuốc đứt chân lại nối, đứt tay lại liền; thuốc không thể bị chết đâm, chết chém, …. Sử thi Ba-na, Ê- đê có rất nhiều nhân vật nữ tài sắc, rất giỏi sử dụng thuốc tiên để cứu người được cộng đồng thán phục, ngưỡng mộ như: Rang mah, Bia Pơ Sêh (hơmon Giông cứu nàng Rang Hu); Tang Năr, Bia Lũi (hơmon Giông đi tìm vợ); Bra’Tang (khan Xing Nhã); ….. Người Mơ-nông tưởng tượng ngải có hình dáng như củ nghệ, được trồng trên rẫy cùng với lúa, hoa màu khác và thường hiện hồn dưới hình dáng các vị thần. Với tộc người này, bùa ngải cũng có đủ loại:
Ngải krăp krăng cứng tay chém nhau Ngải chích plâm để chữa con mắt
Ngải sốt gât để chữa vết thương…. [77; tr.508]
Bùa ngải do thế giới nhân vật thần linh sử dụng có nhiều loại: loại dùng để cứu người, loại để hại người và có loại để thực hiện mục đích chính nghĩa như giành lại vợ bị cướp, ngải quên mọi thù hận…. Ông Trời trong sử thi Ê-đê Anh em Đăm Trao, Đăm Rao đã từng dùng bùa ngải để cứu sống em trai Đăm Trao là Đăm Rao. Quá trình sử dụng bùa ngải để cứu người của ông Trời diễn ra tương đối nhiều công đoạn. Đầu tiên là công việc chuẩn bị: dùng sức voi kéo quan tài lên trên mặt đất, đàn khỉ hái lá chuối, đàn vượn múc nước suối. Sau đó, ông Trời bắt đầu công việc dùng bùa ngải cứu Đăm Rao: “Ông Trời ôm xác Đăm Rao đặt chàng nằm trên lá chuối và lấy nước rửa sạch người cho chàng, rồi ông Trời bắt đầu phù phép cho chàng Đăm Rao. Ông Trời lấy ba chiếc lá cây và lật úp lật ngửa ba lần, mồm liên tục cầu khấn ” [92; tr.693-694] . Thật vui sướng cho Đăm Trao, em chàng đã từ từ mở mắt, ngồi dậy và nói chuyện. Và cũng bằng cách dùng bùa phép này
“ hái ba chiếc lá rồi úp ngửa ba lần, cầu khấn ” [92; tr.695] mà ông Trời lại tiếp tục
biến Đăm Trao trở thành một người anh hùng khỏe mạnh, giàu có, đánh đâu thắng đó.
Sử thi Mơ-nông cũng miêu tả cảnh các thần linh dùng bùa ngải cứu giúp con người. So với sử thi Ba-na, Ê-đê thì sự xuất hiện và hoạt động của bùa ngải do thần linh sử dụng trong sử thi Mơ-nông có tần số xuất hiện cao hơn. Hầu như tác phẩm nào cũng có cảnh bùa ngải và hơn nữa, còn tái đi tái lại nhiều lần. Điều đó cho thấy với người Mơ-nông, bùa ngải dường như đã ăn sâu vào trong tâm thức, khiến cuộc sống thường ngày của họ thấm đẫm sự linh thiêng. Trong sử thi Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông, trận đánh giữa bon Tiăng và Kră, Năng đến hồi nguy kịch nhất là Ting, Mbong bị kẻ thù nhốt vào quan tài đá, thả trôi sông, tưởng chừng họ sẽ phải nhận lấy cái chết thì may thay họ gặp được hai nữ thần Bing con Vach và Jong con Vach. Hai nữ thần này sau khi báo cho thần Yũng con Vach và Jrêng con Vach thì tiến hành vớt quan tài lên, mở ra và dùng thứ ngải có khả năng cải tử hoàn sinh để cứu sống hai người anh hùng này:
Bing, Jông nhổ ít ngải gũn ba Bing, Jông nhổ ít ngải kra piăng
Ngải yau Bêh Thần Yũng rất linh [77; tr.690]
Quá trình điều chế bùa ngải cũng được ot ndrong phản ánh theo trình tự đào ngải, xắt ngải, phun ngải, khấn vái:
Yũng hai tay nhận lấy củ ngải Yũng xắt ngải mỗi thứ một lát Thần Yũng bỏ lát ngải vào mồm Thần Yũng phun ngải trên xác chết
Yũng khấn vái thần ngải phải linh [77; tr.690]
Không chỉ có loại ngải cải tử hoàn sinh mà thần Yũng và Jrêng con Vach còn có thứ bùa ngải giúp Lêng, Mbong trở nên khỏe mạnh như thần. Đầu tiên họ đánh vào đầu hai người anh hùng cho tắt thở rồi lấy xác bỏ vào lò lửa, quay bể thổi lửa đốt họ ra tro. Tiếp đến hai thần lấy tro đó nặn hình Lêng, Mbong đẹp như xưa.
Sau khi đã nặn hình xong, các thần dùng các thứ ngải thần đã xắt cho vào ống proh, krêng giã nát, khấn phái, làm phép và cuối cùng là phun, thoa ngải lên hình
đã nặn. Ngải thoa đến đâu, Lêng, Mbong tỉnh dậy đến đó, mạnh khỏe, đẹp trai hơn trước bội lần [77; tr.703-704].
Như vậy, ta thấy rằng, mục đích của các thần linh sử dụng bùa ngải là để cứu sống, giúp đỡ những người anh hùng gặp khó khăn khi đang thực hiện những cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ và giữ gìn buôn làng, cộng đồng. Thiết nghĩ, đó là những nhân vật cần và đáng được giúp đỡ. Bùa ngải được thần linh dùng để cứu người chính là biểu hiện của tư tưởng yêu chính nghĩa, mến anh hùng của cư dân b ản địa.
Như đã trình bày ở chương trước, thần linh trong sử thi Tây Nguyên bao gồm cả thần tốt và thần xấu. Nếu như thần tốt thường xuyên dùng bùa ngải để cứu giúp con người thì ngược lại, thần xấu thường dùng bùa ngải để hại người. Điều này thể hiện nhiều lần trong ot ndrong Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông.
Thần Lêt, Mai chưa hẳn là những ác thần nhưng tính tình khá thất thường, lúc phù hộ khi thì hãm hại bon này. Vì ghen tức bon Tiăng uống rượu không mời nên các nữ thần đã mượn tay Kră, Năng con Sre để trừng phạt bon Tiăng, làm cho bon này hết phú quý, giàu sang. Để thực hiện được ý đồ này, hai nữ thần đi tìm các loại ngải: gũn klêt, play sách, krap krăng, che plâm…. Các loại ngải này sẽ giúp các nữ thần thôi miên Kră, Năng đi cướp nàng Bing con Lông và Kông con Ting:
Khiến họ ngứa như hoa tong ya Một bầu nước rửa không hết ngứa
Khiến Kră, Năng đi cướp Bing, Kông [77; tr.438]
Hai nữ thần nhập vào Kră, Năng dùng ngải thần khiến cho Djăn vợ Tiăng nóng bức, bực bội trong người phải ra suối tắm, tạo cơ hội cho Kră, Năng thực hiện việc cướp vợ người. Và thế là chiến tranh nổ ra, gây biết bao thiệt hại về người và của. Không chỉ dừng lại ở đó, với tính khí thất thường, hơn nữa lại “nhàn cư vi bất thiện”, thần Lêt, Mai cũng chính là thủ phạm “châm ngòi nổ chiến tranh”
trong sử thi Bing con Mach xin làm vợ Yang. Vốn bản tính không thích cuộc sống yên bình, êm ả, hai vị thần linh này tìm cách thổi ngải để Bing, Jông con Mach, Tông, Siăng con Briăng đến gây sự, đánh nhau với bon Tiăng. Thần ngải dưới mệnh lệnh của các nữ thần đã khiến Tông con Briăng cướp chị Bing con Lông,
Siăng con Briăng cướp chị Jông con Măng, Bữ con Klang cướp Kuah con Mach và Bưi con Klang cướp Kuơ con Mach. Báo hại người bon Tiăng và người bon Mach đánh nhau năm ròng tháng rã, không biết bao nhiêu người đã chết, của cải tiêu tan.
Tuy nhiên, việc những thần linh dùng bùa ngải để hãm hại con người đều dẫn đến một kết cục chung là những vị thần đó đều bị người và thần trừng trị đích đáng.
Bằng chứng là thần Lêt, Mai với tội lỗi của mình đã bị Tiăng chửi mắng, chặt cây đa (nơi ở của hai nữ thần), bị hai nữ thần đàn anh đàn chị là Deh, Dai con Jri đánh đập, đòi cắt cổ. Quả là một phen hú vía, suýt mất mạng và cũng chính là bài học sâu sắc cho hai vị nữ thần nói riêng và cho những ai muốn dùng bùa ngải, thuốc tiên đề đầu độc, hãm hại người khác nói chung. Để góp phần làm rõ những luận điểm về bùa ngải như trên đã trình bày, chúng tôi tiến hành khảo sát và hệ thống thành bảng sau:
• Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của tín ngưỡng bùa ngải trong một số sử thi Tây Nguyên tiêu biểu (bảng tổng hợp đầy đủ 22 sử thi khảo sát xin xem thêm phụ lục)
Tên sử thi Dân tộc
Tần số
Nhân vật sử dụng
(số trang) Mục đích sử dụng Tỉ lệ
Bán thần Thần linh Kră, Năng
cướp Bing, Kông con Lông
Mơ- nông
6
626
703 764
437
690
792
- Lêt, Mai thổi ngải khiến Kă, Năng cướp Bing, Kông con Lông
- Lêng thổi ngải khiến Kă, Năng phải chui vào đơm đá - Thần Bing, Jông con Văch cứu sống Lêng, Mbong
- Thần Yũng, Jrêng con Văch giúp Lêng, Mbong khỏe hơn - Lêng thổi ngải hồi phục sức khỏe cho bon Tiăng
- Thần Ting thổi ngải cứu sống Kông con Ting
6/40 (15%)
Đăm Kteh Mlan
Ê-đê 5 137
153
- Mtao Kla giúp Hbia Êma - Hbia Ling Bang quyến rũ
5/40 (12.5%)
190
176 187
Đăm Kteh Mlan
- Thần xử tội Hbia Ling Bang - Hbia Linh Bang hối lỗi - Đăm Kteh Mlan khấn nguyền
Như vậy, thông qua những hành động nhân vật thần linh và bán thần dùng bùa ngải để cứu người hay hại người, mà sử Tây Nguyên biểu hiện tín ngưỡng bùa ngải - một thế giới quan sâu sắc của người Tây Nguyên. Các tộc người nơi đây rất tin vào bùa ngải. Họ cho rằng, bùa ngải sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu việc thần linh hãm hại con người. Có bùa ngải trong người, họ sẽ được phù hộ, giúp đỡ. Khi các anh hùng, chiến sĩ xuất quân chiến đấu với kẻ thù, họ rất tự tin vào chiến thắng và sự an toàn tuyệt đối của bản thân. Ấy là do họ luôn mang theo đủ thứ thuốc tiên, bùa ngải: khỏe chân khỏe tay, nhanh nhẹn, tránh dao, tránh gươm…. Về mặt tinh thần, bùa ngải là quan niệm tâm linh thiêng liêng, hết sức bí ẩn, là niềm tin tuyệt đối của con người Tây Nguyên có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, bùa ngải cũng tạo ra những hệ quả tiêu cực, mê tín dị đoan như:
có người đau ốm, bệnh tật, họ tìm cách mời thầy cúng, thầy bói về cúng bái, thoa bùa ngải. Trong khi đó, kết quả của những hành động này thì chưa được bất kỳ một khoa học nào chứng minh. Hậu quả để lại là rất khôn lường, nhiều trường hợp con người mất mạng oan cũng vì thế.
3.1.2.2. Giấc mơ và việc giải mã những giấc mơ
Những thông điệp mà nhân vật thần linh báo cho con người qua những giấc mơ thể hiện tín ngưỡng điềm mộng của người Tây Nguyên. Nhìn từ góc độ phân tâm học, giấc mơ chính là sự giải tỏa những ẩn ức, ham muốn, khát khao lẫn sự sợ hãi bị dồn nén vào ban ngày của con người. Từ những giấc mơ ta có thể biết được thế giới nội tâm, suy nghĩ của nhân vật đó. Ngoài ra, giấc mơ còn là trạng thái vô thức – một dạng mộng du của con người .
Giấc mơ là yếu tố quen thuộc xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học.
Trong văn học dân gian, giấc mơ mang tính tiên tri hay giáo huấn, là sự báo mộng, là điềm báo trước những điều sắp xảy ra hay những nguy biến đã qua mang tính biến cố quan trọng đối với một đời người, một cộng đồng. Và đối với người Tây Nguyên, nguồn gốc của những giấc mơ, những chiêm mộng chính là thần linh trên trời.
Trong sử thi Tây Nguyên, giấc mơ được các tác giả dân gian sử dụng khá thường xuyên, liên tục. Khảo sát tần số xuất hiện, chúng tôi rút ra kết quả: có khoảng 24 lần giấc mơ xuất hiện trên tổng số 22 tác phẩm sử thi khảo sát. Đó chính là những thông điệp, sự thay đổi quan trọng mà các thần linh báo cho con người biết trước. Chính những điềm mộng thông qua những giấc mơ này đã tạo ra cho các áng sử thi Tây Nguyên một màn sương huyền thoại, bí ẩn. Đăm Rao trong sử thi Anh em Đăm Trao, Đăm Rao được ông Trời giúp đỡ, chỉ đường trong giấc mơ: “Đêm tối, chàng ngủ mơ thấy ông Trời đến nói: này con Đăm Rao, con muốn cái đao vừa sức của con, con phải rèn thật to, nếu như người thường phải đến bảy người khiêng thì con cầm mới vừa sức của con được đó” [92; tr.711]. Những điều mà ông Trời nói với Đăm Rao chính là những dặn dò mang tính chất đưa đường chỉ lối là chính. Đó cũng là những dấu hiệu tốt lành báo trước một tài năng, một anh hùng kiệt xuất sắp xuất hiện với thứ vũ khí khổng lồ bảy người khiêng không nổi. Cũng với mục đích chỉ đường, định hướng, thần Aê Du, Aê Diê bảy lần bày cho chàng Đăm Tiông trong sử thi Ê-đê cùng tên cách trở nên giàu có, hùng mạnh:
“ Nếu cháu cứ lấy con Hbia Dăng Guê và Hbia Kbuê H’rah mãi thì sau này cháu trở thành người đầy tớ, người nô lệ suốt ngày đi hót phân bò, dọn phân trâu của người giàu có ” [89 ; tr.569]. Bởi vậy, ông Trời khuyên chàng nên: “lấy cô Hbia Điết Kluốc làm vợ, thì bộ chiêng cháu mua chỉ trong một buổi, bộ cồng cháu sẽ mua trong một ngày, cháu ạ! Người nô lệ con trai, kẻ đầy tớ con gái sẽ được nhiều hơn ” [89; tr.570- 571]. Có thể thấy, nhờ những điềm mộng mà các thần linh báo trước trong những giấc mơ mà các nhân vật anh hùng của sử thi Tây Nguyên ngày càng giàu sang, nổi tiếng. Như vậy, những điềm mộng thần linh gửi đến đóng vai trò tác động tích cực đối với cuộc sống con người.
Bên cạnh đó, giấc mơ với những điềm dữ cũng được các thần linh tìm cách báo cho con người biết trước. Đó là trường hợp giấc mơ của chàng Y Prao trong khan Ama H’Wứ. Nàng H’Wứ là một cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn, đã từng từ chối hôn thú với Y Thing (chàng trai lười biếng, bất tài, xấu tính). Chính vì bị chạm vào tự ái mà Y Thing quyết tâm hãm hại bằng được cha nàng là tù trưởng Ama H’Wứ. Dường như có linh cảm chẳng lành, chàng Y Prao (là con cô con cậu với H’Wứ và cũng thầm thương trộm nhớ nàng) gần đây thường lo lắng, bồn chồn, đêm ngủ mơ thấy chuyện không hay, ngày nằm cũng không yên, luôn nghĩ ngợi vơ vẩn, mông lung: “chàng còn nằm mơ thấy cả cha nàng H’Wứ đang bị bảy anh em chàng Y Thing vục rượu. Chàng luôn cảm thấy như có ai đang mách bảo chàng rằng, sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra với tù trưởng Ama H’Wứ [88; tr.133].
Trong trường hợp này, giấc mơ là những dự cảm của chàng rể tương lai trước an nguy của người cha vợ mình. Chàng tức tốc lên ngựa tìm đường đến gặp và báo tin cho nàng. Tại đây hai người “trai tài gái sắc” đã trao vòng, kết nghĩa vợ chồng trước sự chứng kiến của dân làng. Sau khi cưới, Y Prao lên đường đi tìm tù trưởng Ama H’Wứ, chiến đấu với bảy anh em Y Thing và trả thù cho cha vợ. Có thể khẳng định, giấc mơ chính là móc xích quan trọng mang tính thúc đẩy, tạo cơ hội cho nhân vật chính gặp gỡ, đính ước, nên duyên vợ chồng, tiến tới xây dựng một cuộc sống hiền hòa, tốt đẹp cùng buôn làng. Ác mộng cũng diễn ra suốt đêm tr ong giấc ngủ của anh em con Phing (sử thi Mơ-nông - Lấy hoa bạc hoa đồng ).
Đó cũng chính là những điềm mộng mà các thần linh phù hộ cho bon con Phing báo cho họ biết: bon Tiăng đến, bon làng bị tàn phá, trong nhà dao đã mất lưỡi, ná đã đứt dây, sừng đã bị cắt mũi, hoa bạc, hoa đồng đã không cánh mà bay. Nhưng vì bon Tiăng đã dùng bùa ngải khiến bon này ngủ quên. Thế nên, đến khi được báo mộng, tỉnh dậy thi đã quá muộn, họ vẫn bị mất vật quý. Nhưng xét cho cùng, bon con Phing bị tàn phá là bởi họ ngoan cố, không chịu trả hoa bạc, hoc đồng (kỉ vật thuộc về Tiăng) lại cho chủ của nó. Trong trường hợp này, những điềm mộng không có vai trò báo trước ngăn chặn mà chỉ có chức năng thông báo mà thôi.
Một điều thú vị mà chúng tôi nhận thấy thông qua những giấc mơ trong sử thi Tây Nguyên là: những điềm mộng hay những giấc mơ chính là cầu nối thiêng