NAM KỲ : NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939) (Trang 24 - 32)

Chương 1: Cảng Sài Gòn trong bối cảnh hình thành nền kinh tế thuộc

1.1. NAM KỲ : NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ

Nam Kỳ là vùng đất Nam Bộ hiện nay. So với cả nước, đây là một vùng mới khai phá và trải qua nhiều tên gọi khác nhau : Phủ Gia Định (1698), Gia Định kinh (1790) - năm Gia Long cho xây thành Bát Quái, Gia Định trấn thành (1808) và Nam Kỳ (1834) lúc này gồm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh). Thời thực dân Pháp thống trị, tên gọi Nam Kỳ vẫn giữ nguyên nhưng chia thành 21 tỉnh. 17TTrong luận án, chúng tôi xin được thống nhất chọn danh xưng Nam Kỳ để chỉ vùng đất nêu trên.

1.1.1.Điều kiện tự nhiên:

So với cả nước, đây là vùng đất mới. Tuy là vùng đất mới, nhưng từ rất lâu, những người Việt khai khẩn đầu tiên đã tìm thấy ở miền đất còn hoang vu này những tiềm năng lớn về nông nghiệp, nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để định cư và phát triển.

về vị trí, Nam Kỳ nằm trong giới hạn từ 8° 35' đến 12° 22' vĩ tuyến Bắc và từ 104° 15' kinh tuyến Đông. Cả 3 mặt Đông, Tây, Nam đều giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, với bờ biển dài hơn 1.000 km, biến Nam Kỳ thành một bán đảo lớn nằm giữa ngã ba giao lưu đường biển qua 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ẩn Độ Dương. Ngoài ra, đường biên giới trên đất liền giáp Lào và Campuchia dài đến 880 km đặt Nam Kỳ vào vị trí ngã ba Đông Dương về đường bộ và trung tâm Đông Nam Á về cả đường biển lần đường bộ[75:

42]. Vị trí này tạo cho vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ về kinh tế, văn hóa với những vùng xung quanh.

Về địa hình, đo được cấu tạo bởi đất phù sa bồi đắp, vào thời kỳ đệ tứ nguyên đại một vịnh lớn của biển Nam Hải đã bị lấp hẳn song song với sự đội trội lên của một bệ lục địa nên địa hình ở đây chỉ có đôi ba ngọn núi về phía Đông và phía Bắc, còn toàn thể là đồng bằng vừa rộng rãi vừa liên tục, với đất phù sa cao hơn mặt biển chưa tới 2 mét. Có thể nói, đây chính là tặng phẩm thiên nhiên của sông Cửu Long, vì phần lớn đồng bằng Nam Kỳ là do phù sa sông Cửu Long tạo nên. Lượng phù sa ở đây khá nhiều, đất phù sa mới, độ phì cao, nhiều mùn và chất đạm tương đối đủ. Vì vậy, tuyệt đại bộ phận diện tích đất đai ở Nam

24

kỳ rất thích hợp cho việc trồng lúa, và đó cũng là một trong những nhân tố hình thành nên những vùng trồng lúa rất tập trung.

Địa hình và phẩm chất đất ở đây được Trương Vĩnh Ký tóm lược ngắn gọn và đầy đủ trong "Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ" như sau : "Đa phần đất đai ở miền này (Nam Kỳ) là thứ đất phù sa gồm bùn và cát do tác động của dòng nước đem tới, rồi bị ngăn chắn hoặc giữ lại bởi rễ các thứ cây nước, vẹt, già, bần ... về phía cao, xứ này có nhiều rừng rậm. Còn trong các đồng bằng thấp, thì có nhiều dòng nước chảy với hai bên bờ cây lá như màn che, đằng sau là các cảnh đồng trải dài và ruộng nương bát ngát."[22: 8]

Về khí hậu, Nam Kỳ chịu ảnh hưởng ít nhiều của khí hậu xích đạo, có nhiều sắc thái độc đáo, thuận lợi nhiều hơn khó khăn. Đặc trưng khí hậu của vùng là có nhiệt lượng bức xạ cao, ổn định và nóng ấm quanh năm rất thuận lợi cho nông nghiệp.

Khí hậu mưa thuận, gió hòa đã tạo điều kiện đặc biệt cho hoạt động trồng trọt. Ngoài ra, thủy lợi ở đồng bằng Nam Kỳ có nhiều thuận lợi trong việc tưới và tiêu nước. Không như sông Hồng ở miền Bắc và những con sông khác ở miền Trung, nước sông Cửu Long không dâng lên ồ ạt, nông dân không phải đắp đê vì vậy nước phù sa vào đồng ruộng một cách tự nhiên, ở hạ lưu của sông Cửu Long, hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chẳng những có khả năng bồi đắp mà còn có tác dụng tạo nên những hệ thống kênh rạch chằng chịt phục vụ cho việc đi lại và tiêu nước ở những vùng trũng thấp.

Nước mưa đối với đồng bằng Nam Kỳ là nguồn thủy lợi chủ yếu, lượng mưa tương đối khá. Điểm đặc biệt của vùng là hầu như không có bão lớn, nhờ lớp rừng nước mặn che chắn, các cơn bão không gây thiệt hại đáng kể. Hạn, lụt đôi khi có xảy ra nhưng thiệt hại do thiên tai thường chỉ mang tính cục bộ nên đễ khắc phục.

Nhiệt độ trang bình của vùng quanh năm ôn hòa từ 26 đến 27P0P, độ chênh lệch dao động từ 3° đến 4°. Nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau từ 7° đến 8P0P.

Tóm lại, thời tiết ở đây rất lý tướng cho sản xuất nông nghiệp, và thực dân Pháp ít nhiều đã nắm được điều này. Vì vậy một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp nhanh chóng chiếm lấy Nam Kỳ (1859) là vì họ đã tính đến việc khai phá đồns bằng sông Cửu Long để có nhiều lúa gạo xuất khẩu. Ở đây, với sự phì nhiêu của đất phù sa mới, với những vùng đất bạt ngàn chưa được khai phá, những hệ thống dẫn nước và giao thông

25

chằng chịt, thực dân Pháp nhận rõ Nam Kỳ có thể và phải trở thành một thuộc địa nông nghiệp của chính quốc.

Do đặc điểm địa hình, vùng đồng bằng Nam Kỳ được chia làm hai miền rõ rệt:

UMiền Đông Nam kỳU với hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn - Vàm Cỏ, là vùng đồng bằng phù sa cổ, tồn tại dưới dạng bán bình nguyên với địa hình đồi lượn sóng, độ dốc dưới 15P0P chiếm 80 % diện tích. Khoảng 1/3 diện tích có địa hình hiểm trở, còn lại chủ yếu là dải đất đỏ và xám. Đất đỏ ở đây chạy dài thành một dải theo hướng Bắc - Đông - Bắc, Nam - Đông - Nam, là loại đất sét ít chất đá vôi, có nhiều mùn và có một hàm lượng hữu cơ khá lớn. Đặc điểm của loại đất này là không bị cứng nên dễ hút nước mưa, không để cho nước chảy thành dòng và giữ được độ ẩm tốt rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Trong khi đó, dải đất xám được phân bố từ phía Tây đến phía Đông Nam Kỳ qua các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa. Đất xám là loại đất sét, có pha cát, ít đá vôi, ít mùn, lượng hữu cơ có nhưng chua và ít đạm. Nếu trồng trọt, phải sử dụng phân bón thích hợp. Điều kiện khí hậu của vùng Đông Nam Kỳ cũng thích hợp cho cây công nghiệp với nhiệt độ tối đa là 34 - 35P0P và tối thiểu là 18°.

UMiền Tây Nam kỳU hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long, có giới hạn từ biên giới Việt Nam - Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở phía Tây và sông Vàm cỏ Đông ở phía Nam, bao gồm 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Xét về địa chất, đây là vùng đồng bằng bồi tích, địa hình bằng phang và tương đối thấp, trừ một số núi còn sót lại ở Kiên Giang và An Giang có cao độ trên 100 m, phần còn lại cao độ dưới 5 m. Mặt khác, do chịu tác động của sông và biển, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dạng địa mạo khác nhau nên có nhiều vùng sinh thái đa dạng và phong phú.

Nằm ở nơi chuyển tiếp giữa biển và lục địa, cho nên, ngoài đất phù sa ngọt sản phẩm của trầm tích sông Mê- Kông, còn có đất phèn và đất mặn. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc của đồng bằng sông Cửu Long cùng với chế độ thủy văn phức tạp, phụ thuộc vào chế độ dòng chảy thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây và ảnh hưởng của nước chua phèn đã làm hạn chế sản xuất nông nghiệp ở đây. Đồng bằng sông Cửu Long do được bồi tích trên một vịnh biển nông nên ngoài tầng canh tác và tầng phù sa trỗ mới bồi đắp, phần sâu hơn là đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, đất bị nứt nẻ làm oxy hóa tầng prite, hoặc

26

do mao dẫn đưa nước phèn tầng sâu lên mặt đất. Đầu mùa mửa, nước mưa thủy phân và rửa trôi nước phèn làm chua hóa các kênh và lan nhiễm phèn trên một vùng rộng lổn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Quản Lộ Phụng Hiệp, U Minh. Dây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hoang hóa ở nhiều tĩnh miền Tây Nam Kỳ.

Trên đây là những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Nam Kỳ. Trong luận văn này, chúng tôi trình bày những điểm cốt yếu nhất về điều kiện tự nhiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp - một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế truyền thống. Chúng tôi xác định tài nguyên và môi trường thiên nhiên luôn mang tính đa dạng và là một trong những yếu tố tạo thành đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên như Ph. Ăng - ghen đã từng nói " Các nhà kinh tế học cho rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Kỳ thật thì lao động phải kết hợp với thiên nhiên, mới thật sự là nguồn gốc của mọi của cải:

thiên nhiên cung cấp vật liệu cho lao động, còn lao động thì biến những vật liệu đó thành của cải" .

Với ý nghĩa đó, cần thiết phải nhắc lại quá trình lao động của con người ở vùng đất này, dù là những nét sơ lược nhất.

1.1.2.Lịch sử phát triển:

Sự hiện diện đầu tiên của con người trên vùng đất Nam Kỳ cổ.

Những khám phá của khảo cổ học cho biết một cách chắc chắn sự có mặt của con người trên vùng đất Nam Kỳ cổ. Những di cốt đầu tiên được tìm thấy ở nhiều nơi trong vùng. Từ những hài cốt được chôn cất chu đáo trong những ngôi mộ huyệt đất có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm như ở di tích An Sơn (Đức Hòa -Long An), những di cốt được chôn trong hầm đá cự thạch (Xuân Lộc), trong các ngôi mộ chum gốm ở di tích Phú Hòa (cách nay khoảng 3.000 - 2.500 năm) trên vùng đất đỏ ba - dan, hoặc lẫn trong các cồn vỏ nhuyễn thể Trăm Phố, đến nơi đất sinh lầy của rừng u Minh[13]. Các di cốt ấy đã ghi nhận một cách có căn cứ phạm vi hoạt động của những lớp người đầu tiên. Đó là một địa bàn rộng rãi trong toàn vùng Nam Kỳ cổ với những mật độ cư trú khác nhau.

Vùng cư trú đông nhất lúc ấy không phải là vùng châu thổ sông Cửu Long mà là vùng Đông Nam bộ. số lượng các di tích cư trú, các thành cổ, các khu mộ cổ của lớp cư dân đầu tiên có đến hàng trăm địa điểm. Đặc biệt ở khu đất đỏ ba - dan và vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, vùng ven sông Vàm cỏ Đông có mật độ cư trú các di tích khá dày. Trong khi

27

đó, cho đến nay, khảo cổ học chưa khám phá được nhiều di tích cư trú đích thực của lớp người đầu tiên ấy ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

Hiện nay, khảo cổ học chỉ ghi nhận được vào những thế kỷ đầu công nguyên, mới có những bằng chứng vật chất về các vết tích cư trú theo kiểu nhà sàn trên cột, kiểu kiến trúc trên gò nổi, những hệ thống thủy đạo, thành đất của một đô thị cổ ở vùng tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh thượng của lớp người sáng tạo nên văn minh Óc Eo - Ba Thê. Song các di tích ấy, nền văn minh ấy chỉ hưng khởi trong một khoảng thời gian vài trăm năm rồi chim đắm ương lòng đất miền Tây và chì còn lại hình ảnh mờ nhạt về một vương quốc Phù Nam hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách và bia ký cổ.[13]

Sự có mặt của lưu dẫn người Việt với quá trình khai phá, ở vùng đất Nam Kỳ trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:

Vùng đất Đồng Nai - Gia Định tức đồng bằng Nam Kỳ, từ lâu đã là nơi sinh sống của những lớp cư dân thuộc nhiều thành phần chủng tộc và dân tộc khác nhau. Mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ sinh sống tại nơi này, nhưng số cư dân bản địa quá thưa thớt so với đất đai nên họ không thể và cũng chưa có nhu cầu mở rộng diện tích khai phá ở một nơi có nhiều vùng trũng thấp, sình lầy đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều công sức. Vì vậy, trước khi người Việt đến, về căn bản, đây vẫn là một vùng đất hoang vu, chưa được mở mang, khai phá gì nhiều.

Vào thế kỷ XVI, lúc chế độ phong kiến Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng, đặc biệt là cuộc hỗn chiến phong kiến kéo dài giữa hai dòng họ Trịnh -Nguyễn đã làm cho những người nông dân Đại Việt nghèo khổ lâm vào tình cảnh điêu đứng. Để tìm lối thoát, ngoài việc đấu tranh chống lại sự bóc lột, vơ vét của các tập đoàn phong kiến , họ chỉ còn một con đường duy nhất là tìm đất sống. Trong hoàn cảnh đó, họ đã tìm đến vùng đất xa xôi, hoang nhàn ở xứ Đồng Nai - Gia Định. Công cuộc di cư tìm đất sống đã mở đầu cho công cuộc khai phá của lưu dân người Việt ở xứ này.

Kể từ thế kỷ XVII, vùng châu thổ Nam Kỳ dần dần được mở mang và chinh phục. Nơi dừng chân đầu tiên của đoàn người mở đất là vùng Mô Xoài (hay Mỗ Xuy) tức Bà Rịa ngày nay. Ở đấy, "đã có lưu dân của nước ta đến sống chung lộn với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất."[28: 7]. Công cuộc khai hoang buổi ban đầu do di dân người Việt tự động tiến hành với mục đích tìm đất mới sinh cơ lập nghiệp, không có sự can thiệp hay tổ chức của các chúa Nguyễn. Trong điều kiện đất rộng người thưa, đa số người mới đến là những nông

28

dân thiếu thôn về mọi mặt, diện tích trưng khẩn của họ không nhiều, đo đó cơ cấu sở hữu ruộng đất lúc này mang hình thái tư hữu nhỏ là phố biến.

Chỉ từ năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh thì đất Đông Phố mới bắt đầu đặt dưới sự cai trị của chúa Nguyễn. Kể từ đó, thay mặt Chúa, Nguyễn Hữu Cảnh đã xây dựng chính quyền trên vùng đất Biên Hòa - Gia Định, lập ra dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Trong giai đoạn này, ngoài phương thức khai hoang từng nhóm nhỏ, lẻ tẻ đã bắt đầu xuất hiện phương thức khai hoang mới : Một là việc khai hoang lập đồn điền của binh lính, quan lại và người dân có "vật lực" lập nên những điền sản lớn, những đồn điền dân sự hay quân sự. Hai là các đoàn quan quân nhà Minh ở Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc chạy sang nước ta xin tị nạn, được chúa Nguyễn chấp thuận và đưa đi làm ăn khai phá ở ba khu vực của Nam Kỳ:

1- Khu vực Sài Gòn - Bến Nghé do nhóm Trần Thượng Xuyên trong đoàn 3.000 người đến Việt Nam năm 1679 khai phá.

2 - Khu vực Mỹ Tho - Long Hồ do nhóm Dương Ngạn Địch - Hoàng Tiến khai phá.

3 - Khu vực Hà Tiên do Mạc Cửu vào Mang Khảm và bắt đầu khai phá. Nhóm di thần nhà Minh tuy đến khai khẩn các khu vực khác nhau nhưng có chung đặc điểm là cùng phát triển nghề nông trong buổi đầu, về sau họ chủ yếu tập trung vào việc mua bán. Hoạt động thương mại phát triển đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các trang tâm buôn bán lớn như : Cù Lao Phố, Nông Nại Đại Phố và Cảng Mang Khảm ở Hà Tiên. Theo Trịnh Hoài Đức, cùng với người Việt, người Họa, người Khơme bản địa, thời gian đầu còn có người Hồng Mao, người phương Tây, người Đồ Bà (Java) ở lẫn lộn. Tuy nhiên dân cư chủ yếu vẫn là người Việt đi khai hoang.

Năm 1802, sau khi thắng Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế, trên cơ sở những thành quả đạt được từ thời các chúa Nguyễn, vua Gia Long vẫn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang ở đồng bằng Nam Kỳ. Các công trình thủy lợi lớn như kênh Rạch Giá - Hà tiên, đặc biệt là kênh Vĩnh Tế đã góp phần đẩy nhanh tốc độ khai hoang ở đây.

Bằng những biện pháp cụ thể, nhà nước thời Nguyễn đã có công trong việc khuyến khích dân chúng đi khai hoang với nhiều thủ tục dễ dãi như : người đi khai hoang tự do lưa chọn nơi khai phá ; miễn thuế cho người đi khai phá đất hoang trong vòng 3 năm hoặc lâu hơn ; cấp không hoặc cho mượn nông cụ, thóc giống, trâu bò ; quy định đất đai khai phá

29

Một phần của tài liệu cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939) (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)