THỜI KỲ KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ I (1913-1918)

Một phần của tài liệu cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939) (Trang 114 - 118)

Chương 2: Cảng Sài Gòn và những biến đổi kinh tế Nam Kỳ trong

2.2. THỜI KỲ KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ I (1913-1918)

Công cuộc khai thác thuộc địa bị gián đoạn vì cuộc đại chiến Thế giới lần I bùng nổ.

Là một trong những nước tham chiến, nước Pháp bị thu hút vào cuộc chiến tranh vì vậy ở Việt Nam chính sách độc chiếm thị trường của thực dân Pháp cũng bị giảm tác dụng. Lý do là vì khi chiến tranh diễn ra, nhiều miền cồng nghiệp Pháp bị tàn phá, những xí nghiệp công nghiệp lớn trước kia sản xuất hàng xuất khẩu, nay phải chuyển về phục vụ chiến tranh.

Nhiều xí nghiệp bị phá hoại. Ước tính có khoảng 9.322 nhà máy Pháp bị hư hại, hàng hóa tiêu dùng không đủ bán ngay trong thị trường nội địa Pháp, do đó, hàng hóa Pháp xuất cảng ra ngoại quốc nói chung và sang Đông Dương nói riêng bị giảm sút nhanh chóng. Tình hình này buộc chính quyền thực dân Pháp phải chấp nhận cho những tư bản ngoại quốc khác vào Đông Dương cạnh tranh với mình. Trong khi đó, hoạt động kinh tế của Nam Kỳ, đặc biệt là hoạt động thương mại qua cảng Sài Gòn vẫn diễn ra.

2.2.2.Hoạt động của cảng Sài Gòn:

Trong suốt thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới lần I, cảng Sài Gòn vẫn hoạt động bình thường. Có thể xem xét cụ thể qua bảng thống kê sau:

Theo bảng 25, bình quân số lượng tàu thuyền ra vào cảng Sài Gòn hàng năm thời kỳ này là 1424 chiếc ; tải ứọng hàng hóa ra, vào cảng bình quân là 2.281615 tấn. Trong khi đó, bình quân số lượng tàu thuyền ra, vào cảng Sài Gòn thời kỳ khai thác thuộc địa lần I là 1.256 chiếc và bình quân tải trọng hàng hóa ra, vào cảng là 1.978.550 tấn. [95].

114

Về quốc tịch tàu thuyền ra, vào cảng Sài Gòn ương thời kỳ này, tài liệu lưu trữ cho thấy có các nước : Pháp, Châu âu, Philippin, Nam Dương, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Mỹ và Cu - ba, Châu Phi, Úc, Ấn Độ và Nga (phần châu Á). [158]. Như vậy, so với thời kỳ khai thác thuộc địa lần I, các nước buôn bán với Nam Kỳ thông qua cảng Sài Gòn không hề sút giảm, có chăng là sự thiếu vắng tàu thuyền của các nước đang tham chiến như Đức, Anh. Riêng tàu thuyền Pháp vẫn ra, vào buôn bán nhưng ít đi. Thực tế này vừa phản ánh sự hạn chế trong việc độc chiếm thị trường thuộc địa của thực dân Pháp vừa là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ở Nam Kỳ.

2.2.3.Xuất nhập khẩu qua cảng Sài Gòn:

Những năm 1914 - 1918, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung tăng lên rõ rệt, thống kê cho thấy riêng số thuyền mành của Việt Nam buôn bán có tính chất xuất nhập khẩu đã tăng : Số thuyền Việt Nam ra, vào các cảng tăng (1912 là 198 chiếc, 1915 là 440 chiếc) ; tải trọng hàng hóa ra, vào các cảng tăng (1912 là 2.957 tôn- nô, năm 1915 là 9.255 tôn - nô).

Riêng ở Nam Kỳ, lấy số liệu xuất khẩu lúa, gạo qua cảng Sài gòn để đối chiếu. Tình hình được ghi nhận qua bảng 26:

Theo bảng 26, thời kỳ chiến tranh Thế giới lần I, bình quân hàng năm Nam Kỳ xuất khẩu qua cảng Sài Gòn 1.264.296 tấn lúa, gạo so với bình quân hàng năm của thời kỳ khai thác thuộc địa lần I là 827.158 tấn.

115

Về cao su, thời kỳ 1914 - 1918, đặc biệt những năm 1915 - 1917, xuất khẩu cao su thật sự có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngoại thương cua Nam Kỳ. Lượng cao su xuất khẩu qua cảng Sài Gòn từ 1914 - 1918 như sau :

Qua bảng 27, thấy rõ sự phát triển ngày một cao của sô lượng cao su xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. Nguyên nhân do nhu cầu của chiến tranh Thế giới lần I và do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này mà người Pháp ở Nam Kỳ đã thu được những món lợi to lớn (vì diện tích cây cao su ở thuộc địa Anh như Ceylan, Mã Lai bị thu hẹp).

Tình hình nhập khẩu vào cảng Sài Gòn thời kỳ này vẫn bình thường. Tuy nhiên hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng giảm trông thấy. Giá trị hàng nhập vào Đông Dương năm 1913 là 107.489.638 francs đến 1918 chỉ còn 33.213.937 francs, tức là chỉ bằng 1/3 trước chiến tranh. Hàng hóa Pháp ở Việt Nam năm 1913 chiếm 50% tổng số hàng nhập đến năm cuối chiến tranh (1918) chỉ còn 14%. [10:69]. Như vậy :

"Đại chiến Thế giới lần I, đã đẩy mạnh công nghiệp thuộc địa phát triển, bởi vì trong thời gian chiên tranh việc xuất khấu công nghiệp phẩm của chính quốc sụt hẳn xuống". [10:68].

2.2.4.Những ảnh hưởng về kinh tế:

Thời kỳ này, hoạt động giao thương qua cảng Sài Gòn nổi lên mấy nét lớn :

- Hoạt động xuất nhập hàng hóa vẫn diễn ra bình thường thậm chí có chiều hướng tăng hơn, nhất là hàng xuất khẩu.

- Tàu thuyền nước ngoài ra, vào buôn bán với Nam Kỳ vẫn ổn định, trừ Anh, Đức và Pháp bị giảm sút vai trò do bị thu hút vào cuộc chiến tranh.

116

- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nam Kỳ như lúa, gạo và cao su tăng lên đáng kể về số lượng

- Hàng hóa nhập khẩu vào Nam Kỳ có sự cạnh tranh của nhiều nước tư bản khác ngoài Pháp.

- Hàng hóa của nước Pháp nhập vào Nam Kỳ qua cảng Sài Gòn thời gian này bị giảm sút nghiêm trọng.

Tình hình trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế Nam Kỳ ở các mặt:

- Trước chiến tranh hàng hóa Pháp nhập vào Nam Kỳ rất nhiều, nay do ảnh hưởng của chiến tranh, xuất khẩu công nghiệp phẩm của chính quốc bị sụt hẳn xuống, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp Nam Kỳ phát huy vai trò và tác dụng của mình.

- Do bận chiến tranh, vai trò kinh doanh của tư bản thực dân Pháp giảm sút, việc độc chiếm thị trường Nam Kỳ được nới lỏng. Tuy nhiên để duy trì sự ổn định tương đối của nền kinh tế thuộc địa, thực dân Pháp buộc phải nới rộng sự chèn ép đối với các nhà kinh doanh người Việt, các xí nghiệp của người Việt có trước chiến tranh nay mở rộng quy mô và sản xuất. Tuy nhiên nổi lên vẫn là các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu qua cảng như :

+ Chế biến gạo : Trước 1918, ở Sài Gòn, người Việt có thêm một nhà mày xay ở Bình Tây, sau đó mở rộng thêm ở Mỹ Tho, Rạch Giá, Gò Công. Ngay sau chiến tranh đã thấy xuất hiện 3 nhà máy xay gạo khá lớn của tư sản người Việt: Nhà máy của Lê Viết Tấn (16 tấn/ngày), của Nguyễn Chiêu Thông (100 tấn/ngày), của Nguyễn Thành Liên (100 tấn/ngày) [73:28,29].

+ Giao thông vận tải : Ở Sài Gòn trước có một hãng xe cao su của Nguyễn Hữu Thu, nay có thêm gần một chục tàu và sà lúp. Ngoài ra, ở miền Tây Nam Kỳ có một xưởng sữa chữa sà lúp ở Bạc Liêu. [16:103].

+ Kinh doanh đồn điền cao su : Trước chiến tranh Thế giới lần ì đã có một số tư sản người Việt đầu tư vào ngành cao su (lúc ấy Nam Kỳ có khoảng 50 đồn điền cao su). Sau chiên tranh có thêm nhiều tư sản người Việt lập đồn điền với quy mô lớn hơn trước. Các đồn điền này sử dụng hàng trăm công nhân. Đó là các đồn điền của Nguyễn Hữu Hào, Lê Phát Vĩnh ở Bà Rịa (diện tích 338 ha), Nguyễn Văn Của ở Biên Hòa (diện tích 300ha), Nguyễn Thị Tâm ở Gia Định (360 ha). [73:35]

117

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu gia tăng đã thúc đẩy các cơ sở công nghiệp phục vụ cho hoạt động này mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, địa vị của giới kinh doanh người Việt được nâng lên đáng kể.

Tóm lại chiến tranh Thế giới lần I không làm sút giảm vị trí của Nam Kỳ đối với thị trường thế giới. Công cuộc khai thác thuộc địa vẫn tiếp diễn, nền kinh tế vẫn trong quỹ đạo bị chi phôi bởi chính sách kinh tê thực dân . Sự nới lỏng chỉ là tạm thời. Hoạt động của cảng Sài Gòn thời kỳ này góp phần thúc đẩy trở lại hoạt động kinh tế của bộ phận kinh doanh người Việt, tạo điều kiện cho kinh tế tư sản dân tộc phát triển. Đây không những là biến đổi quan trọng về kinh tế mà còn là biến đổi quan trọng về mặt xã hội ở Nam Kỳ lúc đó.

Một phần của tài liệu cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939) (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)