QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG SÀI GÒN

Một phần của tài liệu cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939) (Trang 32 - 53)

Chương 1: Cảng Sài Gòn trong bối cảnh hình thành nền kinh tế thuộc

1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG SÀI GÒN

1.2.1.Sài Gòn - Gia Định trước năm 1860:

Thời sơ sử của Sài Gòn - Gia Định bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên khi nước Phù Nam xuất hiện. Cư dân của quốc gia này là những người đầu tiên chiếm lĩnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ngay sau khi biển rút và chính họ là người đã sáng tạo nên nền văn hóa cổ ơc -Eo nổi tiếng. Trên một vùng lãnh thổ rộng lớn (bao gồm cả Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam) họ đã đạt đến một trình độ khá cao về tổ chức xã hội và hoạt động kinh tế. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên, "thời gian tồn tại của đế quốc Phù Nam cũng chính là thời kỳ bành trướng các mối giao thương trên thế giới, nhất là ở phương Đông" [91: 78]. Các tài liệu khảo cổ cho thấy Phù Nam giao thương với bên ngoài thông qua hải cảng lớn là Óc - Eo (Ba Thê thuộc An Giang ngày nay). Cùng với "bán đảo Đông Dương, các đảo trên biển Đông, Óc Eo là những trạm dừng chân và mua bán sản

32

phẩm rất tốt" [91: 78]. Sài Gòn lúc ấy có thể là một trong những trung tâm văn hóa thời Phù Nam nhưng chưa phải là hải cẳng quan trọng như Óc Eo.

Nằm trong vùng phát triển của văn hóa Óc Eo, Gia Định là chứng nhân của cuộc chinh phục, thôn tính Phù Nam của Chân Lạp vào giữa thế kỷ thứ VI khi tộc người Khmer, trên đất Sài Gòn xưa đánh bại Phù Nam, lập ra Chân Lạp và khống chế phần đất thuộc hạ lưu sông Mê Rông. Những thế kỷ sau đó là sự hình thành nước Chân Lạp - tiền Angkor vào thế kỷ thứ VII, sự tranh chấp giữa Thủy và Lục Chân Lạp, giữa Java và Chân Lạp cũng như những cuộc tấn công của Java vào Giao Châu và Charapa ở các thế kỷ VIII, IX. Các thế kỷ xu, XIII và thế kỷ XIV, XVII là những cuộc chiến tranh triền miên giữa Chân Lạp và Champa mà đất Bà Rịa là vùng trái độn giữa hai lực lượng đối lập.18 Trong vòng 16 thế kỷ, các vương quốc Phù Nam, Chiêm Thành rồi Chân Lạp chia nhau làm chủ Nam Đông Dương. Mãi đến cuối thế kỷ thứ XVI đầu thế kỷ thứ XVII, khi lưu dân người Việt đến khẩn hoang, trên danh nghĩa, đất Sài Gòn thuộc Chân Lạp nhưng chưa có chính quyền Chân Lạp trực tiếp cai trị. Điều đó cho thây sự phát triển về kinh tế xã hội của vùng đất Gia Định xưa trước thế kỷ XVI, XVII là rất chậm so với cư dân Óc Eo trước đó:

1 - Trong tác phẩm "Chân Lạp Phong thổ ký", Châu Đạt Quan mô tả "gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum xuê, khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây, xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy"[51: 37].

2 - Trong "Phủ biên tạp lục" Lê Quý Đôn viết : "ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa biển cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm"[51: 37].

Bước chân của những người mở đất, theo Trịnh Hoài Đức bắt đầu từ địa điểm Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai rồi tới tận Sài Gòn. Có mặt ở vùng đát "điểu thú quần hoang, tuyệt vô nhân tích", những di dân người Việt đầu tiên đã nhận ra tình trạng hoang hóa, gần như vô chủ của Sài Gòn. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau.

Đó là sự chuyển biến trong cơ cấu cư dân ; sự không thích ứng với điều kiện chính trị, kinh tế và văn hóa dưới thời Chân Lạp ; tình trạng chiến tranh triền miên giữa Chân Lạp và Champa trên địa bàn Nam Trung bộ và Đông Nam bộ ; những ảnh hưởng của các đợt tấn công của đế quốc Nguyên Mông vào các nước Đông Nam Á vào thế kỷ xin đã là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đưa đến tình trạng hoang hóa này[41:118].

33

Dừng chân ở một vị trí có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn lắm khó khăn, cuộc sống gian nan của những người mới đến dường như được hổ trợ bởi sự hào phóng của thiên nhiên nên họ có điều kiện để tiếp tục sinh sống, khẩn hoang lâu dài. Chính sức lao động của lưu dân người Việt đã tạo nên phố chợ và vai trò thủ phủ của Sài Gòn đối với cả một vùng đất mới, góp phần tạo đà cho Gia Định bước vào thời kỳ mới.

Giai đoạn hình thành của Sài Gòn chủ yếu là dưới thời các chúa Nguyễn, sau đó Sài Gòn đã tiến những bước dài trên con đường phát triển của mình. Cả hai quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn tất nhiên được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó điều kiện về vị trí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

Về đất Gia Định, vào những thế kỷ XVI, XVII, sử liệu có nhắc đến hai thị trấn mang tên Prei Nokor (Sài Gòn về sau là Chợ Lớn) và Kas Krobey (Kompong Krabei, Bến Nghé về sau là Sài Gòn). Đây là những thị trấn cổ hình thành từ thời kỳ tiền Ankor hay sớm hơn nữa, và không loại trừ khả năng đây là vị trí của thị trấn biển Kattigara theo sách địa lý của Ptolémée[41: 118].

Năm 1623, chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) đã viết thư cho vua Chân Lạp là Préas Cheychesda "mượn" Prei Nokor và Kas Krobey để đặt các trạm thu thuế. Năm 1674, phó vương Chân Lạp là Nặc Non, dưới sự bảo trợ của chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) đã trú đóng ở Prei Nokor. Năm 1679, đồn dinh Tân Mỹ được thành lập và đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đây lập Gia Định Phủ.

Các mốc thời gian và các sự kiện nêu trên tự chúng đã gợi lên câu hỏi tại sao các chúa Nguyễn lại quan tâm đến Sài Gòn như vậy. Để trả lời, có lẽ phải tìm về những điều kiện thuận lợi mà Sài Gòn có được. Trước hết là về vị trí của hai thị trấn vừa đề cập trên. "Chúng nằm trên trục lộ giao thông, trao đổi sản phẩm bằng đường bộ và đường thủy của các dân tộc ở phía Nam Đông Dương. Một địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt kinh tế và cho sự kiểm soát chính trị mà các chúa Nguyễn đã lựa chọn để đặt những trạm thuế quan trong bước đầu mở mang lãnh thổ ở vùng châu thổ sông Cửu Long"[41: 118].

Không những thế, Sài Gòn còn kề cần những địa phương và những nước đầy tài nguyên nên vai trò trang chuyển, tập trung hàng hóa không đâu có thể sánh bằng. Tất cả những yếu tố trên đã khiến Sài Gòn mọc lên, mở mang một cách tự phát trong buổi đầu và dần khẳng định mình trong thời gian tiếp sau đó.

34

Trong giai đoạn trước năm 1698, ở Sài Gòn đã có hoạt động nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp. Vì vậy, năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đã yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay một sở thu thuế hàng hóa. "Đồn thu thuế" chắc là không nằm giữa đồng không mông quạnh mà ở ngay giao điểm có nhiều lưu dân Việt Nam khai thác và sinh sống, như vậy có nghĩa là ngay bên bờ sông Sài Gòn[18: 153].

Nguyễn Phúc Nguyên vốn là tổng trấn Quảng Nam, ông có nhiều kinh nghiêm về việc lập tuần ty và tổ chức công cuộc mậu dịch giữa các dân tộc ở khắp vùng cai trị. So với các tuần ty lớn lúc bấy giờ như Hội An, Cam Lộ thì tuẫn ty Sài Gòn được xem như là một đặc khu kinh tế tài chính[93: 8]. Muốn xây dựng nó phải hội đủ những điều kiện : một lực lượng nhân dân có sẩn trước khi thế lực quân sự và chính trị hiện diện ; tại đây phải có một hệ thống chợ búa, phố xá để hoạt động buôn bán ; cũng phải có một cơ sở hành chánh kiểu như lãnh sự quán có quyền uy để điều động dân buôn, xa hơn là quan hệ trực tiếp của Sài Gòn với Quảng Nam trấn, nơi lãnh đạo toàn bộ hoạt động của các cơ sở ty[93: 9]. Tóm lại Sài Gòn nhờ hội đủ những điều kiện về mọi mặt từ chính trị, kinh tế và cả quân sự, mở đầu cho công cuộc khai thác rộng lớn toàn miền Nam.

Chính sự phát triển của Sài Gòn trong giai đoạn đầu này đã dẫn tới việc chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập Đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn vào năm 1679. Vị trí này càng được khẳng định khi vào cuối năm 1679 có sự kiện hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo theo hai đạo quân, gia quyến và thân thuộc xuống phía Nam. Chúa Nguyễn đã nhận lời che chở đùm bọc cho nhóm Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho và nhóm Trân Thượng Xuyên vào Biên Hòa. Ở hai nơi họ đều lập phố xá buôn bán, hoạt động nông nghiệp tuy có nhưng vẫn ít hơn hoạt động buôn bán. Ở Biên Hòa, Nông Nại đại phố sớm trở thành một trung tâm thương mại có nhiều tàu ngoại quốc lui tới. Tuy vậy, "Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hờn"[33: 239]. Tính chất "trung tâm" của Sài Gòn càng về sau càng rõ và đó cũng chính là điều kiện tiên quyết tạo nôn tính chất "đầu mối" của nó về sau này.

Đến thời nhà Nguyễn, với thành quả khai khẩn đất hoang ở Nam Kỳ, Sài Gòn càng có thêm điều kiện vật chất để trở thành "trung tâm" với đầy đủ ý nghĩa của nó. Thành Gia Định, phía Đông trông ra sông Thị Nghè, phía Nam trông ra sông Bến Nghé đã tạo ra một bến đậu tự nhiên ngay giữa lòng thành phố. Phía Tây dẫn về Chợ Lớn, một trung tâm thương mại và thủ công nghiệp sầm uất. Giao thông đường bộ và đường sông đều lấy Sài

35

Gòn làm tâm điểm. Bên trong, Sài Gòn có rất nhiều chợ, hàng hóa bày bán ở đây, ngoài một ít hàng Tàu, còn lại chủ yếu là hàng nội hóa. Sách "Gia Định thành thông chí” ghi lại là

"chẳng thiếu món gì", tuy nhiên Finlayson cho rằng nó khác các cửa hàng ở Ấn Độ chỉ chuyên bày bán hàng hoa của Châu Âu. Yếu tố hàng nội hóa là chủ đạo cho thấy Sài Gòn là một thành phố sẵn xuất thủ công và chế biến sản phẩm nông nghiệp :

...Cắc cớ chợ Lò Rèn

Nghe chạc chạc nhà Ban đánh búa.

Lạ lùng xóm Lò Gốm, Chân vò Bàn cổ xoay trời

Trong cầu, đường chuốt ngót ngọt ngon,

Đủ đường cát, đường hạ, đường phèn, đường phổi.

Ngoài xóm, bột phơi trắng dã,

Những bột mì, bột lọc, bột đậu, bột khoai..

Con số tàu thuyền các nước đến Sài Gòn khá nhiều, chứng tỏ Sài Gòn đã bắt đầu có tính chất của một thương cảng quốc tế.

Thuyền bắc nam lui tới,

Ghe đen mũi, ghe vàng mũi, ra vào coi lòa nước Người đông, tây qua lại,

Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất trời.

Người các nơi đến làm ăn buôn bán không chỉ là người Việt mà còn có người Au, Phi, An da đen và nhiều hơn cả là người Tàu :

Lũ Tây dương da trắng bạc,

Mồm giớn giác, miệng xếch xác, hình vóc khác, Quân Ô rồ mặt đen thui

Thể lọ nồi, đâu quân riết, miệng trớt môi,

In thiên bồng, thiên tướng, thiên lôi[18: 244, 245].

36

Tóm lại, ở nửa đầu thế kỷ thứ XIX, Sài Gòn đã là một thành phố vừa sản xuất vừa hoạt động thương mại, một đầu mối buôn bán không chỉ quan trọng đối với thị trường trong nước mà còn có khả năng giao thương với bên ngoài. Vì vậy, Sài Gòn đã trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta và có hạng ở Đông Nam Á. Nằm trên sông Sài Gòn, thương cảng Sài Gòn đã có từ lâu, lịch sử hình thành và phát triển của cảng vì vậy đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định.

1.2.2.Cảng Sài Gòn thời Pháp thuộc:

1.2.2.1.Chủ trương thiết lập cảng Sài Gòn của thực dân Pháp:

Hoạt động mua bán nhộn nhịp trên bến dưới thuyền đã làm cho Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh, cư ngụ và thương mại của cả miền Nam đất mới. Vai trò và thế mạnh của Sài Gòn càng tăng lên khi kênh Ruột Ngựa được đào vào năm 1772 nối liền Rạch Cát và Rạch Lò Gốm. Các con kênh này hợp lại thành một hệ thống thủy lộ giúp cho sự đi lại giữa miền Tây và Sài Gòn thêm thuận lợi.

Do đó khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, Sài Gòn đã không thoát khỏi tầm ngắm của chính quyền thực dân. Và trong thực tế, khi cuộc tiến công đầu tiên mở màn cho công cuộc xâm lược Việt Nam tháng 8/1858 bị thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược vào Nam, tiến công và chiếm lấy Gia Định tháng 9/1859.

Quyết định này không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn thỏa mãn được cả mục đích về lâu dài của họ.

Hơn lúc nào hết, thực dân Pháp hiểu rất rõ rằng "Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta (của Pháp) dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay không phải lưng cõng vai mang băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc, nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn"[33: 249]. Ngoài ra, Sài Gòn còn là cưa neo của miền hạ Nam Kỳ, một vùng nông nghiệp nổi tiếng trù phũ, có khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác và bóc lột thuộc địa của chính quốc : "Nam Kỳ không giống bất kỳ thuộc địa nào khác của chúng ta. Nam Kỳ không cần những viện trợ nhân tạo phải vun bón khó nhọc như đối với một số thuộc địa khác. Nam Kỳ tự nó đủ nuôi sống dân cư gấp 20 lần". Không những thế "Nam Kỳ với những cửa cảng, với một dòng sông mênh mông và ưu đãi, thuận tiện cho những con tàu có trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở, lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản phẩm giàu có của miền Thượng về các kho chứa

37

đặt tại Sài Gòn. Những con rạch chằng chịt mọi nẻo, chỉ cần vài tu chỉnh đơn giản là có thể trở thành những tuyến thương mại hạng nhất"[66].

Mặt khác, chính sách xâm lược bằng pháo hạm ở Việt Nam đã giúp thực dân Pháp thấy vai trò quyết định của lực lượng hải quân và tầm quan trọng sống còn của các bến cảng. Vị trí quan trọng đặc biệt và những điều kiện thuận lợi mang "đậm" tính chất "cảng"

của Sài Gòn, một lần nữa đã thôi thúc thực dân Pháp phải khẩn trương tiến hành xây dựng cảng ở Sài Gòn. Có như vậy, họ mới thực hiện được ý đồ chiến lược là biến Sài Gòn thành bàn đạp (để xâm lược các tỉnh Nam, Bắc và Trung Kỳ, đồng thời đặt cả Cao Miên dưới sự đô hộ của họ) và dùng Sài Gòn như là một đầu mối trung chuyển hàng hóa ra thị trường thế giới.

Nhìn chung, thực dân Pháp đã nắm được một cách đầy đủ những thế mạnh của Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng. Nếu khai thác được "trung tâm Sài Gòn" và làm chủ

"khu vực Nam Kỳ", họ sẽ vừa có điều kiện nuôi chiến tranh xâm lược Việt Nam vừa thực hiện dẫn mục tiêu khai thác thuộc địa. Chính vì đánh giá như vậy nên giữa "bộn bề" công việc, tháng 2 /1860 - chỉ một năm sau khi chiếm Gia Định, đô đốc Page, người được chỉ định thay thế Genouilly - đã quyết định cho mở cảng Sài Gòn trước cả khi y có ý định chấm dứt cuộc chiếm đóng ở Đà Nang. Hành động nhạy bén và kịp thời này được J. Bouchot ghi nhận lại trong "Sàigon de 1859 à 1861". Tác giả này cũng đánh giá Page là người "đã biết biến cảng của thành phố thành điểm trao đổi hàng hóa tuyệt vời"[115:90].

Nằm trên sông Sài Gòn, cảng Sài Gòn thông với cửa biển cần Giờ không xa lắm, lại nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Sài Gòn và Nam Kỳ nên rất thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán qua lại giữa Sài Gòn với các tỉnh Nam Kỳ. Sài Gòn có vị trí nằm giữa hai con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai nên cảng Sài Gòn còn là cửa ngõ của hệ thống đường thủy nối liền Nam Kỳ với Lào, Campuchia và ăn thông ra biển.

Mặt khác, Sài Gòn còn là trang tâm đường bộ nối Đông và Tây của Nam Kỳ, nối liền những vùng đất mới khẩn hoang, kéo dài đến tận Nam Vang và với cả kinh thành Huế.

Xét trên phương diện hành chánh và quân sự, Sài Gòn có vị trí thiết yếu chi phối cả một vùng rộng lớn, vị trí đó đã tạo ra những ảnh hưởng quyết định đến nhịp điệu phát triển của toàn bộ khu vực Nam Đông Dương. Và ngay năm 1860, do ảnh hưởng của việc mở cửa cảng, tình hình kinh tế đã rất sáng sủa. Toàn bộ những trao đổi có thể ước lượng đến 7.700.000 quan Pháp tượng trứng cho sự xuất khẩu 53.939 tô- nô gạo và nhập khẩu hơn

38

Một phần của tài liệu cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939) (Trang 32 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)