Chương 1: Cảng Sài Gòn trong bối cảnh hình thành nền kinh tế thuộc
1.3. HOẠT ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẢNG SÀI GÒN ĐỐI VỚI KINH
1.3.1.Bối cảnh lịch sử:
Bước vào thế kỷ thứ XIX, các cường quốc phương Tây mở rộng bành trướng sang các nước thuộc địa là một điều tất yếu bởi vì "ngay ở trong nước vốn dùng vào kỹ nghệ được lời nhiều hơn là dùng vào nông nghiệp. Nếu xuất ra ở ngoại quốc còn kiếm được nhiều lời hơn để trong xứ" và một khi đã chiếm cứ được thuộc địa, chính quốc sẽ được "bảo đảm thị trường, tìm nguyên liệu để tự khai khoáng, tự đánh thuế, ngoài ra còn có quyền di dân và quyền lập nghiệp để cho đế quốc dễ bề bán hàng hóa trong khu vực ảnh hưởng của họ"
[72:16,17,18]. Nước Pháp lúc ấy để ý đến Việt Nam ngoài lý do là thị trường tiêu thụ, là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt còn có 02 lý do khác :
1 - Thứ nhất Việt Nam là cửa ngõ vào Hoa Nam, Lào, Miên, Thái Lan.
53
2 - Thứ hai Việt Nam là trạm nghỉ để lấy nước, củi, thực phẩm và tuyển thủy thủ của các tàu từ Ấn độ qua Trung Hoa [48:12].
Chủ trương của thực dân Pháp là làm sao chiếm cứ được thuộc địa, vì vậy ngày 12 - 9 - 1858, họ đã chính thức nể súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, khởi đầu cho quá trình thôn tính và xâm lược. Tại đây, sau nhiều tháng chiếm đóng mà không tiến thêm được, đối phương buộc phải có sự chuyển hướng về chiến lược. Và trong thực tế, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch xâm lược mới của họ một cách vội vàng. Chỉ trong một tuần lễ, từ ngày 02 -02 - 1859 đến ngày 09 - 02 - 1859, địch đã tập trung ở Vũng Tàu và ngày hôm sau, 10 - 02-1859, Genouilly đã ra lệnh tiến thẳng vào Gia Định.
Từ năm 1862, Nam Kỳ đã tách khỏi Việt Nam, sống một cuộc sống riêng biệt. Thực dân Pháp ra sức xây dựng và củng cố bộ máy cai trị trên đất Nam Kỳ. Sài Gòn được sử dụng làm căn cứ chuẩn bị về mọi mặt để đánh chiếm Bắc Kỳ, mở rộng thôn tính cả nước Việt Nam và đặt Cao Miên dưới quyền đô hộ của họ.
Có thể nói trong khoảng thời gian từ khi thực dân Pháp đánh Gia Định, chiếm toàn bộ Lục tỉnh cho đến khi mở rộng xâm lược ra Bắc Kỳ, vẫn thuộc thời kỳ "chinh phục theo từng gói nhỏ" toàn bộ đất nước Việt Nam chứ chưa phải là thời kỳ "khai thác". Bóc lột kinh tế là mục đích tối thượng. Trước mắt, thực dân Pháp đã hướng hoạt động bóc lột kinh tế vào kế hoạch duy trì cuộc chiến tranh chinh phục đất nước Việt Nam. Cùng với hoạt động quân sự và chính trị, thực dân Pháp cồn tiến hành đầu tư nhằm khai thác các nguồn lợi kinh tế. Theo ước tính, kề từ đầu cho đến 1903, thực dân Pháp đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 126 triệu írancs, phân bổ không đồng đều như sau : công nghiệp (chủ yếu là khai mỏ) chiếm 57%, nông nghiệp (10%) và thương mại (33%).
Tại Nam Kỳ, sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã biến Sài Gòn không chỉ là nơi đặt cơ quan cai trị mà còn là trung tâm kinh tế. Việc xây dựng một khu hành chánh (bao gồm dinh thống đốc - đô đốc, các sở hành chánh, nhà bưu điện, nhà thương và nhà thờ) gần như song hành với quá trình mở cửa cảng Sài Gòn để giao thương, buôn bán.
Trong thực tế công việc mua bán có khi còn được thực dân Pháp quan tâm và triển khai nhanh hơn công việc tổ chức hành chánh xã hội. Bởi vì giới lãnh đạo thực dân "hiểu rằng cấc giới kinh doanh Pháp chỉ ủng hộ cuộc viễn chinh nếu có thể rút tỉa được những lợi tức kinh tế và thương mại" [1:29]. Để ổn định tình hình, thực dân Pháp đã tể chức lại được 12 thôn mới trong số 40 thôn cũ với khoảng 830 đinh. cả Sài Gòn - Chợ Lớn lúc đó (1863)
54
có non 2 vạn dân cư bao gồm người Tàu, Tây, Ma -ni và người di cư từ Đà Nang vào hồi năm 1859 [33:258].
Tìm hiểu và hình dung lại bức tranh kinh tế của Sài Gòn nói riêng và Nam Kỳ nói chung thời kỳ này không thể không phác họa lại hoạt động của cảng Sài Gòn. Bởi vì đây chính là phương tiện để thực hiện chủ trương và mục đích của thực dân Pháp trong giai đoạn đầu xâm lược Việt Nam. Mặt khác chính từ hoạt động giao thương của cảng đã đưa đến hàng loạt những biến đổi không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế mà là cả bộ mặt Sài Gòn -Chợ Lớn cũng thay đổi theo.
1.3.2.Hoạt động của cảng Sài Gòn:
Trong lúc vùng ngoại ổ Sài Gòn chưa bình định xong, thực dân Pháp đã cho mở cửa cảng Sài Gòn (22 - 02 - 1860) đón các tàu ngoại quốc ra vào thực hiện những dịch vụ mua bán. Ngay từ những ngày đầu, cảng Sài Gòn đã tỏ ra có sức hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài, cụ thể là công ty Adolphe Chalès và Sensine đã đến Sài Gòn thiết lập cơ sở thương mại. Các công ty này ban đầu dự kiến "thuê nhiều tàu từ Pháp sang Sài Gòn để mua gỗ "teck", thế nhưng sau đó họ lại đặt việc mua gạo và hạt tiêu lên hàng đầu" [67:54].
Năm đầu tiên mở cửa cảng, nhiều nước trong khu vực thiếu gạo. Các thị trường Viễn Đông như Macao, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông đều có nhu cầu nhập khẩu lương thực nên tàu các nơi đến Sài Gòn mua gạo nhiều. Tàu đến có tất cả 246 chiếc tàu máy và thuyền buồm thuộc quốc tịch các nước Âu Châu và Trung Hoa ; tải trọng tổng cộng là 63.299 tonneaux, trong đó có 53.939 tonneaux gạo trị giá khoảng 5.184.000 quan và các sản phẩm linh tinh khác trị giá 1.000.000 quan. Đồng thời hàng hóa nhập vào cảng Sài Gòn có trị giá ước lượng 1.000.000 quan, cộng thêm 500.000 quan á phiện. Sở dĩ cảng Sài Gòn xuất cảng nhiều ương năm 1860 là do gạo từ năm trước còn tồn đọng lại, mặt khác do ảnh hưởng của chiến tranh, trước đó 1 năm thành Sài Gòn mất nên ghe bầu từ miền Trung không vào ăn gạo được như trước [58:153].
Sang năm 1862 có nhiều tàu châu Âu (44 tàu Pháp, 43 tàu Anh, 08 tàu Đức, 05 tàu Hà Lan) [33:260] và 74 thuyền buôn Trung Quốc vào cửa biển Sài Gòn chở đi 153.000 tonneaux gạo trị giá 20.000.000 franc [33:260]. Cùng với gạo, năm này cảng Sài Gòn còn xuất 1.200.000 quan cá khô của Cao Miên [58:153].
55
Năm 1865 có 254 tàu thuyền châu Âu đến, trong đó có 92 tàu Pháp. Số tàu đi là 272 tàu thuyền đạt giá trị xuất khẩu là 35.000.000 quan, trong đó có 10.500.000 quan gạo và khoảng 3.000.000 quan vải [102:187].
Năm 1866 có 348 tàu châu Âu đến cập bến, trong đó có 89 tàu Pháp và 119 tàu Anh.
Giá trị xuất khẩu ương năm này là 39.400.000 quan và giá trị nhập khẩu là 39,5 triệu quan, đạt giá trị tổng cộng là 78.900.000 quan [102:187].
Năm 1867 có 439 tàu châu Au đèn cập bên, ương đó có 98 tàu Pháp và 142 tàu Anh.
Giá trị xuất khẩu trong năm này là 34.057.351 quan và giá trị nhập khẩu là 29.606.285 quan, đạt giá trị tổng cộng là 63.663.636 quan [102188]. Giá ừị xuất khẩu năm này sút giảm hơn so với năm 1886 là do sự hạ giá của lúa gạo và cuộc nổi dậy của Cambogde làm tạm ngưng xuất khẩu ngà và đồi mồi, số này đã chiếm tới 10.000.000 quan trong năm 1866.
Như vậy, sau 7 năm mở cửa, hoạt động của cảng Sài Gòn đã đem lại cho thực dân Pháp nhiều kết quả quan trọng. Trong tác phẩm Cochinchine Pranẹaise, Royaume de Cambodge, Charles Lemire đã nhận xét: "Sự chiếm cứ Sài Gòn của chúng ta cùng lúc đã đem lại sự thúc đẩy cho đội thương thuyền của chúng ta trên các vùng biển này ; nơi mà cách đây 12 năm tàu thuyền của chúng ta xuất hiện một cách hạn hữu". Hơn thế nữa, nhờ việc mở cảng những chuyến hải hành giữa Sài Gòn với các cảng của Trung Hoa, Xiêm, Singapore, Java, Phillipines ngày càng trở nên thuận tiện [102:188].
Bước sang những năm 80, tình hình chính trị có nhiều thay đổi. ở Việt Nam, tuy thực dân Pháp phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa ở Bắc và Trung Kỳ nhưng ở Nam Kỳ tình hình cơ bản đã ổn định. Đối với nước Pháp, chính quốc đang ỏ thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, bọn thực dân ở Sài Gòn hoạt động kinh tế mạnh hơn trước. Vì vậy họ đã cho mở rộng giao thông về hướng miền Tây - nơi có nhiều lúa gạo - để khai thác. Sự xuất hiện của các công trình này vừa giải quyết mục tiêu xâm lược trước mắt vừa phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa.
1 - Đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, xây dựng từ năm 1881 và khai thác vào tháng 7/1885. Tuy chỉ dài có 71 km nhưng việc xây dựng tuyến đường sắt này có một ý nghĩa quan trọng. Khoảng năm 1874, các quan chức thuộc địa ở Nam Kỳ đã dự kiến xây dựng tuyến đường sắt nối liền Sài Gòn-Phnôm Pênh bên cạnh tuyến đường sắt xuyên Nam Kỳ nhưng đến năm 1879, Hội đồng Tư vấn và Quản hạt Nam Kỳ mới cho xây dựng tuyến đường sắt xuyên Nam Kỳ nối liền Sài Gòn - Châu Đốc và cuối cùng chỉ dừng lại ở Mỹ Tho.
56
Tuyến đường này nối liền trung tâm Sài Gòn với miền đồng bằng sông Cửu Long, nếu đi suốt tuyến đường phải mất 4 giờ. Vào thời điểm này, 4 giờ đồng hồ cho 71 km đường là một thành tựu quan trọng về giao thông, vì trước đó từ Sài Gòn đi Mỹ Tho bằng đường thúy, nếu xuất phát từ cảng Nhà Rồng trên tàu thúy của hãng tàu Nam Vang phải mất trên 12 giờ.
Ngoài ra, tuyến đường sắt này nằm trong vùng đông dân cư của Nam Kỳ. Nó nối liền 2 thành phố Sài Gòn và Mỹ Tho, đồng thời đi ngang qua Chợ Lớn nên vừa có tác dụng thúc đẩy đô thị hoa vừa đẩy nhanh quá trình vơ vét lúa gạo từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn để xuất khẩu. Chưa kể đến "ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, giá cả các mặt hàng miệt vườn như gạo, trái cây, bông tươi ngon hơn vì thời gian rút ngắn. Dân miệt vườn Nam Kỳ bổng ăn mặt tươm tất hơn vì vải sỗ ở Sài Gòn - Chợ Lớn đổ xuống hàng đống, giá cả dễ thở hơn nhiều" [63:13]. Đoạn đường sắt này tuy ngắn nhưng nó đã trở thành mẫu mực thực nghiệm kỹ thuật để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng toàn bộ hệ thống đường sắt về sau.
2 - Tiến hành khai thác mạng lưới giao thông thủy bằng các hoạt động đào sông, khơi lạch, đào kênh như : kênh Cột Cờ (1875), kênh Trà Ôn (1876), kênh Phú Túc (1879), kênh Xanh Ta (1880) và đặc biệt là công trình đào kênh chợ Gạo (thực dân Pháp gọi là Canal Duperrel) dài 10 km ở địa phận tình Mỹ Tho vào năm 1877. Tại công trường này, thực dân Pháp đã huy động 40.000 nhân công là nông dân và buộc phải xong trong vòng 2 tháng với tổng cộng 900.000 mét khối đất đào, chuyển, đắp trong tổng số 676.000 ngày công [118:223].
3 - Về đường bộ, thực hiện việc xây cầu trên sông Vàm cỏ [33:261]. Như vậy, cùng với mạng lưới giao thông đường thúy có sẩn từ trước, các cồng trình giao thông mới đã góp phần vận chuyển nhanh chóng lúa gạo từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn, góp phần đẩy nhanh và mạnh hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Nam Kỳ qua cảng Sài Gòn. Thống kê lượng lúa gạo xuất khẩu của Nam Kỳ từ 1860 - 1896 cho thấy tỉ lệ gia tăng gần gấp 10 lần (năm 1860 xuất 56.950 tấn, năm 1896 xuất 557.249 tấn) [95]. Sự gia tăng số lượng lúa gạo xuất khẩu như đã dẫn trên là do nhiều yếu tố quyết định. Tuy nhiên, phần nào đó cũng gián tiếp phản ánh tác dụng to lớn của việc mở rộng mạng lưới giao thông vận tải nội vùng ở một xứ mà mạng lưới giao thông gần như chỉ có đường thủy là chính.
Lúa gạo xuất khẩu càng nhiều đã kéo theo hoạt động giao thương của cảng Sài Gòn ngày càng phát triển. Ghi nhận sau đây theo phúc trình của Hội đồng thuộc địa năm 1883 đã phản ánh tình trạng trên.
57
Theo bảng 1, từ 1870 - 1882, dung lượng tàu thuyền vào cảng Sài Gòn tăng 174.988 tonneaux đạt tỉ lệ 162,8% và dung lượng tàu thuyền ra tăng 50.376 tonneaux đạt tỉ lệ 164,7%.
Mặt khác, sự hiện diện của các tàu nước ngoài ra vào cảng Sài Gòn giữa năm 1885 cũng góp phần sinh động vào hoạt động rất sầm uất của cảng. Các hãng tàu nước ngoài có mặt lúc này bao gồm :
1-05 Tàu của Hãng Vận tải đường biể : Melbourne, Iraouaddy, Peiho, Saghalien, Natal.
2-13 Tàu của Pháp: Meinam, Grenadier, Louis Eugène, Comorin, Aréthuse, Dupuy de Lôme, Saigon, Ilissus, Psyché, Tancarville, Canton, Aubépine, Gaule.
3-16 Tàu của Anh: Ghazee, Galveston, Haiphong, Ferntower, Pearl, Euphrates, Huntingdon, Strathairly, Japanese, Dalmatia, Caspapedia, Oberon, Gratitude, Oxíordshire, Iolani, Strathleven.
58
4 - Tàu của Đức: Ingraban, Asia, Tritos, Picciola, Vorwacst.
Ngoài ra còn có tàu của Hoa Kỳ (Carisbrooke), Hà Lan (Jacob), Bỉ, (elizabeth), Nauy (Stanley) [67 : 85].
Bước sang những năm 1880 vàl890 hoạt động của thương cảng Sài Gòn càng trở nên nhộn nhịp. Có thể hình dung qua bảng 2.
Đặc biệt, trong 2 năm 1895,1896 hoạt động của cảng Sài Gòn tăng lên đáng kể. Căn cứ vào nguồn tài liệu công quyền thời kỳ này được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (thành phố Hồ Chí Minh), chúng tôi đã tập hợp, sắp xếp, thống kê được số lượng tàu thuyền theo tải trọng, quốc tịch tàu, xuất xứ, nơi đến của tàu thuyền ra vào cảng Sài Gòn như sau:
59
60
61
Theo bảng 3, nếu không tính ghe biển An Nam thì năm 1895, tàu thuyền nước ngoài ra, vào cảng Sài Gòn là 1.062 lượt ; trong khi từ 1884 -1894 bình quân mỗi năm tàu thuyền nước ngoài ra, vào cảng Sài Gòn là 996 lượt. về tải trọng, nếu cũng không tính ghe biển An Nam hoạt động ở cảng thời điểm này thì tải trọng hàng hóa ra, vào cảng Sài gòn là 1.240.124 tấn ; trong khi tải trọng hàng hóa ra, vào cẳng Sài Gòn từ 1884 - 1894 bình quân một năm là 1.187.103 tấn.
Ngoài ra, bảng 3 còn cho thấy :
1 - Đến thời điểm 1895, trong số tàu các nước ra vào cảng Sài Gòn buôn bán, nổi trội lên tàu Đức, Anh và Pháp (Đức, vào 163 lượt, ra 160 lượt; Anh, vào 132 lượt, ra 128 lượt ; Pháp, vào 102 lượt, ra 102 lượt). Bạn hàng của Việt Nam lúc này ngoài thị trường Pháp và các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, Indonesia, Malayxia, Nhật Bẳn còn có các nước Châu Ẩu và cả Châu Phi nữa.
2 - Tải trọng hàng hóa ra vào đối với tàu thuyền các nước có khác nhau (trừ tàu thuyền các nước Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha có số tải trọng ra vào bằng nhau) ; tàu thuyền Trung Quốc, Pháp, Đức, Nauy có số tải trọng hàng hóa vào nhiều hơn ra nhưng số chênh lệch không đáng kể. Chỉ có tàu thuyền Anh là tải trọng hàng hóa ra luôn cao hơn tải trọng hàng hóa vào, dù số chênh lệch không lớn lắm.
3 - Luồng trao đổi hàng hóa bắt đầu có sự phát triển nhất định. Ngoài những chuyến tàu chở đi hàng hóa của xứ Nam Kỳ còn có sản phẩm của các địa phương khác ở Việt Nam.
Các chuyến tàu nước ngoài như Trung Quốc, Đức, Pháp, Anh có xuất xứ từ Qui Nhơn, Bắc Kỳ, Hải Phòng đã nói lên điều ấy.
62
Đến năm 1896, cụ thể là vào 03 tháng cuối của năm 1896, số lượng tàu thuyền của Pháp và các nước ra vào cảng Sài Gòn được ghi nhận như sau:
Thống kê trên cho thấy :
1 - Tàu thuyền nước ngoài ra vào cảng Sài Gòn ở thời điểm 1896 có thay đổi so với trước đó. Tàu thuyền Pháp đã vượt trội lên so với tàu thuyền của các nước ừưđc đó đã từng chiếm ưu thế như Đức, Anh. Và nếu xếp theo số lượng tàu thuyền ra vào cẳng Sài Gòn từ nhiều đến ít thì thứ tự như sau : Pháp, Đức, Anh, Nauy.
2 - Số lượng tàu thuyền của các nước ra vào cảng Sài Gòn nhiều hay ít đã chi phối tải trọng hàng hóa của tàu thuyền các nước. về mặt này, tải trọng hàng hóa của tàu thuyền Pháp
63
cũng thể hiện sự vượt trội (tải trọng vào là 64.110 tấn và tải trọng ra là 65.121 tấn) so với tàu thuyền các nước khác và cách xa tàu thuyền của Đức ( tải trọng vào là 22.874 tấn và tải trọng ra là 23.572 tấn) đây là nước được xếp có tàu thuyền ra vào cảng Sài Gòn thứ nhì sau Pháp trong thời điểm này.
1.3.3.Xuất, nhập khẩu qua cảng Sài Gòn:
1.3.3.1.Xuất khẩu:
Để thực hiện mục đích lợi nhuận, sau khi mở cửa cảng, thực dân Pháp đã tăng cường hoạt động buôn bán, vơ vét các nguồn nông sản để xuất khẩu.
Những năm cuối thế kỷ XIX, ở Nam Kỳ, lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu đưa lại nhiều sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy lúa gạo được chính quyền thực dân Pháp xem là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ yếu. Mặt hàng này chiếm tỉ lệ lớn trong danh mục hàng xuất khẩu, giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ buôn bán với nước ngoài và ngày một tăng về số lượng. Trên thực tế, trong thời gian đầu mở cửa cảng, hoạt động chủ yếu của cảng Sài Gòn là xuất khẩu lúa gạo và hạt tiêu.
Về lúa gạo, số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Nếu tính từ năm cảng Sài Gòn mở cửa (1860) đến khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ I (1896) lượng lúa gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn tăng 9,78 lần (từ 56.950 tấn lên 557.249 tấn). Sau đây là số liệu cụ thể của từng năm:
64