Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1.4 Bài tập trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là dạng kiểm tra trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả những thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ (loại câu hỏi đóng). Gọi là TNKQ vì việc chấm điểm đảm bảo tính khách quan hơn việc chấm điểm bài tự luận. Tuy nhiên tính khách quan cũng không hoàn toàn tuyệt đối vì việc ra đề và xây dựng đáp án phần nào đã mang tính chủ quan của tác giả.
b. Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan
* Ưu điểm
Thứ nhất: TNKQ cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi sâu vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức, chống khuynh hướng học tủ, học lệch.
Thứ hai: TNKQ tốn ít thời gian và công sức chấm bài của giáo viên.
Thứ ba: TNKQ đảm bảo được tính khách quan, công bằng. Khi cho điểm trong kiểm tra truyền thống, cùng một bài làm có thể được đánh giá khác nhau, có thể điểm số chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào người chấm. Chấm bài TNKQ sẽ tránh được sai lệch và hạn chế điều đó.
Thứ tư: Các câu hỏi, đáp án được quy định về số lượng, nội dung và đã được chuẩn hóa nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp và xử lý kết quả.
Thứ năm: TNKQ nếu có thể được sử dụng thích hợp có thể gây hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh. Là một hình thức kiểm tra, một dạng bài tập mới, so với các hình thức kiểm tra và dạng bài tập truyền thống, TNKQ có thể được nhiều học sinh ưa thích. Việc chấm bài được nhanh gọn, HS có thể sớm biết kết quả bài làm của mình, HS có thể tự đánh giá bài làm của mình và bài làm của những bạn khác.
14
Thứ sáu: Giúp học sinh phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, vận dụng và phân tích kiến thức đã học.
Thứ bảy: Với phạm vi nội dung kiểm tra rộng, học sinh không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp. Việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng quay cóp và trao đổi bài.
* Hạn chế
Tuy nhiên, cũng như bất kì một phương pháp nào, TNKQ cũng không thể tránh khỏi những hạn chế:
Thứ nhất: Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên.
Thứ hai: TNKQ không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc dùng lời), tư duy sáng tạo, khả năng lập luận của học sinh.
Thứ ba: Để có được những bài tập có chất lượng đòi hỏi quá trình soạn thảo phải công phu, tốn kém thời gian, yêu cầu người soạn câu hỏi không những có kiến thức mà phải có cả kĩ năng cao.
Thứ tư: Khi đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, GV khó biết được tư tưởng, nhiệt tình, thái độ, hứng thú của HS với vấn đề được nêu ra.
Thứ năm: Các câu trắc nghiệm có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết các vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự luận soạn kỹ.
Thứ sáu: Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này so với các câu hỏi khác và HS cần nhiều thời gian đề đọc câu hỏi.
Thứ bảy: Các bài tập trắc nghiệm chủ yếu rèn trí nhớ máy móc khó phát triển tư duy và đánh giá được quá trình suy nghĩ dẫn tới kết quả làm bài trắc nghiệm. Đây là nhược điểm lớn nhất của TNKQ.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp. Vì những nhược điểm nói trên khó có thể khắc phục một cách triệt để nên trắc nghiệm không phải là phương pháp thay thế phương pháp truyền thống mà cần phải sử dụng phối hợp một cách hợp lý giữa chúng.
15 c. Phân loại trắc nghiệm khách quan
Căn cứ vào hình thức câu hỏi trắc nghiệm mà có thể chia TNKQ thành 4 dạng trắc nghiệm sau:
* Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions)
Dạng trắc nghiệm khách quan được ưa chuộng, thông dụng nhất là loại có nhiều phương án trả lời cho mỗi câu hỏi để học sinh lựa chọn. Một câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính gọi là phần câu dẫn hay câu hỏi, và có 4 đến 5 hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để người học chọn câu trả lời đúng nhất, hợp lí nhất. Ngoài một câu đúng, các câu trả lời khác trong phương án lựa chọn phải có vẻ hợp lí đối với người học.
Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm nào?
a) 1956 c) 1858 b) 1856 b) 1862 - Ưu điểm:
Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau. Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi giáo viên có thể dùng trắc nghiệm nhiều lựa chọn để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau.
Độ tin cậy cao hơn tự luận. Yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi so với lại trắc nghiêm khách quan khác khi số phương án lựa chon tăng lên.
Độ giá trị cao. Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng để đo những mức tư duy khác nhau. Với trắc nghiệm nhiều lựa chọn người học có thể đo được các mức độ tư duy: nhớ, áp dụng, suy diễn, tổng quát hóa… rất hữu hiệu.
Có thể phân biệt được tính chất mỗi câu hỏi. Dùng phương pháp phân tích tính chất câu hỏi, chúng ta có thể xác định câu hỏi nào quá dễ, câu hỏi nào khó, câu hỏi nào mơ hồ hay không có giá trị với mục tiêu cần trắc nghiệm. Thêm vào đó, chúng ta có thể xem xét câu trả lời cho sẵn nào không có lợi ích, hoặc làm giảm giá trị câu hỏi. Phương pháp phân tích này không thực hiện được với loại câu hỏi tự luận hay khó thực hiện với loại trắc nghiệm khác.
16 - Hạn chế:
Khó soạn câu hỏi: Một giáo viên có nhiều kinh nghiệm và khả năng, mất nhiều thời gian, công phu mới có thể viết được những câu hỏi hay, đúng chuẩn kĩ thuật. Điều khó là phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất trong khi các câu, các phương án trả lời khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lí. Thêm vào đó, các câu hỏi phải đo được mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn ở mức nhớ.
Học sinh không phát triển được óc sáng tạo, khả năng phán đoán và khả năng giải quyết một vấn đề khi câu trả lời cho câu hỏi đó chỉ bó hẹp trong phạm vi các phương án trả lời cho sẵn.
Các hạn chế khác như: tốn nhiều giấy in, học sinh mất nhiều thờ gian để đọc và kích thích sự đoán mò của học sinh.
- Những lưu ý khi xây dựng câu hỏi trăc nghiệm nhiều lựa chọn
Phần chính hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Các câu trả lời để lựa chọn phải ngắn gọn và là những câu trả lời thích hợp với vấn đề được đề được nêu.
Trong câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chon nên có 4 phương án trả lời trở nên.
Làm như vậy sẽ tăng yếu tố may rủi cho câu trả lời của họ sinh. Đối với học sinh Tiểu học nên có từ 3 - 4 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi.
Độ dài câu trả lời trong các phương án lựa chọn phải gần bằng nhau. Không nên để câu trả lời đúng có khuynh hướng ngắn hơn hoắc dài hơn. Các câu trả lời trong các phương án lựa chọn phải đồng nhất với nhau về tính chất căn bản.
Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và có tác động thu hút các học sinh kém hơn.
Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D… Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên.
* Trắc nghiệm đúng - sai (No/Yes Questions)
Các nhà xuất bản trắc nghiệm chuẩn cũng như các chuyên viên trắc nghiệm thường thích loại câu hỏi có nhiều phương án, nhưng giáo viên lại hay dùng loại câu
17
hỏi “đúng - sai”. Một câu trắc nghiệm “đúng - sai” thường gồm một phát biểu để học sinh phán đoán xem nội dung đó là đúng hay sai.
Ví dụ: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 - 1945 tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã ra đời và khẳng định rằng nhân dân Việt Nam quyết giữ vững nền độc lập tự do ấy.
Theo em, ý kiến đó đúng hay sai.
Trong khi sử dụng trắc nghiệm “đúng - sai” người ta có thể thay thế chữ
“đúng - sai” bằng các chữ như: “giống nhau - khác nhau”; “mạnh - yếu”; hoặc “lớn hơn - bằng nhau”.
- Ưu điểm:
+ Đây là loại câu hỏi đơn giản để trắc nghiệm khách quan kiến thức về những sự kiện.
+ Trắc nghiệm đúng - sai giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian ít ỏi.
+ Mặc dù việc soạn thảo trắc nghiệm đúng - sai cũng cần nhiều công phu, phần đông các giáo viên cũng có thể soạn được nhiều câu trong một khoảng thời gian ngắn. Có thể giáo viên viết được ít nhất 10 câu hỏi loại đúng - sai trong khoảng thời gian cần thiết để viết được một câu hỏi có 4 - 5 phương án trả lời cho sẵn.
Ngoài ra, cũng giống như các loại trắc nghiệm khách quan khác, trắc nghiệm đúng - sai có ưu điểm là tính chất khách quan khi chấm điểm.
- Khuyết điểm
+ Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu.
+ Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh, ít phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi.
+ Trong các môn Khoa học xã hội, có thể có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau nên các câu hỏi thuộc loại đúng - sai có thể tối nghĩa, khó hiểu.
18
+ Khác với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong trắc nghiệm đúng – sai học sinh phải quyết định giữa hai điều để chọn quá hạn hẹp. Việc này có thể làm cho các học sinh khá giỏi khó chịu hay thất vọng khi họ thấy có điều kiện rõ ràng mới quyết định xem câu phát biểu đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.
- Những lưu ý khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai
Nên dùng những từ ngữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng.Tránh dùng những chữ như “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”, “không thể được”, “chắc chắn”, vì các câu mang các từ này thường có triển vọng “sai”. Ngược lại, những chữ như “thường thường”, “đôi khi”, “ít khi” lại thường đi với những câu trả lời “đúng”.
Nên soạn các câu hỏi có nội dung hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Viết những câu để học sinh áp dụng kiến thức đã học. Không nên trích nguyên văn câu hỏi, câu dẫn từ sách giáo khoa. Nên diễn tả lại các điều kiện đã học dưới dạng những câu mới, biểu thị mục tiêu của bài học.
Tránh học sinh đoán ra câu trả lời đúng nhờ độ dài của câu hỏi. Các câu hỏi đúng thường dài hơn các câu sai vì cần phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết.
Do đó, người soạn câu hỏi phải để ý để tránh điều này.
Để khắc phục hạn chế của câu hỏi đúng - sai, người ta thường sử dụng dạng bài tập điền Đ cho câu trả lời đúng, S cho câu trả lời sai vào các thông tin trong bài.
Ví dụ: Điền Đ trước câu trả lời đúng, S trước câu trả lời sai.
Sau Tết Mậu Thân 1968, Mĩ phải đàm phán với ta
Trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ kí Hiệp định Pari về Việt Nam
Theo Hiệp định Pari, Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam.
Với Hiệp định Pari, Lào và Campuchia hoàn toàn giải phóng
Tránh khuynh hướng dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại trong một bài. Số lượng câu đúng và số lượng câu sai nên gần bằng nhau.
19
* Trắc nghiệm ghép đôi (Matching Items)
Đây là loại hình đặc biệt của loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi.
Ví dụ: Em hãy dùng thước gạch nối một ô ở cột các phong trào với ô chữ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” sao cho phù hợp.
a) Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh b) Phong trào Đông Du
c) Cách mạng tháng 8 năm 1945
d) Khởi nghĩa Phan Đình Phùng e) Chín năm kháng chiến chống Pháp
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- Ưu điểm
Loại trắc nghiệm ghép đôi dễ viết, dễ dùng. Loại câu trắc nghiệm này rất phù hợp với học sinh. Có thể dùng loại trắc nghiệm này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem như một loại trắc nghiệm hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối quan hệ tương quan. So với một số trắc nghiệm khác thì ở loại trắc nghiệm này thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi.
- Nhược điểm
+ Loại trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, nguyên lí đã học.
20
+ Để soạn loại câu hỏi này để kiểm tra kiến thức nâng cao đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và nhiều công phu. Hơn nữa, nếu số câu trong cột nhiều, học sinh sẽ mất thời gian đọc nội dung mỗi cột cho trước khi ghép đôi.
- Những lưu ý khi xây dựng trắc nghiệm ghép đôi
Trong mỗi cột phải có ít nhất sáu câu và nhiều nhất là mười hai câu. Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học, do nhận thức và tâm lí của học sinh,thì khi sử dụng trắc nghiệm ghép đôi thì trong mỗi cột nên có từ 4 - 6 câu. Số câu chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột hỏi, hoặc một câu trả lời có thể được sử dụng nhiều lần điều này sẽ giúp giảm bớt yếu tố may rủi, đoán mò của học sinh.
Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột hỏi và một câu ở cột trả lời tương ứng. Phải nói rõ mỗi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử dụng nhiều lần.
Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ với nhau. Nên sắp xếp các câu trong các cột theo một thứ tự hợp lí nào đó. Các thông tin trong các cột phải ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu.
* Trắc nghiệm điền khuyết (Completion Items)
Đây là loại trắc nghiệm khách quan mà học sinh cần phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. Câu trả lời điền theo ý hiểu của học sinh với cụm từ tự do. Ở trong phân môn Lịch sử trong Môn Lịch sử và Địa lớp ở tiểu học thì ở dạng trắc nghiệm điền khuyết chủ yếu học sinh sẽ điền các nhân vật lịch sử, mốc thời gian hoặc các sự kiện trong khoảng thời gian tương ứng.
Ví dụ: Điền các cụm từ dưới đây vào chỗ ….cho thích hợp: thống nhất, khủng bố, chia cắt.
“Sau hiệp định Giơnevơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ, đất nước……... Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã ……., tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu …….lâu dài đất nước ta.”
21 - Ưu điểm của trắc nghiệm điền khuyết
+ Loại câu này loại bỏ được yếu tố may rủi. Để hoàn thành câu trả lời, học sinh phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả lời. Loại trắc nghiệm này dễ soạn hơn trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
+ Có thể cho phép học sinh đưa ra những đáp án sáng tạo theo suy nghĩ của học sinh.
+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về cá nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác.
- Nhược điểm
+ Khi soạn loại trắc nghiệm này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa. Ngoài ra, loại bài tập này thường chỉ giới hạn vào những chi tiết vụn vặt.
+ Mất nhiều thời gian chấm bài, không áp dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá nên ở dạng trắc nghiệm này thiếu khách quan hơn những dạng trắc nghiệm khách quan khác.
+ Đáp án của trắc nghiệm điền khuyết không cố định, điểm số của bài làm ít tính khách quan hơn các dạng trắc nghiệm khách quan khác.
- Những lưu ý khi xây dựng trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết
+ Lời chỉ dẫn rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách giáo khoa.
+ Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò, nên để trống những chữ quan trọng nhưng không để trống quá nhiều.
d. Một số trường hợp khi sử dụng bài trắc nghiệm
Phương pháp trắc nghiệm nên dùng trong những trường hợp sau:
+ Khi số học sinh rất đông.
+ Khi muốn chấm bài nhanh.
+ Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài.