Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành chọn lớp 5A1 với sĩ số là 43 học sinh Trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc do thầy Đào Trí Mạnh chủ nhiệm làm lớp thực nghiệm và lớp 5A3 với sĩ số là 41 học sinh do cô Nguyễn Thị Hà làm lớp đối chứng.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm tôi đã thực hiện như sau: Tôi sử dụng các bài đã biên soạn: “Lễ kí hiệp định Pa-ri”, “Tiến vào Dinh Độc Lập”, “Hoàn thành thống nhất đất nước” kết hợp vào quá trình dạy bài mới và giao một số bài tập về nhà cho học sinh để luyện tập và củng cố bài học cho học sinh lớp 5A1.
73
Còn lớp 5A3 học sinh vẫn học ba bài học này như bình thường. Các em chỉ làm các bài tập đã được biên soạn trong sách giáo khoa và Vở bài tập Lịch sử 5.
Sau khi học sinh học xong ba bài học này tôi tiến hành một bài kiểm tra đối với cả hai lớp. Trong bài kiểm tra này có cả hai dạng bài tập là bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kiến thức của các em vể ba bài học này.
Chúng tôi thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị:
Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt được - Kiến thức:
+ Học sinh có thể nêu được các nội dung chính, các sự kiện, thời gian diễn ra sự kiện đó và các nhân vật lịch sử biểu trong ba bài học trên.
- Kĩ năng:
+ HS có thể nêu lại các nội dung chính của Hiệp định Pa-ri.
+ Thuật lại cuộc kháng chiến của nhân dân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Cuộc họp đầu tiện của Quốc hội khóa VI.
+ Đưa ra được những ý nghĩa to lớn của các cuộc kháng chiến, hiệp định Pa-ri, cuộc bầu cử Quốc Hội khóa VI và cuộc họp đầu tiên của Quốc hội cho đất nước ta thời bấy giờ và có tác động với đất nước ta như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
+ Nhận biết các sự kiện và hiện tượng lịch sử ở ba bài này.
- Thái độ:
+ Ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử chống Mĩ cứu nước và việc thống nhất, xây dựng đất nước của ông cha ta.
+ Yêu quê hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc.
Chuẩn bị:
Chúng tôi đã chuẩn bị bài kiểm tra cho tất cả học sinh của hai lớp.
b) Tiến hành thực nghiệm
Tôi cho hai lớp làm bài trong vòng 20 phút. Tôi quan sát học sinh làm và thu bài khi hết giờ. Sau đó về chấm bài.
74 3.3.4. Kết quả
Sau khi chấm bài, tôi đã thống kê lai kết quả như sau:
Lớp đối chứng (5A3)
Điểm Giỏi
(9 - 10)
Khá (7 - 8)
Trung bình (5 - 6)
Yếu, kém (0 - 4)
Số học sinh 7 18 13 3
Tỉ lệ(%) 17.07 43.90 31.72 7.31
Lớp thực nghiệm (5A1)
Điểm Giỏi
(9 - 10)
Khá (7 - 8)
Trung bình (5 - 6)
Yếu, kém (0 - 4)
Số học sinh 15 22 6 0
Tỉ lệ(%) 34.89 51.16 13.95 0
Từ kiểm tra kết hợp với quan sát và trò truyện với một số học sinh trong các lớp 5 và từ việc đối chiếu với mục tiêu cần kiểm tra, đánh giá đã dề ra, tôi nhận thấy:
Lớp đối chứng: Với việc chỉ được học các kiến thức trong sách giáo khoa và tự làm thêm một số bài tập trong sách bài tập thì học sinh khi làm bài kiểm tra cũng không bỡ ngỡ khi có cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận.
Nhưng khi thực hiện các bài tập trong đề kiểm tra. Do học sinh giành ít thời gian cho việc học Lịch sử nên học sinh thường chỉ trả lời đúng các câu hỏi trong phần Trắc nghiệm gồm 5 câu. Nhưng một số học sinh còn nhớ nhầm một số ý nên thường làm sai ở câu 2, 4, 5.
Ở phần tự luận trong bài kiểm tra, yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi thì trong đó chỉ 5 học sinh trả lời chính xác, còn các học sinh khác còn nhớ nhầm hoặc không đưa ra được thời gian diễn ra sự kiện đó…và còn nhiều học sinh mắc phải lỗi dùng từ để diễn đạt, miêu tả ở câu 2.
75
Chính vì vậy, khi chấm điểm và tổng kết điểm cho học sinh lớp 5A3 thì chỉ có 7 em học sinh được điểm giỏi và cụ thể là các 6 em được điểm 9 và 1 học sinh được 10. Và có 18 em chiếm 43.90% học sinh được điểm khá và có 3 em học sinh được điểm dưới trung bình.
Lớp thực nghiệm: Vẫn với đề kiểm tra như trên, trong vòng 20 phút học sinh lớp 5A1 đều hoàn thành đúng thời gian. Do hệ thống bài tập được biên soạn dựa trên mục tiêu và nội dung của ba bài học và học sinh được tự học Lịch sử qua việc giáo viên tự biên soạn bài tập cho học sinh về nhà nên nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể đánh giá như sau:
Các em có tới 34.89% học sinh được điểm giỏi trong đó có 3 điểm 10, còn 12 điểm 9. Và học sinh lớp thực nghiệm chủ yếu là được điểm khá trong đó có 17 học sinh đượcc điểm 8, không có học sinh đạt điểm dưới trung bình.
Qua quá trình thực tế, điều tra, phân tích những kết quả ở trên, ta thấy: Học sinh lớp thực nghiệm ngoài thực hiện các bài tập trong SGK và vở bài tập, học sinh còn được thực hiện một số bài tập khác mà giáo viên xây dựng thì đạt điểm khá cao thì thực hiệm bài kiểm tra so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng, việc xây dựng thêm một số bài tập cho học sinh trong phần Lịch sử 5 sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách chắc chắn, và rèn luyện học sinh tự học một cách tích cực thông qua chủ động lĩnh hội tri thức qua việc thực hiện bài tập.
Tuy số thử nghiệm còn ít, số học sinh làm bài kiểm tra chỉ trong 2 lớp, số bài tập chưa nhiều song đã bước đầu kiểm chứng được tính hiệu quả, khả thi của hệ thống bài tập.
76