Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập
Để xây dựng được những bài tập hay, đảm bảo được việc dạy học hay kiểm tra, đánh giá học sinh thì quá trình xây dựng bài tập nói chung cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích và nội dung bài học.
37 Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng.
Bước 3: Xây dựng nội dung bài tập và các đáp án.
Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống bài tập.
Bước 5: Hoàn thành bài tập.
Bước 1: Xác định mục đích và nội dung bài học
Để xây dựng được bài tập, trước tiên cần phải xác định rõ mục tiêu và nội dung mà bài học cần đạt tới. Cần phải phân chia nội dung bài học thành nhiều nội dung cụ thể và xác định vai trò, nhiệm vụ của từng nội dung đó sao cho phù hợp nhất.
Chẳng hạn, trong phần Lịch sử có một số nội dung chính để xây dựng bài tập như sau:Các nhân vật lịch sử; các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng….;
thời gian diễn ra các sự kiện đó; thành tựu văn hóa, khoa học; ý nghĩa lịch sử;
nguyên nhân thắng lợi, thất bại.
Chính vì vậy, người biên soạn phải xác định rõ các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh cần đạt được khi học xong và thực hiện xong bài tập này.
Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng
Để xây dựng được một số hệ thống các bài tập có chất lượng cho học sinh thì giáo viên cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể.
Trong kế hoạch ta phải xác định rõ các nội dung chính của toàn bài học bao gồm các sự kiện, hiện tượng, nhân vât lịch sử và những mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, xã hội…) từ thế kỉ XIX cho đến nay.
Ngoài ra, trong kế hoạch chúng ta phải xác định rõ các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau bài học.
Căn cứ vào các nội dung, mục tiêu của bài học vừa xác định người biên soạn phải lựa chọn các hình thức bài tập phù hợp. Với các dạng bài tập kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh thì chúng ta nên sử dụng các bài tâp TNKQ, còn với
38
các bài tập kiểm tra cảm nghĩ, thái độ của học sinh với nội dung của bài học thì chúng ta thường sử dụng bài tập TNTL.
Bảng kế hoạch mẫu:
Nội dung Mục tiêu Bài tập
TNTL TNKQ
………. ……….. ……… ………
Bước 3: Xây dựng nội dung bài tập và các đáp án
Căn cứ vào bảng kế hoạch, người soạn sẽ xây dựng các bài tập phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học. Sau đó, người soạn sẽ xây dựng đáp án cho bài tập.
Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống bài tập
Kiểm tra lại bằng cách đối chiếu nội dung bài tập với mục đích tương ứng, người biên soạn nên đặt mình vào vị trí của học sinh khi thực hiện các bài tập này để kiểm tra xem ngôn ngữ sử dụng có phù hợp không? Cố gắng vận dụng những hiểu biết để phán đoán xem nội dung bài tập có thể kiểm tra, đánh giá được kiến thức, kĩ năng của học sinh không?
Để thực hiện dễ dàng việc đối chiếu, liên kết bài tập với mục tiêu kiểm tra, trước khi bài tập được mang ra sử dụng người biên soạn phải ghi chú thứ tự các mục tiêu cần kiểm tra vào từng câu trắc nghiệm.
Bước 5: Hoàn thành bài tập
Sau khi kiểm tra, giáo viên sẽ sửa những chỗ sai, bổ xung những phần thiếu để phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Và sau đó sẽ hoàn thành bài tập và đưa ra sử dụng.
Ví dụ:
Bài 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KÍ XX Bước 1. Xác định mục tiêu và nội dung bài học
Mục tiêu:
Sau bài học, giúp học sinh:
- Kiến thức
+ Những chuyển biến của xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
39 - Kĩ năng
+ Biết so sánh sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của nước ta trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược.
+ Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của xã hội).
- Thái độ:
+ Yêu quê hương, đất nước và truyền thống cách mạng của Việt Nam.
Nội dung bài học:
Nội dung bao trùm bài học là: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới tạo ra những thay đổi trong xã hội Việt Nam: Các giai tầng, tầng lớp mới ra đời: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức..
Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng
Nội dung Mục tiêu
Bài tập
TNTL TNKQ
Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
1. Biết được thực dân Pháp đã làm gì sau khi dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
2. Tìm hiểu những chính sách, mục đích bóc lột của thực dân Pháp trên đất nước ta.
3.So sánh các ngành kinh tế trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhận biết các ngành kinh tế mới xuất hiện đã làm xã hội Việt Nam thay đổi nhiều.
- TN nhiều lựa chọn
- TN điền khuyết
- TN nhiều lựa chọn
Những 1. Nhận biết các tầng lớp mới xuất - TN nhiều
40 thay đổi trong
xã hội Việt Nam cuối thế
kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
hiện trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thể kỉ XX.
2. Biết một số kiến thức về giai cấp công nhân: xuất thân, nguồn gốc, số lượng…
3. Nêu được cảm nghĩ, tình cảm của mình về đời sống người dân Việt Nam trong thời kì này.
- TNTL
lựa chọn.
- TN nhiều lựa chọn
Bước 3: Xây dựng bài tập và đáp án.
Xây dựng bài tập
Bài tập 1: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì?
a) Bắt tay vào đẩy mạnh khai khoáng, khôi phục nền sản xuất nông nghiệp.
b) Tăng cường buôn bán với nước ngoài.
c) Đặt ách thống trị và vơ vét tài nguyên khoáng sản của đất nước ta.
d) Đề ra các biện pháp để cải thiện đời sống cho nhân dân.
Bài tập 2: Hãy điền vào cột bên phải trong bảng dưới dây những thông tin cần thiết để thấy được mục đích của thực dân Pháp trong việc đẩy mạnh chính sách khai thác, bóc lột trên đất nước ta.
Các biện pháp tiến hành Mục đích
a. Đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản.
...
...
b. Xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt.
...
...
c. Cướp đất của nông dân. ...
d. Xây dựng đường ô tô, đường xe lửa. ...
41 Bài tập 3:
Sự xuất hiện của những ngành kinh tế mới đã làm xã hội Việt Nam có những thay đổi gì?
a) Một số ngừi làm ăn phát đạt trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.
b) Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành làm nảy sinh đông đảo viên chức, trí thức.
c) Thành thị phát triển, buôn bán mở mang, nảy sinh những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ.
d) Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
Bài tập 4:
Các thành phần mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
a) Nông dân, quan lại, công nhân.
b) Nhà buôn, chủ xưởng, công nhân.
c) Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, trí thức, viên chức.
d) Chủ đồn điền, nông dân, công dân, nhà buôn.
Bài tập 5:
1. Nguồn gốc, xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam là:
a) Nông dân mất ruộng đất, nghèo đói.
b) Viên chức bị sa thải.
c) Thợ thủ công không có việc làm.
d) Người buôn bán nhỏ bị phá sản.
2. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, số lượng công nhân nước ta là:
a) Khoảng 1 vạn công nhân c) Khoảng 5 vạn công nhân b) Khoảng 4 vạn công nhân d) Khoảng 10 vạn công nhân Bài tập 6:
Hãy nêu cảm nghĩ về đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Xây dựng đáp án Bài tập 1: Đáp án C
42 Bài tập 2:
a) ….. Để chở về Pháp hay bán cho các nước khác.
b) …..Được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, nhằm sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn hoặc phục vụ sinh hoạt của người Pháp tại Việt Nam.
c) ….. lập đồn điền trồng cao su, chè, cà phê.
d) ….. Thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán.
Bài tập 3:Đáp án D Bài tập 4: Đáp án C Bài tập 5:
1. Đáp án A 2. Đáp án C
Bài tập 6: Đời sống công nhân và nông nhân vô cùng cực khổ. Nông dân mất ruộng, nghèo đó vào làm việc cho các xưởng và trở thành công nhân với những đồng lương rẻ mạt.
Bước 3. Kiểm tra câu hỏi
Giáo viên kiểm tra lại bằng cách đối chiếu các câu hỏi và câu trả lời với mục tiêu và nội dung bài học. Cụ thể: Câu 1 đảm bảo mục tiêu 1 (nội dung 1), câu 2 đảm bảo mục tiêu 2(nội dung 1), câu 3 đảm bảo mục tiêu 3(nội dung 1), câu 4 đảm bảo mục tiêu 1(nội dung 2), câu 5 đảm bảo mục tiêu 2(nội dung 2), câu 6 đảm bảo nội dung 3(nội dung 2).
Bước 4.Hoàn thiện hệ thống bài tập
Sau khi kiểm tra lại, tôi nhờ sự góp ý của các thầy cô giáo xem hệ thống bài tập đã đạt yêu cầu hay chưa? Theo nhận xét của các thầy cô thì hệ thống bài tập trên đã đảm bảo chất lượng và đánh giá được các mục tiêu của bài học nên có thể đưa ra để dạy học.
Ví dụ 2: Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU Bước 1: Xác định mục tiêu, nôi dung bài học
43
Mục tiêu - Kiến thức:
+ Biết Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Phong trào Đông Du là phong trào yêu nước do Phan Bội Châu lãnh đạo nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
- Kĩ năng
+ Quan sát, thuật lại phong trào Đông Du trong sách giáo khoa.
+ Đặt câu hỏi trong quá trình học tập + Nhận biết được các sự kiện lịch sử.
- Thái độ
+ Ham học hỏi, tìm hiểu vầ các nhân vật, sự kiện lịch sử của đất nước.
+ Yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
+ Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của đất nước.
Nội dung bao trùm bài học là những kiến thức có liên qun đến Phan Bội Châu, một nhà yêu nước tiêu biểu của nước ta đầu thế kỉ XX. Và phong trào Đông Du do ông cổ động và tổ chức để đào tạo nhân tài cứu nước.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm
Nội dung Mục tiêu
Bài tập
TNTL TNKQ
Phan Bội Châu
1. Biết một số kiến thức về Phan Bội Châu: Thân thế, năm sinh, nơi sinh.
- Nhiều lựa chọn
Phong trào Đông du
1.Biết được chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
2. Biết được quá trình tổ chức phong trào Đông du
3. Thuật lại được diễn biến phong trào Đông du.Nêu được kết quả
- Ghép đôi
- Nhiều lựa chọn
- Điền khuyết
44 của phong trào Đông du.
4. Thể hiện tình cảm của mình với sự đóng góp của Phan Bội Châu và phong trào Đông du với cách mạng Việt Nam.
-TNTL
Bước 3: Xây dựng nội dung bài tập và đáp án
Xây dựng nội dung bài tập
Bài tập 1: Phan Bội Châu sinh năm nào? Ở đâu?
a) Phan Bội Châu sinh năm 1876 trong một gia đình viên chức ở Đông Liệt, Đông Sơn, Thanh Hóa.
b) Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình viên chức ở Đan Nhiệm(Xuân Hòa), Nam Đàn, Nghệ An.
c) Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình viên chức ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Bài tập 2: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện nhiều khuynh hướng cứu nước, giành đọc lập dân tộc. Hãy nối tên mỗi nhân vật lịch sử với một khuynh hướng cứu nước cho phù hợp.
1. Nguyễn Trường Tộ
2.Trương Định
3. Tôn Thất Thuyết
4. Phan Bội Châu
a) Dựa vào Nhật để xây dựng lực lượng đánh Pháp.
b) Canh tân đất nước để làm cho dân giàu, nước mạnh.
c) Khởi nghĩa vũ trang chống Pháp.
d) Lấy danh nghĩa nhà vua kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp.
A B
45
Bài tập 3: Phong trào Đông du được thành lập vào năm nào?
a) 1903 c) 1905 b) 1904 d) 1906
Bài tập 4: Ghi số thứ tự vào ô vuông sao cho phù hợp với quá trình tổ chức phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
a) Trở về nước vận động thanh niên sang Nhật học.
b) Cùng những người chung chí hướng lập ra hội Duy Tân.
c) Một số người Nhật nhận giúp đỡ đào tạo kĩ thuật và quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
d) Sang Nhật năm 1905 để tìm kiếm sự giúp đỡ.
e) Có 9 thanh niên cùng sang Nhật với Phan Bội Châu.
f) Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các thanh niên xuất ngoại vẫn hăng say học tập, mong mau chóng về giúp đất nước.
Bài tập 5: Hãy điền vào cột bên phải nội dung phù hợp với các mốc thời gian ở cột bên trái về diễn biến của phong trào Đông Du:
Thời gian Diễn biến
a) Năm 1904 b) Năm 1905 c) Năm 1908 d) Năm 1909
Bài tập 6: Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu trả lời đúng, S trước câu trả lời sai.
1. Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
a) Thực dân Pháp ra sức chống phá các phong trào cách mạng ở Việt Nam nên phong trào Đông du thất bại.
b) Thực dân Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du.
c) Phan Bội Châu và những người yêu nước bị chính phủ Nhật trục xuất về nước.
46
d) Nhật không muốn dạy cho người Việt về kĩ thuật và quân sự nên đã trục xuất Phan Bội Châu và những thanh niên yêu nước Việt Nam về nước.
e) Năm 1909, Phong trào Đông Du tan dã.
2. Phong trào Đông Du thất bại do:
a) Kinh phí không đủ để cho các thanh niên yêu nước đi học.
b) Phong trào Đông Du ngày càng lớn mạnh làm cho thực dân Pháp lo ngại, chúng câu kết với Nhật chống phá phong trào.
c) Càng ngày càng ít thanh niên muốn sang Nhật học
Bài tập 7: Vì sao những thanh niên Việt Nam ở Nhật Bản vẫn hăng say học tập trong điều kiện cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn?
Bài tập 8: Hãy nêu cảm nghĩ của em về những công lao của cụ Phan Bội Châu?
Xây dựng đáp án Bài tập 1: Đáp án B
Bài tập 2: 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
Bài tập 3: Đáp án B
Bài tập 4: 1 - b; 2 - d; 3 - c; 4 - a; 5 - e; 6 - f.
Bài tập 5:
a) Thành lập hội Duy Tân.
b) Phan Bội Châu sang Nhật Bản tìm kiếm sự giúp đỡ.
c) Nhận lệnh trục xuất Phan Bội Châu.
d) Phong trào Đông du tan dã.
Bài tập 6:
1. a - S 2. a - S b - Đ b - Đ c - Đ c - S d - S
e - Đ
Bài tập 7: Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các thanh niên xuất ngoại vẫn hăng say học tập, mong muốn mau chóng về cứu nước, giải phóng dân tộc.
47 4. Kiểm tra hệ thống bài tập
Kiểm tra lại câu trắc nghiệm bằng cách đối chiếu nội dung câu trắc nghiệm với mục tiêu tương ứng để biết bài trắc nghiệm có đáp ứng đầy đủ các nội dung đã đề ra hay không? Với 8 câu trắc nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, cụ thể như sau:
+ Biết một số kiến thức về Phan Bội Châu (câu 1)
+ Biết được chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu. (Câu 2)
+ Biết được quá trình tổ chức phong trào Đông Du (câu 3, câu 4, câu 7) + Thuật lại được diễn biến phong trào Đông Du.(câu 5)
+ Nêu được kết quả của phong trào Đông Du. (câu 6)
+ Thể hiện tình cảm với sự đóng góp của Phan Bội Châu (câu 8) 5. Hoàn thành hệ thống bài tập
Sau khi kiểm tra lại các câu trắc nghiệm, tôi nhờ sự góp ý của các thầy cô để đánh giá các bài tập trắc nghiệm đã đạt yêu cầu hay chưa? Theo nhận xét của các thầy cô, những bài tập trắc nghiệm trên đều đảm bảo chất lượng và đánh giá được mục tiêu của bài học nên có thể đưa ra sử dụng trong dạy học.