Nhận thức của giáo viên về bài tập và việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí 5

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập để dạy học phần lịch sử trong môn lịch sử và địa lí lớp 5 (Trang 36 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Nhận thức của giáo viên về bài tập và việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí 5

1.2.2.1. Nhận thức của giáo viên về bài tập trong dạy học phần Lịch sử 5

Trước tiên, chúng tôi tiến hành điều tra sự hiểu biết của các giáo viên trong trường về bài tập. Để được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò truyện với 21 giáo viên trong trường.

Nội dung phiếu điều tra: Câu 3 (phụ lục1)

30 Kết quả điều tra như sau:

Biểu đồ 2: Nhận thức của giáo viên về bài tập

Qua biểu đồ ta thấy, các giáo viên cũng có những hiểu biết nhất định về bài tập. Trong số đó có tới 61.91% giáo viên hiểu đúng về định nghĩa bài tập, tuy nhiên trong đó vẫn còn 23.81% giáo viên vẫn chưa hiểu đầy đủ về bài tập. Sự định nghĩa chưa đúng và đầy đủ của giáo viên là do sự hiểu biết và nắm vững của giáo viên về vai trò của bài tập trong dạy học còn chưa đúng, các giáo viên luôn cho rằng bài tập chỉ là những câu hỏi giáo viên giao cho học sinh để học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành câu hỏi đó, mà giáo viên không chú ý đến những câu hỏi mà giáo viên sử dụng để hình thành kiến thức cho học sinh cũng được coi là bài tập. Đây là một hạn chế xảy ra không chỉ ở trường Tiểu học mà chúng tôi tiến hành điều tra mà còn diễn ra ở nhiều trường Tiểu học khác. Vì vậy, muốn vận dụng thành công bài tập trong dạy học, giáo viên cần phải hiểu rõ định nghĩa về bài tập và vai trò của chúng trong dạy học.

Sau khi điều tra về sự hiểu biết của giáo viên về định nghĩa bài tập. Chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra về mức độ vận dụng của bài tập trong dạy học theo câu hỏi 4 (phụ lục1). Kết quả thu được như sau: Hết các giáo viên thường sử dụng bài tập trong tất cả các khâu học tập của học sinh như kiểm tra, đánh giá; tự học;

31

dạy bài mới. cụ thể: có đến 100% giáo viên sử dụng bài tập trong kiểm tra, đánh gia và tự học cho học sinh. Còn 85% giáo viên sử dụng bài tập trong dạy bài mới cho học sinh. Từ đó ta thấy, hầu hết các giáo viên đã biết sử dụng bài tập trong tất cả các hoạt động để hình thành kiến thức và vận dụng kiến, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra.

Để tìm hiểu kĩ hơn về sự hiểu biết về bài tập của giáo viên, chúng tôi tiếp tục điều tra về sự phân loại bài tập của giáo viên. Chúng tôi tiến hành theo câu hỏi 5 (phụ lục 1).

Kết quả điều tra như sau:

Biểu đồ 3: Nhận thức của giáo viên về phân loại bài tập

Nhìn vào biều đồ trên ta thấy, các giáo viên có quan niệm rất khác nhau về phân loại bài tâp. Nhưng chiếm phần đa là có tới 47.62% giáo viên chia bài tập thành 2 dạng chính là BTTL và BTTN. Trong khi đó có tới 33.33% giáo viên cũng chia bài tập thành 2 loại nhưng là bài tập vận dụng kiến thức vừa học và bài tập mở rộng cho kiến thức đó. Ngoài ra, 19.05 % giáo viên chọn các loại bài tập chỉ gồm bài tập nhiều lựa chọn, bài tập ghép đôi, bài tập điền khuyết, bài tập đúng sai. Đây là một cách chia chưa đầy đủ vì đây chỉ là các loại bài tập khách quan. Từ thực trạng trên ta thấy, hầu như các giáo viên phải chưa thật sự chú ý vào việc phân loại

32

các bài tập. Vì vậy để hiểu hơn về bài tập, giáo viên cần phải nắm vững về việc phân loại bài tập và đặc điểm của từng tiểu loại nhỏ để vận dụng các bài tập một cách triệt để hơn.

1.2.2.2. Thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí 5

Như trên ta đã điều tra, khảo sát: có tới 100% giáo viên sử dụng bài tập trong kiểm tra, đánh giá và tự học của học sinh. Vì vậy ta có thể nói, bài tập là một công cụ phổ biến, phù hợp để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy với việc phân loại bài tập thành 2 loại BTTL bài BTTN thì mức độ giáo viên sử dụng trong kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào? Tôi tiến hành điều tra thực trạng này qua câu hỏi câu 6 (phụ lục 1). Kết quả điều tra như sau:

Mức độ

Bài tập Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

BTTL 83.33% 16.6% 0% 0%

BTTN 33.33% 50% 0% 16.67%

Bảng 2: Mức độ sử dụng hai loại bài tập trong kiểm tra, đánh gia phần Lịch sử 5 Để tiến hành điều tra thực trạng này tôi tiến hành điều tra 6 thầy (cô) chủ nhiệm của khối 5, trường Tiểu học Đống Đa và thấy rằng: hầu như các thầy cô vẫn sử dụng nhiều bài tập tự luận trong kiểm tra, đánh giá học sinh trong phần Lịch sử, có tới 83.33% giáo viên thường xuyên sử dụng. Kết hợp với phiếu điều tra, tôi kết hợp với trò truyện, trao đổi với các thầy cô, chúng tôi được biết phần lớn các thầy cô đều biết hiệu quả mà bài tập trắc nhiệm mang lại song khi cho học sinh kiểm tra, đánh giá bằng những bài tập này thì việc chuẩn bị, lựa chọn mất rất nhiều thời gian, còn nếu lấy các bài tập trong vở thì không đánh giá thực chất được các em và chưa đáp ứng đủ kiến thức cần kiểm tra. Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất của các thầy cô là các bài tập tự luận.

Nhưng muốn kiểm tra, đánh giá phong phú kiến thức của học sinh thì các giáo viên nên kết hợp bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận trong kiểm tra, đánh giá

33

học sinh trong phần Lịch sử 5 nói riêng và các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung.

Việc vận dụng các bài tập trong dạy học được mọi người rất chú trọng vì đây là những câu hỏi định hướng học sinh tìm ra kiến thức mới và thực hành lại những kiến thức mới đó. Do đó, để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các bài tập đó như thế nào? Thì chúng tôi tiếp tục điều tra mức độ sử dụng các tài liệu về bài tập trong phần Lịch sử 5 qua hai câu hỏi 7(phụ lục1).

Kết quả điều tra như sau:

Tài liệu Vở bài tập Lịch sử

5 Sách tham khảo Tự biên soạn

Tỉ lệ (%) 100 30 15

Bảng 3: Mức độ sử dụng các tài liệu về bài tập trong dạy học phần Lịch sử 5.

Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: 100% giáo viên sử dụng những bài tập trong vở bài tập và rất ít giáo viên dành thời gian tự biên soạn câu hỏi cho phù hợp với lớp học và bài dạy chỉ chiếm 15%.

Cũng theo kết quả điều tra có tới 65% các thầy cô cho rằng các bài tập trong sách tham khảo trên thị trường hiện nay bên cạnh một số bài phù hợp vẫn có nhiều bài không phù hợp với thực tế đối tượng học sinh lớp mình đang dạy, có khoảng 5%

ý kiến cho là chưa phù hợp và 30% cho là đã phù hợp. Thực tế cho thấy việc áp dụng các bài tập trong dạy học còn phải căn cứ vào nhiều điều kiện như: thực tế cuộc sống, nơi học sinh ở, vốn sống và hiểu biết của các em…Vì vậy việc mỗi giáo viên tự biên soạn hệ thống câu hỏi dành riêng cho các đối tượng học sinh lớp mình sao cho phù hợp là rất cần thiết.

34

Chương 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập để dạy học phần lịch sử trong môn lịch sử và địa lí lớp 5 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)