So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập để dạy học phần lịch sử trong môn lịch sử và địa lí lớp 5 (Trang 29 - 32)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1.5. So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

a. Những điểm tương đồng giữa bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập trắc nghiệm tự luận

Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng của học sinh mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.

Dù là trắc nghiệm hay tự luận, tất cả đều có thể được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: Hiểu biết các nguyên lí, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong công việc giải quyết vấn đề.

Cả hai loại trắc nghiệm hay tự luận đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan.

Nhưng thực tế, trắc nghiệm khách quan còn ít sử dụng trong kiểm tra, đánh giá ở nhà trường. Vì vậy, hiện nay trong các nhà trường muốn dạy học đạt kết quả tốt thì giáo viên cần phải biết kết hợp hai dạng bài tập trên trong dạy học.

b. Những điểm khác nhau giữa bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập trắc nghiệm tự luận

Bảng 1: So sánh ưu điểm phương pháp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

Vấn đề so sánh Ưu thế thuộc về

TNKQ TNTL

Ít tốn công ra đề +

Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là khả

năng diễn đạt tư duy hình tượng. +

23

Đề thi bao quát được phần lớn nội dung học tập +

Ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ. +

Ít tốn công chấm thi và khách quan trong chấm thi. + Áp dụng công nghệ mới trong chấm thi và phân tích

kết quả thi. +

Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý. +

Khuyến khích sự suy nghĩ đôc lập của cá nhân. +

Dấu (+) để chỉ ưu thế thuộc về phương pháp đó.

Để phân biệt trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, ta tìm hiểu bảng so sánh sau:

Bảng 2: So sánh TNKQ và TNTL

Đặc điểm TNKQ TNTL

Khả năng đo được

- HS chọn câu đúng nhất trong số các phương án trả lời cho sẵn, hoặc viết thêm một từ đến một câu để trả lời.

- Có thể đo được những khả năng suy luận như sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt.

- Có thể kiểm tra và đánh giá kiến thức của HS về các sự kiện một cách hữu hiệu.

- HS có thể tự diễn đạt tư tưởng, câu văn nhờ kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có.

- Có thể đo lường khả năng suy luận như sắp xếp ý tưởng, suy diễn, so sánh…

- Không đo lường kiến thức về những sự kiện một cách hữu hiệu.

Lĩnh vực kiểm tra,

- Có thể bao quát nhiều lĩnh vực rộng rãi trong mỗi bài thi. Với

- Có thể kiểm tra, đánh giá được một lĩnh vực nhỏ trong

24 đánh giá. nhiều câu hỏi bao quát khắp nội

dung, chương trình giảng dạy, độ tin cậy của TNKQ tăng lên.

mỗi bài thi. Các câu trả lời thường dài, tốn thời gian, nên trong khoảng thời gian hạn định một bài thi chỉ có thể gồm một ít câu hỏi.

Ảnh hưởng đối với HS

- Khuyến khích HS phát triển kiến thức hiểu biết về các vấn đề riêng biệt và phân biệt giữa chúng. Nếu được thiết kế tốt có thể khuyến khích phát triển các kĩ năng suy luận ở mức độ cao hơn.

- Khuyến khích HS phát triển khả năng tổ chức, sắp xếp và cách trình bày các ý tưởng một cách có hiệu quả

Việc soạn thảo đề thi

- Có thể viết nhiều câu hỏi cho mỗi bài kiểm tra hay bài thi.

- Việc soạn thảo rất công phu, mất nhiều thời gian.

- Chỉ cần viết một số ít câu hỏi cho mỗi bài kiểm tra hay bài thi.

- Việc soạn thảo nhanh chóng không mất nhiều thời gian.

Cách cho điểm

- Khách quan, đơn giản và ổn định.

- Chủ quan, khó và ít ổn định.

Những yếu tố làm sai lệch điểm

- Khả năng đọc, hiểu, phán đoán. - Khả năng viết, cách thể hiện, diễn đạt.

Từ bảng so sánh trên, ta thấy được TNKQ và TNTL đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Và đặc biệt với hai loại bài tập này thì một phần ưu điểm của TNKQ sẽ là phần hạn chế của TNTLvà ngược lại, ưu điểm của TNTL sẽ là một phần hạn chế của TNKQ. Vì vậy, trong dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất, các giáo viên nên kết hợp cả TNKQ và TNTL để dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

25

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập để dạy học phần lịch sử trong môn lịch sử và địa lí lớp 5 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)