Trí nhớ không chủ định

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh lớp 4 (Trang 26 - 32)

Để khảo sát và đánh giá trí nhớ không chủ động của học sinh lớp 4, chúng tôi căn cứ vào những tri thức mà học sinh nhớ lại đ-ợc sau mỗi tiết học và sau khi giải bài tập.

Cách tiến hành cụ thể nh- sau:

2.1.1. Điều tra trí nhớ không chủ định của học sinh thông qua dự giờ.

Để điều tra trí nhớ không chủ định chúng tôi đã tiến hành dự 6 tiết dạy bài mới (3 tiết Tiếng Việt, 3 tiết Toán) ở lớp 4A1 tr-ờng Tiểu học Phù Lỗ A và ghi 6 biên bản của 6 tiết. Sau mỗi tiết dự giờ chúng tôi soạn bài tập d-ới dạng câu hỏi để kiểm tra học sinh nhớ lại những tri thức của tiết học. Yêu cầu học sinh ghi ra giấy những tri thức đã nhớ và sau đó giáo viên thu lại chấm theo thang điểm 10, quy số liệu (điểm của học sinh) ra phần trăm và lập bảng số liệu.

Sau khi dự 6 tiết Toán và Tiếng Việt, kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi

đ-ợc ghi trong phiếu bài tập chúng tôi thu lại đ-ợc kết quả nh- sau:

Bảng 1: Trí nhớ không chủ định của học sinh lớp 4 ở môn Tiếng Việt

§iÓm 9-10 7-8 5-6 3-4 <3

Số học sinh 10 19 4 2 1

PhÇn tr¨m 27.78% 52.78% 11.11% 5.56% 2.77%

Dựa vào số liệu trên ta thấy số học sinh nhớ đầy đủ l-ợng tri thức của tiết Tiếng Việt chiếm tỉ lệ ch-a cao: chiếm khoảng 27.78% (10 HS). Biểu hiện là các em không những biết đ-ợc ý kiến chung cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ; còn Cô-pec-nich và Ga-li-lê cho rằng chính mặt trời mới là trung tâm;

và Ga-li-lê đã viết sách nhằm cổ vũ cho ý kiến của Cô-pec-nich mà các em còn nhớ đ-ợc lòng dũng cảm của Cô-pec-nich và Ga-li-lê đ-ợc thể hiện ở chỗ kiên quyết bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý cho dù bị vào tù.Tuy nhiên các em vẫn mắc những thiếu sót trong khâu trình bày nh- cách trả lời vẫn ch-a ngắn gọn, câu văn r-ờm rà lủng củng.

Trong khi đó, số học sinh nhớ không đầy đủ l-ợng tri thức chiếm tới 69.45% (25 HS). Thông qua các phiếu bài tập đã thu thập đ-ợc, chúng tôi thấy

rằng: Hầu hết các em biết đ-ợc ý kiến chung lúc bấy giờ; ý kiến của Cô-pec-nich và Ga-li-lê nh-ng các em ch-a nêu đ-ợc điểm khác nhau nổi bật

giữa hai ý kiến đó; và phần lớn các em không nêu đ-ợc lòng dũng cảm của hai nhà khoa học. Biểu hiện là các em nhớ không đầy đủ các dữ kiện hoặc nhớ

đầy đủ nh-ng lại không biết chắp nối các dữ kiện để rút ra câu trả lời hoặc trả

lời r-ờm rà không đúng trọng tâm. Điều này có một phần nguyên nhân là do trong quá trình giảng dạy giáo viên ch-a chú ý khắc sâu nội dung, ý nghĩa của mỗi câu trả lời trong phần tìm hiểu bài bằng cách liên hệ, mở rộng (VD: Lòng dũng cảm của Cô-pec-ních và Ga-li-lê có đóng góp gì cho nhân loại ?...), ch-a yêu cầu học sinh sử dụng ngôn ngữ nói theo ý hiểu của mình. Vì vậy học sinh chỉ chú ý tìm trong đoạn vừa đọc những từ ngữ, chi tiết liên quan đến câu hỏi và trả lời bằng cách nhắc lại chính các từ ngữ, chi tiết ấy. Vì ngôn ngữ diễn

đạt của học sinh còn hạn chế, khả năng chú ý khái quát ý còn thấp nên khi thoát ly khỏi văn bản học sinh còn lúng túng, không trả lời đ-ợc, hoặc trả lời

đ-ợc thì lại thiếu và không chính xác, do đó mức độ nắm vững tri thức của học sinh sau tiết học không cao.

Và có 2.77% (1 HS) không nhớ tri thức vừa học, các em còn nhầm lẫn giữa ý kiến chung lúc bấy giờ và ý kiến của hai nhà khoa học nên không phân biệt đ-ợc sự khác nhau giữa hai ý kiến đó; từ đó cũng không nêu đ-ợc lòng dũng cảm của hai nhà khoa học đ-ợc thể hiện ở chỗ nào? Đó là em Hải Đăng,

do trong giờ học em không chú ý nghe giảng nên không thể nhớ đ-ợc những dữ kiện từ đó mà kết quả bài làm của em không cao.

Bảng 2: Trí nhớ không chủ định của học sinh lớp 4A1 ở môn Toán

§iÓm 9-10 7-8 5-6 3-4 <3

Số học sinh 12 13 6 3 2

PhÇn tr¨m 33.33% 36.11% 17.14% 7.7% 5.72%

Qua bảng số liệu ta thấy số l-ợng học sinh nhớ đầy đủ tri thức sau tiết học của môn Toán cao hơn so với môn Tiếng Việt vì một phần là do đặc tr-ng của môn học mang tính thực hành nhiều hơn. Trong tiết học Toán học sinh

đ-ợc làm việc nhiều hơn. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức mới ngay trong tiết dạy bài mới để học sinh “học qua làm”. Từ đó giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới bằng cách giáo viên sử dụng các bài tập trong Toán 4 để tổ chức cho học sinh tự làm bài theo năng lực của mình.

Song xét trên tổng số học sinh thì chỉ có

3

1 tổng số học sinh tái hiện lại

đ-ợc tri thức của tiết học một cách đầy đủ. Các em nêu đ-ợc đặc điểm của hình thoi, quy tắc tính diện tích hình thoi và biết áp dụng quy tắc ấy để giải các bài tập 3, bài tập 4.

Có tới 19 HS (chiếm khoảng 53.25%) có điểm khá và trung bình.

Những bài này lại rơi vào tr-ờng hợp các em không nhớ đ-ợc chính xác đặc

điểm của hình thoi và quy tắc tính diện tích hình thoi nh-ng đa số các em lại

áp dụng đ-ợc công thức tính diện tích hình thoi để làm bài tập. Thực trạng này một phần nguyên nhân là do ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ của các em còn hạn chế, việc ghi nhớ công thức th-ờng dễ dàng hơn quy tắc. Và ở môn Toán thì các em đã đ-ợc thực hành ngay trong tiết học bài mới hay chính các em đã

biết cách tính diện tích hình thoi rồi.

Có 5 HS (chiếm tới 13,42%) có điểm d-ới trung bình. Đó là những học sinh yếu kém, trong lớp lại không chú ý nghe giảng. Các em nêu ch-a chính xác hoặc không nêu đ-ợc đặc điểm của hình thoi, quy tắc tính diện tích của hình thoi; không biết áp dụng quy tắc, công thức để tính diện tích hình thoi hoặc biết áp dụng nh-ng tính toán lại sai.

Căn cứ vào biên bản dự giờ chúng tôi thấy trong quá trình cung cấp tri thức giáo viên ch-a chú ý khắc sâu, nhấn mạnh từng b-ớc hình thành kiến thức đặc biệt là các b-ớc hình thành công thức và qui tắc tính diện tích hình thoi, vì vậy học sinh vẫn nhầm lẫn cách tính diện tích của hình thoi với các hình khác. Ví dụ ở các b-ớc này giáo viên nên cho học sinh tự rút ra quy tắc và công thức tính đồng thời yêu cầu học sinh học thuộc ngay tại lớp khi đó tri thức mới đ-ợc khắc sâu và nhấn mạnh.

Tổng hợp bảng 1 và bảng 2 ta có đ-ợc kết quả nh- sau:

Bảng 3: Trí nhớ không chủ định của học sinh lớp 4 Kết quả

(%)

9-10 7-8 5-6 3-4 ≤3

30.555 44.445 14.125 6.63 4.245

Qua bảng 3 ta thấy mức độ nắm vững tri thức bằng cách ghi nhớ không chủ định của học sinh sau mỗi tiết học ch-a cao (30.555%). Đối với học sinh tiểu học, khả năng tự làm việc với tài liệu học tập là rất kém nên cần phải có sự h-ớng dẫn của ng-ời thầy.

Ví dụ: Học sinh có thể tự tìm ra đ-ợc 2 số là 5 và 40 khi biết tổng của hai số là 45 và tỉ số của hai số là

8

1 nh-ng không tự rút ra đ-ợc các b-ớc chung khi giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số” là:

B-ớc 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.

B-ớc 2: Tìm tổng số phần bằng nhau.

B-ớc 3: Tìm số bé = Giá trị của một phần x số phần của số bé.

B-ớc 4: Tìm số lớn bằng cách :

+ Cách 1 : Số lớn bằng giá trị của một phần x số phần của số lớn.

+ Cách 2 : Số lớn = Tổng – số bé.

Nh- vậy, nếu trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng ph-ơng pháp dạy học và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học không hợp lý, thiếu đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học không đúng chỗ, cách diễn đạt rời rạc, thiếu cảm xúc... thì sẽ không thu hút đ-ợc sự tập trung chú ý cao độ, không gây ấn t-ợng cảm xúc mạnh đối với học sinh, không tạo ra hứng thú sâu sắc với môn học, giáo viên không tách đ-ợc cái chủ yếu, quan trọng của bài học

để tổ chức cho học sinh ghi nhớ, nắm chắc kiến thức quan trọng đó, học sinh ít suy nghĩ về tài liệu học tập mới để chủ động chiếm lĩnh tri thức. Do vậy học sinh khó có thể ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học sẽ trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Sự ghi nhớ không chủ định giúp học sinh có thể nhớ nhanh, nhớ sâu và tốn ít năng l-ợng, việc học trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục ng-ời thầy cần lựa chọn sử dụng kết hợp các ph-ơng pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý để tạo ra một ph-ơng pháp dạy học tối -u nhất phù hợp với đối t-ợng học sinh của mình để nâng cao khả năng ghi nhớ không chủ định của học sinh nhằm phát huy đ-ợc những đặc điểm tích cực của hình thức ghi nhớ này.

2.1.2. Điều tra trí nhớ không chủ định qua hành động giải bài tập của học sinh.

Để điều tra mức độ nắm vững tri thức của học sinh sau khi giải bài tập bằng cách ghi nhớ không chủ định, căn cứ vào ch-ơng trình toán 4 chúng tôi

đã soạn một số bài tập và chia làm 2 loại (mỗi loại 4 bài tập) nh- sau:

* Loại bài tập 1: Loại bài tập có sẵn lời văn.

Cách tiến hành kiểm tra với loại bài tập này:

- Giáo viên viết 4 bài tập lên bảng, học sinh giải bài này vào giấy.

- Sau đó giáo viên thu và xoá bảng, yêu cầu học sinh nhớ lại các số đã

đ-ợc đ-a vào trong dữ kiện mỗi bài tập và ghi ra giấy. Sau đó giáo viên thu lại, xử lý và đánh giá theo tiêu chuẩn quy định.

* Loại bài tập 2: Loại bài toán đ-a ra d-ới dạng tóm tắt.

Cách tiến hành kiểm tra với loại bài tập này:

- Giáo viên chép 4 bài tập tóm tắt lên bảng.

- Yêu cầu học sinh lập bài toán có lời văn đúng với tóm tắt của bài, sau

đó học sinh giải, giáo viên xoá bảng và thu lại. Yêu cầu học sinh nhớ lại các số đã đ-ợc đ-a vào trong dữ kiện của mỗi bài tập và ghi ra giấy. Sau đó giáo viên thu lại để xử lý và đánh giá theo tiêu chuẩn sau:

*Tiêu chuẩn đánh giá:

- Nhớ đúng đ-ợc 8-10 số: Nhớ đầy đủ các dữ kiện - Nhớ đúng d-ới 8 số : Nhớ không đầy đủ dữ kiện - Nhớ sai tất cả các số : Nhớ sai.

Bảng 4: trí nhớ không chủ định của học sinh lớp 4 Kết quả

Bài tập

Nhớ đầy đủ các dữ kiện

Nhớ không đủ các dữ

kiện

Nhí sai

Loại 1 30.56%

(11 HS)

66.67%

(24 HS)

2.77%

(1 HS)

Loại 2 58.33%

(21 HS)

38.89%

(14 HS)

2.78%

(1 HS)

Qua bảng trên cho thấy, số l-ợng học sinh nhớ đ-ợc đầy đủ các số đã

đ-ợc đ-a vào trong dữ kiện của bài toán của bài tập 2 (loại bài toán đ-ợc đ-a d-ới dạng tóm tắt) chiếm tỉ lệ cao hơn (58.33%) so với loại 1 (loại bài toán có sẵn lời văn) chiếm (30.56%). Sở dĩ có đ-ợc kết quả nh- vậy là do đối với loại bài tập 2, học sinh phải dựa trên số liệu của phần tóm tắt để đặt lời cho phù hợp với bài toán, tức là học sinh phải thêm một b-ớc, thêm một thao tác với

nội dung của tài liệu tr-ớc khi bắt tay vào giải bài tập đó, vì vậy việc ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định sẽ dễ dàng, tự nhiên và hiệu quả hơn.

Nh- vậy nếu nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành

động thì khả năng ghi nhớ không chủ định sẽ đạt đ-ợc hiệu quả cao. Do học sinh phải t- duy về tài liệu mới thì việc ghi nhớ tài liệu đó sẽ diễn ra một cách không chủ định trong chính quá trình t- duy của học sinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh lớp 4 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)