Để đánh giá mức độ ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 4, căn cứ vào nội dung của ch-ơng trình Tiếng Việt 4; căn cứ vào nội dung của ch-ơng trình toán 4, đặc tr-ng của dạng toán 4 về dãy số đó là tính quy luật và việc áp dụng các ghi nhớ ý nghĩa sẽ đem lại kết quả chính xác, rõ ràng hơn ghi nhớ máy móc khi gặp dạng toán này. Chúng tôi đã xây dựng một số bài tập để kiểm tra học sinh.
Cách tiến hành điều tra đối với loại bài tập này nh- sau:
* Đối với môn Toán:
- Học sinh ghi ra giấy phần trả lời các câu hỏi của bài tập.
- Sau đó giáo viên thu lại, phân tích số liệu theo các loại sau:
+Số học sinh học thuộc từng số hạng bằng ghi nhớ máy móc.
+Số học sinh học thuộc dãy số bằng cách tìm ra các số hạng liên tiếp cách nhau 4 đơn vị để nhớ (ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp).
+Số học sinh tìm ra công thức để nhớ dãy số : 4n+1 ;n≥1 (ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao).
Bảng 5: kết quả ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 4 Loại Ghi nhớ máy móc Ghi nhớ ý nghĩa
ở mức độ thấp
Ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp
Kết quả 10 (HS) 21 (HS) 5 (HS)
27.78% 58.33% 13.89%
Qua điều tra trí nhớ có chủ định của học sinh thông qua môn Toán cho thấy một số học sinh đã biết sử dụng biện pháp ghi nhớ ý nghĩa, nh-ng tỉ lệ này không cao (13.89%) và chủ yếu ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp (VD: Số hạng đằng sau bằng số hạng đứng liền tr-ớc cộng thêm 4 đơn vị), còn một số học sinh vẫn dùng cách ghi nhớ máy móc bằng cách đọc nhiều lần để thuộc nội dung tài liệu chứ ch-a có thói quen và không nắm đ-ợc cách ghi nhớ một dãy số là phải dựa vào công thức, quy luật của dãy số đó. Do vậy học sinh không thể nhớ chính xác và đầy đủ nội dung của tài liệu học tập cũng nh- gặp không ít khó khăn khi giải dạng bài tập này và những dạng toán khác vì ghi nhớ ý nghĩa còn yếu lại ch-a đ-ợc chú ý, rèn luyện.
Căn cứ vào số liệu và phân tích trên đây ta thấy học sinh lớp 4 khả năng ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao vẫn còn thấp, và vẫn còn nhiều học sinh ghi nhớ máy móc tài liệu học tập.
* Để điều tra ghi nhớ theo “điểm tựa” của học sinh lớp 4 chúng tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng một bài thơ.
Yêu cầu học sinh : - Tìm hiểu bài : tìm nghĩa từ mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Phân chia tài liệu thành các đoạn.
- Đặt cho mỗi đoạn một tên gọi thích hợp (đây là những điểm tựa tái hiện nội dung từng đoạn sau này).
- Nối liền những điểm tựa trong bài, nghĩa là lập dàn ý bao quát toàn bài.
Kết quả thu đ-ợc nh- sau :
Bảng 6. Kết quả ghi nhớ theo điểm tựa của học sinh lớp 4
Loại Không lập dàn bài để ghi nhớ Lập dàn bài để ghi nhớ
Kết quả 72.22% 27.78%
26(HS) 10 (HS)
Từ bảng số liệu ta thấy đa số học sinh không lập dàn bài để ghi nhớ tài liệu, tỉ lệ này chiếm tới 72.22%. Biểu hiện là các em học thuộc đ-ợc bài thơ, trả lời đ-ợc các câu hỏi trong SGK, nh-ng khi phân chia tài liệu thành các
đoạn, đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp và lập dàn ý bao quát toàn bài thì
các em còn lúng túng và nhiều em ch-a làm đ-ợc đặc biệt là đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp và lập dàn ý bao quát. Trong khi đó, số học sinh lập dàn bài
để ghi nhớ tài liệu chỉ chiếm có 27.78%. Biểu hiện là các em không những học thuộc bài thơ, trả lời đ-ợc các câu hỏi trong SGK, phân chia tài liệu thành các đoạn mà các em còn biết đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp (những điểm tựa) và nối liền những điểm tựa đó thành dàn ý bao quát toàn bài. Thực trạng trên là do giáo viên ch-a chú ý hình thành và rèn luyện các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh, vì ngôn ngữ diễn đạt của học sinh còn hạn chế và khả
năng chú ý khái quát ý còn thấp. Hơn nữa các em ch-a thực sự thông hiểu nội dung tài liệu nên chỉ ghi nhớ một cách máy móc. Nhiệm vụ đặt ra cho ng-ời giáo viên là phải tổ chức giờ học sao cho phát huy đ-ợc tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh, các em chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức từ đó hiểu mà ghi nhớ; yêu cầu học sinh khái quát quát nội dung tài liệu, nói theo ý hiểu của mình…; hình thành cho các em các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa.
Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh học thuộc bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, học sinh phải biết phân chia bài thơ thành 4 đoạn (mỗi đoạn là một khổ thơ). Sau đó đặt tên cho mỗi đoạn nh- sau:
Đoạn 1: Sự bình thản, ung dung của ng-ời chiến sĩ lái xe Tr-ờng Sơn Đoạn 2: Tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe Tr-ờng Sơn
Đoạn 3: Thái độ coi th-ờng khó khăn gian khổ của các chiến sĩ Đoạn 4: Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
Các tên gọi trên chính là các “điểm tựa”, từ đó học sinh biết nối liền những
“điểm tựa” này thành dàn ý bao quát của bài thơ. Việc ghi nhớ bài thơ sẽ dựa vào dàn ý này.
Đối với việc ghi nhớ các định nghĩa, công thức, quy tắc thì học sinh sử dụng ph-ơng pháp ghi nhớ máy móc là chủ yếu, các em th-ờng đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần để thuộc. Nguyên nhân là do các định nghĩa, công thức, quy tắc là những cái chuẩn mực, đòi hỏi phải chính xác về mặt câu chữ. Tuy nhiên nếu không hiểu bản chất của tài liệu thì việc ghi nhớ tài liệu sẽ trở nên khó khăn. Do vậy giáo viên cần hình thành các ph-ơng pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh. Đối với các định nghĩa, công thức, quy tắc giáo viên nên h-ớng dẫn học sinh tiến hành các thao tác t- duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu t-ợng hoá và khái quát hoá tài liệu học tập đồng thời cũng là quá trình ghi nhớ tài liệu học tập đó. Trên cơ sở thông hiểu các định nghĩa, công thức, quy tắc,…việc ghi nhớ chính xác nó bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: Khi học bài “Giới thiệu hình thoi”, giáo viên cho học sinh so sánh hình thoi và hình bình hành từ đó thấy đ-ợc hình thoi là một hình bình hành đặc biệt. Do đó đặc điểm của hình thoi giống hình bình hành là có hai cặp cạnh đối diện song song; và điểm khác nhau là hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau còn hình thoi có bốn cạnh bằng nhau. Từ đó học sinh khắc sâu được đặc điểm của hình thoi: “Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau”.