Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 42 - 52)

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BTTH TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH trong hoạt động tố tụng hình sự

2.1.2. Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước qui định cụ thể từng loại thiệt hại được bồi thường bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 45), thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 46), thiệt hại do tổn thất về tinh thần (Điều 47), thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 48), thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ (Điều 49), trả lại tài sản ( Điều 50), khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Thời gian qua các cơ quan tư pháp đã thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật về giải quyết yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, cần nhận thức đúng và đầy đủ các qui định của pháp luật trong quá trình xác minh thiệt hại. Đây là vấn đề mấu chốt có tính quyết định cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại. Mặt khác, quy định kiểu “khoán trắng” nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế thuộc về người bị thiệt hại (giống như tố tụng dân sự) trong điều kiện mặt bằng dân trí còn chênh lệch, việc lưu giữ hồ sơ, giấy tờ cá nhân chưa trở thói quen của một bộ phận người dân như hiện nay, hầu như đặt người dân vào vị trí bị động, bất lợi. Trường hợp không chứng minh được các thiệt hại của mình, ngay cả khi giấy tờ, tài liệu đã bị mất do bị cơ quan nhà nước tịch thu, tiêu huỷ hoặc làm thất lạc thì thiệt hại cũng không được bồi thường. Đồng thời, không nên đồng nhất tính chất giải quyết bồi thường Nhà nước với giải quyết vụ việc dân sự thuần tuý để khoán trắng nghĩa vụ chứng minh cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó người viết nhận thấy, cần tiếp thu yếu tố hợp lý trong BLTTDS hiện hành để quy định những trường hợp không cần phải chứng minh thiệt hại (thiệt hại quá rõ ràng, ai cũng có thể nhận thấy được).

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là: trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định giống như trường hợp tài sản bị phát mại, bị mất. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra;

nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 35 SVTH: Phan Thị Như phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.

Thoạt nhìn thì những qui định của luật là cũng cố gắng khắc phục những thiệt hại mà cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra cho người bị thiệt hại. Nhưng trong quá trình vận dụng luật vào cuộc sống thì mỗi vụ án cơ quan có thẩm quyền xử mỗi kiểu và cuối cùng người thiệt hại vẫn là yếu thế hơn phải gắng chịu. Trường hợp tài sản bị xâm hại không phải trường hợp nào cũng được bồi thường toàn bộ: như trường hợp của ông Hồng ở Bến Tre: sau khi được tuyên vô tội, ông Hồng đã nhiều lần làm đơn gửi VKSND tỉnh Bến Tre yêu cầu bồi thường thiệt hại do đã truy tố oan ông. Theo đơn đòi bồi thường thiệt hại gửi cho VKSND tỉnh Bến Tre, ông Hồng yêu cầu cơ quan này trả cho ông hơn 8 tỷ đồng, bao gồm các khoản thiệt hại tổn thất về tinh thần do bị bắt giam oan, thiệt hại về vật chất do tài sản (đất đai, vườn tược, hoa màu, tủ bàn ghế…) mà cơ quan điều tra kê biên đã bị UBND xã Nhơn Thạnh “phát mại” trái phép. Do không thấy VKSND tỉnh Bến Tre trả lời đơn nên ông Hồng đã kiện cơ quan này ra TAND thị xã Bến Tre vào năm 2005. Sau khi TAND thị xã Bến Tre thụ lý vụ kiện, VKSND tỉnh Bến Tre mời ông Hồng đến thương lượng bồi thường thiệt hại. Trong quá trình thương lượng, VKSND tỉnh Bến Tre chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần do truy tố oan ông với số tiền tổng cộng là 84,8 triệu đồng.

Đối với phần thiệt hại về vật chất hơn 7 tỷ đồng, VKSND tỉnh Bến Tre không đồng ý bồi thường. Theo quan điểm của VKSND tỉnh Bến Tre thì thiệt hại về vật chất theo khoản 2 điều 8 nghị quyết 388 là những tài sản do cơ quan tố tụng trực tiếp kê biên, quản lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nhưng trong vụ ông Hồng, tài sản do cơ quan tố tụng kê biên giao cho gia đình quản lý, nhưng UBND xã Nhơn Thạnh là cơ quan đứng ra bán, không thuộc quyền kiểm soát của cơ quan tố tụng. Do vậy, hành vi “phát mại” trái phép tài sản đang bị kê biên, theo VKSND tỉnh Bến Tre, UBND xã Nhơn Thạnh phải chịu trách nhiệm bồi thường. Với lập luận đó, VKSND tỉnh Bến Tre cho rằng ông Hồng không thể kiện VKS tỉnh để đòi bồi thường thiệt hại về tài sản theo Nghị quyết 388 mà phải kiện UBND xã Nhơn Thạnh ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật do chính UBND xã gây ra24.

Theo quan điểm của người viết, những thiệt hại trên phải được hiểu là những thiệt hại vật chất từ việc ra các quyết định khởi tố, truy tố, xét xử sai gây thiệt hại cho người bị thiệt hại thì cơ quan tố tụng được xác định gây ra phải bồi thường. Do vậy, thiệt hại tài sản của ông Hồng đều bắt nguồn từ việc khởi tố, truy tố oan của các cơ quan tố tụng tỉnh Bến Tre nên những thiệt hại đó đều được tính là thiệt hại về vật chất

24 Xem: Việt báo online, hôm nay, xử vụ đòi bồi thường oan sai 8,8 tỷ, Gia Khang, http://vietbao.vn/Xa- hoi/Hom-nay-xu-vu-doi-boi-thuong-oan-sai-8-8-ty-dong/20693156/157/, [truy cập ngày 03/03/2011]. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Hom-nay-xu-vu-doi-boi-thuong-oan-sai-8-8-ty-dong/20693156/157/m nay, xử vụ đòi bồioan

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 36 SVTH: Phan Thị Như cho người bị oan do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra và phải đưa chung vào vụ kiện đòi bồi thường theo Nghị quyết 388, không thể tách rời thành một vụ kiện riêng.

Như vậy, VKSND tỉnh Bến Tre phải là bị đơn trong vụ kiện của ông Hồng và phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại cho ông Hồng. Còn việc UBND xã Nhơn Thạnh “phát mại” trái phép tài sản của ông Hồng đã bị kê biên là vi phạm pháp luật cần phải được xử lý và VKSND tỉnh Bến Tre có quyền yêu cầu UBND xã Nhơn Thạnh bồi thường lại phần thiệt hại mà họ đã gánh thay.

Sự việc trên cho thấy sự vô tâm không chịu nhận lãnh trách nhiệm của cơ quan công quyền, đùn đẩy trách nhiệm một cách vô lý khi mà những tài sản phát mại, bị xâm hại rõ ràng là hậu quả của quá trình xét xử sai. Mong rằng khi vận dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước các cơ quan có trách nhiệm sẽ rút được kinh nghiệm từ những vụ án oan sai đã được giải quyết theo Nghị quyết 388 và có cái tâm hơn trong quá trình xét xử để những tài sản thiệt hại được bù đắp một cách triệt để nhất.

Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút là trường hợp: cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất. Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Nếu một người bị vướng vào vòng tố tụng mà họ không hề muốn và phải đeo theo vụ án, để có thể minh oan cho bản thân mình. Thì quá trình đó không tránh khỏi họ phải tự bỏ chi phí cho hành trình đi tìm công lý của mình. Nhưng nếu sau khi vụ việc được giải quyết họ muốn lấy lại những gì mà bản thân mình bị thiệt hại không phải là chuyện đơn giản. Vì cơ quan nào khi giải quyết bồi thường khi xác định các khoản chi đã bị tổn thất thì cũng yêu cầu phải có giấy từ chứng minh. Trong khi đó, không phải khoản tổn thất nào cũng có hóa đơn hoặc là văn bản chứng minh. Khi đó thì thiệt hại có bồi thường đi chẳng nữa thì cũng không được là bao nhiêu. Thực tế có những trường hợp thiệt hại là điều hiển nhiên ai cũng thấy thế nhưng muốn được cơ quan làm sai bồi thường thì tưởng chừng như là không thể. Như trường hợp của cụ Ơi đã 84 tuổi, hai lần bị oan sai, 14 năm đi khiếu nại. Trước tòa, ông lập cập trình bày yêu cầu được bồi thường cho 542 ngày bị tạm giam và 2.277 ngày chờ minh oan. Để có được quyết định xác định mình không phạm tội “gây rối trật tự công cộng”, ông Ơi đã hai lần xách bị cói đón xe đò ra Hà Nội, sao lục, nhờ người soạn thảo hàng trăm bộ hồ

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 37 SVTH: Phan Thị Như sơ gửi đi khắp nơi. Trước hôm ra tòa, ông Ơi đã diễn tả lại rất rành rọt hoàn cảnh dẫn ông đến việc bị bắt giam, bị khởi tố. Nhưng hôm nay ông lúng túng không biết trả lời ra sao khi đại diện TAND tỉnh Tiền Giang đòi ông phải đưa ra các văn bản, chứng từ chứng minh nguồn thu nhập của mình trước khi bị bắt, đòi y bạ, hóa đơn thuốc chứng minh ông bị bệnh trong lúc bị giam giữ. Ông Ơi không có những giấy tờ ấy. Phía bị đơn, tức đại diện TAND tỉnh Tiền Giang, công bố những xác minh mà các thẩm phán đã thực hiện về thu nhập của ông Ơi: “Từ 1976-1980 ông Ơi làm nghề sửa xe đạp.

Nhưng lúc này dân còn nghèo, cả ấp chỉ có khoảng 10 chiếc xe đạp nên thu nhập không đáng kể. Khoảng 1980-1983, ông chạy xe ngựa rồi ngựa chết. Thời điểm 1993- 1994 khi bị bắt, ông chủ yếu làm vườn, trồng khoảng ba công dừa. Thu nhập rất thấp do giá dừa lúc đó rẻ...”. Kết luận của những bản xác minh ấy là TAND tỉnh Tiền Giang không đồng ý bồi thường cho ông Ơi về khoản thu nhập bị mất trong thời gian bị bắt, dù yêu cầu của ông Ơi cũng chỉ dừng ở mức rất khiêm tốn là 15.000đ/ngày. Ông lão nghẹn ngào khóc giữa phiên tòa. “Ông Ơi đã lưu giữ từng cái phiếu nhận đơn, từng cái phong bì trong quá trình khiếu nại vì ông quyết đòi lại danh dự. Còn những cái đơn thuốc? Ông đâu có nghĩ đến việc được bồi thường. Còn những khoản thu nhập? Ông Ơi đâu có phải công chức nhà nước mà có bảng lương, nhưng chắc chắn ông không sống chỉ nhờ hít thở”. Những người đến dự phiên tòa đều biết rằng hiện giờ, ở tuổi 84, ông lão Ơi vẫn còn lên thành phố làm bảo vệ, về nhà vẫn làm vườn, chăn vịt tự nuôi thân và phụ giúp con cháu. Mười mấy năm nay ông đi làm, dành dụm được đồng nào lại đổ vào việc khiếu kiện. Những tâm lực, nước mắt, mồ hôi ấy có chứng từ nào ghi nhận được25!

Một tình huống khác cũng xảy ra tương tự: ở Tòa án huyện Gò Công Tây, vợ chồng ông Bùi Văn Mãnh cũng không thể tìm đâu ra những giấy tờ để chứng minh những khoản thu nhập, tài sản bị mất trong thời gian phải chịu oan sai. Vợ chồng ông chỉ có những câu chuyện trào nước mắt về cảnh sáu đứa con leo nheo đói khát những ngày cha bị bắt, mẹ bỏ trốn. Những vất vả, cơ cực khi người vợ gánh rau, khoai vừa đi bán vừa lòng vòng gửi đơn kêu oan cho chồng, khi đàn con đứa lớn phải đi làm thuê nuôi đứa bé. Những ngậm ngùi chua xót sau khi được tuyên không phạm tội, nhà cửa, tài sản tiêu tán, con cái thất học... “Cả núi vàng cũng không thể chuộc lại cho tôi những mất mát ấy”. Và ông lại phải lặp đi lặp lại nhiều lần nữa tại phiên tòa đòi bồi thường oan sai, sau những nỗ lực không thành về việc chứng minh những thiệt hại của mình bằng chứng từ cụ thể26.

25 Xem: Việt báo online, bồi thường oan sai con đường nhọc nhằn, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Boi- thuong-oan-sai-con-duong-nhoc-nhan/40062808/218/, [truy cập ngày 03/03/2011].

26 Xem: Việt báo online, bồi thường oan sai con đường nhọc nhằn, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Boi- thuong-oan-sai-con-duong-nhoc-nhan/40062808/218/, [truy cập ngày 03/03/2011].

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 38 SVTH: Phan Thị Như Nếu ở địa vị của những người bị oan, liệu tòa án có đủ tỉnh táo, sáng suốt, chu đáo đến mức thu thập tất cả chứng từ để chuẩn bị đòi bồi thường? Nhưng bên bị đơn vẫn lạnh lùng đòi tất cả mọi thiệt hại phải được chứng minh bằng giấy trắng mực đen.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần là trường hợp: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu (gấp 6 lần mức bồi thường đối với tương ứng theo qui định của BLDS hiện hành). Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo.

Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Khi xác định bồi thường tổn thất về tinh thần đối với người bị thiệt hại cần chú ý tính cụ thể số ngày bị thiệt hại (đơn vị tính là ngày, không tính ước lệ số ngày tròn số ngày theo tháng, năm) trong đó tính chính xác số ngày người bị thiệt hại bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù và số ngày người thiệt hại tại ngoại. Thời điểm để xác định số ngày thiệt hại cho người bị thiệt hại hiện đã có những nhận thức không đúng khi xác định thời gian tính bồi thường thiệt hại kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can đến ngày người bị oan được bản án, quyết định của cua cơ quan có thẩm quyền xác định oan.

Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi xem xét thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết cần chú ý khoản tiền cấp dưỡng mà người bị oan đang thực hiện cấp dưỡng, chỉ xem xét các khoản cấp

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)