Một số giải pháp và kiến nghị về BTTH trong hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BTTH HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.3. Một số giải pháp và kiến nghị về BTTH trong hoạt động tố tụng hình sự

3.3.1. Vấn đề xác minh thiệt hại

Muốn được bồi thường thì phải đưa ra các giấy tờ chứng minh có thiệt hại, đó là vấn đề gây không ít khó khăn cho người bị thiệt hại, do người bị oan không thể cung cấp đầy đủ chứng từ hóa đơn chứng minh cho yêu cầu bồi thường đối với các chi phí, như chi phí cho việc chữa bệnh do thời gian bị oan xảy ra đã lâu, người bị thiệt hại không thể lưu giữ được chứng từ hóa đơn và các chi phí đi lại, điều trị tại ngoại, sau khi được trả tự do. Người bị thiệt hại không biết Nhà nước có quy định về bồi thường thiệt hại để lưu giữ lại các giấy tờ đó không và liệu rằng mình có thắng kiện được hay không? Do đó, trong trường hợp người bị oan không xuất trình được giấy tờ chứng minh các chi phí này trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cần có quy định bồi thường một khoản chung về chi phí thực tế đối với họ, chứ không nên quy định chung chung như Điều 16 của Luật. Các cán bộ cần phải nhận thức rằng những mặc cảm tinh thần trước dư luận xã hội là rất lớn đối với người bị oan, khoản tiền bồi thường thiệt hại tinh thần chỉ là một lời nhận lỗi, an ủi. Khoản tiền bồi thường thu nhập bị mất cũng chỉ là tượng trưng, vì lẽ ra họ đã được tự mình làm ra của cải, vật chất trong thời gian đó, có khi gấp nhiều lần hơn mức mình bồi thường. Nếu những người gây thiệt hại tự đặt mình vào hoàn cảnh của người bị oan thì sẽ cảm nhận được phần nào điều đó, và sẽ không còn cứng nhắc, máy móc trong giải quyết công việc như là cứ đòi hỏi văn bản, giấy tờ... Cơ quan pháp luật làm oan sai, tức là đã làm mất một phần lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Việc bồi thường, phải được thực hiện thế nào để khôi phục lòng tin đó.

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 81 SVTH: Phan Thị Như 3.3.2. Chậm giải quyết bồi thường

Thứ ba, trong thời gian qua việc xử lý bồi thường, tình hình đáng sợ nhất của người dân, là có không ít cơ quan thẩm quyền thường cố ý hoặc vô tình kéo dài thời gian lê thê gây phiền hà mệt mỏi cho cá nhân công dân, họ phải đi lại chầu chực quá nhiều ngày, rất mất thời gian và bị nhiều phiền hà. Cho nên trong thông tư liên tịch cần qui định các hình thức chế tài đối với cơ quan có trách nhiệm bồi thường mà cố tình vi phạm thời gian qui định, cố tình gây chậm trễ trong việc giải quyết bồi thường, gây phiền hà cho người bị thiệt hại được hưởng bồi thường thiệt hại. Cần qui định cụ thể các hình thức chế tài như: khiển trách, cảnh cáo thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm, phạt lãi trả chậm đối với khoản tiền bồi thường. Cần xác định cả trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường mà cố tình tránh né, không chịu thực hiện việc bồi thường một cách nghiêm túc trong thời gian bao lâu, thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền áp dụng qui trình thủ tục theo Luật Khiếu nại tố cáo để tiến đến khởi kiện ra tòa hành chính, hoặc được quyền khởi kiện trực tiếp ngay đến tòa hành chính sau thời gian qui định nói trên. Có áp dụng chế tài như thế sẽ tăng tính khả thi và nghiêm túc trong việc thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Vì cái khó “truyền thống” ở Việt Nam là khâu thực hiện, thường có tình trạng phổ biến “nói giỏi làm dở”.

3.3.3. Xem xét trường hợp do chuyển biến của tình hình

Thứ năm, Điều 27 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có qui định 5 trường hợp không được bồi thường thiệt hại, mà không qui định trường hợp do chuyển biến của tình hình kinh tế hoặc thời cuộc, hành vi phạm tội của người bị khởi tố tạm giam trước đó không còn chịu trách nhiệm hình sự nữa, vụ án bị đình chỉ, thì người bị can được giải tỏa trách nhiệm đó có quyền được đòi bồi thường không? Thực tế tại TP.HCM vừa qua đã xảy ra vụ án hình sự của giám đốc công ty YTECO, rơi vào tình huống này. Theo người viết nội dung này nên đưa vào qui định trong thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể. Nội dung vụ Công ty Yteco: theo cáo trạng số 15/VKSTC-V1 của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao hoàn tất vào ngày 19.7.2006 cáo buộc các bị can về tội buôn lậu xảy ra tại Công ty Yteco. Tuy nhiên trước đó, Bộ Y tế ban hành 2 Thông tư 06/2006 TT-BYT ngày 16.5.2006 "Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm"; Thông tư 08/2006/TT-BYT ngày 13.6.2006 "Hướng dẫn nhập khẩu vắc- xin, sinh phẩm y tế; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực trang thiết bị y tế". Theo Thông tư 08/2006, Bộ Y tế quy định đối với vắc-xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu không phải xin giấy phép với điều kiện "có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp" và "Doanh nghiệp nhập khẩu, đơn vị sử dụng, đơn vị nghiên cứu tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn của sản phẩm nhập khẩu và các hoạt động của mình"; về thủ tục nhập khẩu thì

"tổ chức nhập khẩu nộp cho hải quan bản sao Giấy phép đăng ký lưu hành còn hiệu lực

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 82 SVTH: Phan Thị Như của sản phẩm nhập khẩu do người đứng đầu doanh nghiệp ký xác nhận, đóng dấu, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật". Trong khi đó, phần hướng dẫn hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm của Thông tư 06/2006, Bộ Y tế quy định: Việc nhập khẩu thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực (các loại thuốc này không phải là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc) thì "doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu và trình hải quan cửa khẩu đơn hàng kèm theo các tài liệu". Như vậy, hai Thông tư 06 và 08 của Bộ Y tế ban hành đã loại trừ một số thủ tục không cần thiết (gọi nôm na là "giấy phép con" như Giấy xin xác nhận đơn hàng hoặc giấy phép nhập khẩu xắc- xin, sinh phẩm y tế...) khi nhập khẩu các loại vắc- xin, tân dược và nguyên liệu dược được phép lưu hành trên thị trường. Điều này cũng đặt ra suy nghĩ rằng, việc cáo trạng hoàn tất sau khi Bộ Y tế ban hành 2 Thông tư 06/2006 và Thông tư 08/2006, nhưng lại quy buộc bị can Huỳnh Kim Hoàng và các bị can khác can tội buôn lậu cầnphải được các cơ quan tố tụng xem xét lại. Bởi lẽ, trước đó không lâu, các bị can này do "vướng" vào các "giấy phép con" mà phạm tội, thì nay các "cửa ải" này đã bị hủy bỏ50.

3.3.4. Những vấn đề nội bộ ngành

Thứ nhất, về thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án, có những quy định không khách quan. Khi Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan phải chịu trách nhiệm bồi thường, Chánh án sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm thương lượng. Nhưng khi giải quyết bằng con đường Tòa, Chánh án lại là người phân công hội đồng xét xử. Nếu Chánh án là người liên quan đến hàm oan của công dân thì liệu có vô tư khách quan.

Như vậy, thiết nghĩ vấn đề này nên giao cho Chánh án của Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết nếu Chánh án tòa cấp dưới là sai.

Thứ hai, trong trường hợp khi lỗi trái pháp luật của người thi hành công vụ là một hành vi phạm pháp hình sự, thì phải để cho các cơ quan tố tụng hình sự xử lý theo luật hình sự, mà cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công chức có lỗi không được can thiệp để bồi thường hầu che đỡ không đúng luật cho “gà nhà” của mình, để tránh né một bản án hình sự. Phòng ngừa cơ quan Nhà nước lợi dụng luật bồi thường để bao che tội phạm là cán bộ, công chức. Chúng ta phản đối tình trạng “hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế” nhưng đồng thời cũng cảnh giác khuynh hướng “dân sự hóa” các hành vi phạm pháp hình sự”.

Vấn đề cuối cùng là cán bộ thực hiện. Có Luật mà thiếu người thực hiện sẽ hạn chế tính khả thi. Đã có tình trạng kính chuyển quá nhiều làm quá trình khiếu kiện kéo quá dài, gây rất nhiều phiền hà cho công dân có yêu cầu được bồi thường thiệt hại do

50 Trang tin việt báo online, vụ buôn lậu ở công ty cổ phần Yteco xuất hiệ tình tiết mới, Bá Tuấn, http://tintuc.xalo.vn/001171098484/Vu_an_buon_lau_o_Cong_ty_co_phan_Yteco_Xuat_hien_tinh_tiet_moi_co _the_thay_doi_toi_danhnbsp.html?mode=print, [truy cập ngày 20/02/1020].

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 83 SVTH: Phan Thị Như sai phạm của người thi hành công vụ của các cơ quan Nhà nước. Phải có cán bộ có trình độ luật pháp khá tốt để xử lý đơn từ, hồ sơ khiếu kiện, đủ năng lực xác định thẩm quyền để biết tiếp nhận giải quyết hay từ chối ngay và hướng dẫn cụ thể người khiếu nại đến đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết, để không làm lãng phí thời gian của người có yêu cầu bồi thường. Mỗi cơ quan cần bố trí cán bộ pháp chế để đứng ra tiếp nhận, giải quyết ban đầu tốt các yêu cầu bồi thường đặt ra, để hạn chế tình hình ách tắc kéo dài, đẩy qua đẩy lại khi không xác định được cơ quan trách nhiệm giải quyết.

3.3.5. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho người tiến hành tố tụng

Hoạt động tố tụng hình sự do những cá nhân (người tiến hành tố tụng) có thẩm quyền tiến hành. Chất lượng của hoạt động tố tụng vì vậy, tùy thuộc rất nhiều vào kiến thức pháp luật cũng như năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của họ. Có thể nói những oan sai xảy ra trong hoạt động tố tụng hình sự là do kiến thức pháp luật và năng chuyên môn thấp kém của một số người tiến hành tố tụng. Hoạt động tố tụng hình sự (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) về thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật luôn gắn liền với quá trình định tội danh. Để định tội danh được chính xác, người tiến hành tố tụng chẳng những phải có trình độ, kiến thức chuyên môn vững vàng, có ý thức pháp luật cao mà còn cần phải có kinh nghiệm thực tiễn dồi dào… để có thể phát hiện, thu thập, phân tích, đánh giá các tình tiết, sự kiện của tình huống, hành vi, sự kiện của tình huống, so sánh với các tình tiết, dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được qui định trong BLHS, khẳng định tội danh và trên cơ sở đó quyết định loại và mức hình phạt cho phù hợp. Thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự cho thấy, những sai lầm nghiêm trọng nhất trong nhiều vụ án là các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành đã không căn cứ vào yếu tố cấu thành tội phạm để định tội danh với hành vi đã xảy ra trên thực tế, không nắm vững hết tất cả các qui định của pháp luật có liên quan đến yếu tố cấu thành tội phạm đó. Thực tiễn cũng chỉ ra có những trường hợp oan sai xảy ra do người tiến hành tố tụng chỉ lấy điều luạt qui định tại các Phần các tộ phạm của BLHS mà làm căn cứ duy nhất để định tôi danh mà không chú ý đến các qui định ở Phần chung của BLHS, không nắm vững các nguyên tắc của BLHS và rộng hơn là chính sách hình sự. Kiểu áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, máy móc đó cũng là nguyên nhân của những sai sót dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự. Thực tiễn tố tụng hình sự ở nước ta còn cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến oan sai là do người tiến hành tố tụng vi phạm, coi thường việc tuân thủ các thủ tục tố tụng. Chính vì vậy, cải cách tư pháp nói chung và cải cách hình sự nói riêng ở nước ta phải được tiến hành làm sai cho các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đạt được yêu cầu toàn diện trong ý thức pháp luật, trong nhận thức, trong sự hiểu biết xã hội… khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đề cao được

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 84 SVTH: Phan Thị Như vai trò sáng tạo của Tòa án trong việc tổng kết thực tiễn xét xử nhằm không ngừng đề xuất các sáng kiến đổi mới và hoàn thiện pháp luật đồng thời tạo thói quên cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đáng giá đúng mức yêu cầu về tôn trọng và tuân thủ thủ tục tố tụng đã được qui định. Ngoài ra đối với các trường hợp thiếu bản lĩnh nghề nghiệp, “chùn tay” bỏ lọt tội phạm hoặc sợ trách nhiệm mà xác định không đúng, không đầy đủ các khoản, mức bồi thường cho người bị thiệt hại. Cần có qui định trước hết trước hết lãnh đạo đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý; cán bộ giải quyết vụ việc cũng phải bị xem xét trách nhiệm theo qui định của Pháp lệnh cán bộ, công chức và còn bị xem xét tu cách Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… và có thể bị cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước là hệ quả của các hành vi công vụ trái pháp luật (hành động hoặc không hành động) dẫn đến việc gây thiệt hại cho lợi ích tư làm phát sinh mối quan hệ dân sự giữa nhà nước với cá nhân bị thiệt hại. Vấn đề này được đưa vào pháp luật phương tây thừ thế kỉ thứ 18 dựa trên cơ sở lý luận về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong xã hội của nhà nước ở lĩnh vực lợi ích tinh thần và tài sản. Sự thay đổi nhận thức pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước với cá nhân, tổ chức ở Việt Nam từ Hiến pháp 1992 chính là hướng tới và thực hiện việc bảo vệ các quyền con người một cách tốt nhất trong định hướng phát triển của nhà nước pháp quyền với những quy luật chung của xã hội dân sự trong kinh tế thị trường và những đặc thù riêng của Việt Nam. Khi nhà nước thừa nhận và sẵn sàng chịu trách nhiệm dân sự trong nền kinh tế thị trường và những đặc thù riêng của Việt Nam. Đó là phương châm và cơ sở của việc thực hiện các nhiệm vụ của một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” đồng thời cùng hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới để cùng thực hiện mục đích bảo đảm quyền con người, bảo đảm nhân quyền trong một trật tự điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia.

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 85 SVTH: Phan Thị Như

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)