CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BTTH TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.3. Thể thức về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng tố tụng hình sự
2.3.4. Trình tự, thủ thủ thực hiện trách hiện bồi thường của Nhà nước
2.3.4.1. Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Về thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường:
LTBTCNN qui định người bị thiệt hại phải thực hiện việc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại giải quyết bồi thường trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường. Qui định này không chỉ giúp cho người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể hiểu nhau hơn, không chỉ tránh được lãng phí thời gian và tiền bạc mà còn tránh được tình trạng quá tải đối với hoạt động của hệ thống Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường tại chính cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại cho mình. Về cơ bản, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thương diễn ra như sau: sau khi nhận được bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường thì người bị thiệt hại gởi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo qui định sau đây:
Người bị thiệt hại do quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can;
Người bị thiệt hại do quyết định của Viện kiểm sát gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó;
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 58 SVTH: Phan Thị Như
Người bị thiệt hại do bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
Tuy nhiên, do mặt bằng dân chí của nước ta hiện nay không đồng đều nên không phải trường hợp nào thì người bị thiệt hại cũng xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Thực tế, xảy ra nhiều trường hợp thiệt hạ gây ra không phải lỗi của một cơ quan mà của hai hay nhiều cơ quan. Đối với trường hợp này nếu không có sự thống nhất cơ quan nào là cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì sẽ gây ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lúc đó sẽ ảnh hưởng đến người dân. Để giải quyết vướng mắc đó trong quá trình thi hành Luật thì Nghị định 16/NĐ – CP năm 2003 đã có hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 như sau: “trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp”.
Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự có các nội dung chính sau đây (Điều 34)
a) Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được bồi thường và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường (Điều 17)
Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại; trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.
Xác định thiệt hại (Điều 18)
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 59 SVTH: Phan Thị Như
Thương lượng vấn đề bồi thường (Điều 19)
Việc quy định thủ tục thương lượng – hoà giải trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước là một chế định được coi là rất tiến bộ, có lợi cho việc giải quyết các mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa công quyền và lợi ích tư, có lợi cho việc giảm thiểu các tổn hại cho người bị hại, nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nhà nước và có lợi cho việc giảm thiểu chi phí xử lý các vụ kiện bồi thường nhà nước.
Sau khi đã có kết quả xác minh thiệt hại, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường. Quá trình thương lượng diễn ra trong thời hạn 30 ngày, trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Thành phần thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng.
Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc là một địa điểm khác do cơ quan có trách nhiệm bồi thường và bị bị thiệt hại thỏa thuận.
Việc thương lượng phải lập thành biên bản. Biên bản thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng;
b) Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng;
c) Ý kiến của các bên tham gia thương lượng;
d) Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành.
Biên bản thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng. Và kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường. Có một điểm đáng lưu ý là trong bất kì trường hợp nào (có thương lượng thành hay không) thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường vẫn phải ra quyết định giải quyết bồi thường
Vì việc giải quyết vụ án bồi thường thiệt hại trong tố tụng là một dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên quá trình giải quyết vụ án đều dựa trên những nguyên tắc trong dân sự nên việc giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận để cho người bị thiệt hại tự do thỏa thuận để cho họ có thể tự mình đòi lại những mất mát, thiệt thòi khi khi bị người thi hành công vụ gây ra thiệt hại, từ đó họ có thể thỏa thuận mức bồi thường tương xứng với những thiệt hại mà họ
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 60 SVTH: Phan Thị Như đã gánh chịu. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước qui định cho người bị thiệt hại có hai cách để giải quyết bồi thường, để họ có thể lựa chọn cách giải quyết tốt nhất giữa thương lượng và giải quyết tại Tòa án. Điều này cho thấy tính dân chủ trong Luật, việc giải quyết bồi thường dựa trên nguyên tắc thương lượng thể hiện tính tự do, dân chủ nhưng trong quá trình thực hiện thì vẫn còn xảy ra nhiều bất cập cần bần đến đó là:
Thực tế thì việc minh oan đã khó, việc thương lượng bồi thường cũng không dễ. Việc chậm trễ giải quyết, cảnh “cò kè bớt một thêm hai” dễ làm người ta nản lòng và mất lòng tin vào thiện ý sửa sai của các cơ quan thừa hành pháp luật. Trên thực tế, có rất nhiều những trường hợp gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề bồi thường.
Đối với những số tiền bồi thường quá cao, cơ quan trực tiếp bồi thường và người bị oan phải gặp nhau nhiều lần để tính toán, xác định, thỏa thuận mức bồi thường. Và kết quả "đàm phán" thường không thành công. Điển hình là vụ ông Hoàng Minh Tiến yêu cầu VKSND Hà Nội bồi thường 4,072 tỷ đồng cho 13 khoản mà ông và gia đình phải gánh chịu trong thời gian vướng vào vòng lao lý. Trong số này có tiền tổn thất tinh thần, tiền lương, tổn thất do không triển khai được hợp đồng với đối tác khi ông bị bắt giam... Giữa VKSND Hà Nội và ông Hoàng Minh Tiến đã có nhiều buổi thương lượng, nhưng mới thống nhất được một số khoản tiền cơ bản. Theo đó, phía VKS chỉ chấp nhận bồi thường gần 28 triệu đồng, vì thế ông Tiến đã kiện VKSND Hà Nội và nhờ tòa án quận Hai Bà Trưng - Hà Hội phán quyết36.
Nguyên nhân của những cuộc thương lượng không thành này có lỗi không chỉ của một bên. Trong quá trình thực hiện việc đền bù cho người bị thiệt hại, trước pháp luật bên bị yêu cầu bồi thường và bên yêu cầu bồi thường đều bình đẳng. Nhưng không phải cơ quan tố tụng nào khi cũng nhận thức được điều này nên đã có thái độ thiếu cộng tác, không tôn trọng người bị oan. Có cơ quan sau khi thương lương với người bị thiệt hại không thành, bị khởi kiện, đã không đến toà theo giấy triệu tập của toà án.
Những điều này đã làm cho dư luận không đồng tình và chính vì thế mà không thể có được sự thông cảm và cộng tác của người bị thiệt hại. Một lý do khác, ngay trong các cơ quan tiến hành tố tụng không phải cán bộ nào, cơ quan nào cũng nắm vững được tinh thần, trách nhiệm những thiệt hại được bồi thường, chính vì vậy đã xảy ra trường hợp thương lượng xong khi làm thủ tục để cho người bị oan nhận tiền thì cơ quan cấp trên phát hiện ra có những khoản bồi thường không đúng với quy định của pháp luật.
Về phía nhân dân, có nhiều người do không nắm được những quy định của pháp luật nên đã có không ít các trường hợp không thuộc diện được bồi thường nhưng cũng làm đơn yêu cầu được bồi thường. Một số các trường hợp khác thì do người bị oan, trong
36 Báo VnExpress online, những vướng mắc trong bồi thường oan sai, Nguyễn Hải, http://vietbao.vn/An-ninh- Phap-luat/Nhung-vuong-mac-trong-boi-thuong-oan-sai/10879479/218/, [truy cập ngày 21/02/2011].
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 61 SVTH: Phan Thị Như tâm lý "thừa thắng" đã đưa ra những yêu cầu bồi thường quá đáng và không đúng với các quy định của pháp luật.
Một nguyên nhân nữa đó là do từ trước đến nay các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ quen “cầm cân nảy mực”, ít khi phải là một bên đứng ra thương lượng. Vì vậy, họ khó thông cảm đến sự khó khăn, đau thương của người bị oan. Cần phải nhận thức rằng những mặc cảm tinh thần trước dư luận xã hội là rất lớn đối với người bị oan, khoản tiền bồi thường thiệt hại tinh thần chỉ là một lời nhận lỗi, an ủi. Khoản tiền bồi thường thu nhập bị mất cũng chỉ là tượng trưng, vì lẽ ra họ đã được tự mình làm ra của cải, vật chất trong thời gian đó, có khi gấp nhiều lần hơn mức mình bồi thường.
Chính những nguyên nhân này, đã làm cho nhiều trường hợp thương lượng kéo dài, nhưng không có được sự đồng thuận của hai bên, dẫn tới việc phải đưa nhau ra giải quyết tại toà án.
Quyết định bồi thường (Điều 20)
Sau khi đã tiến hành thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại đã thống với nhau về vấn đề bồi thường thì cơ quan co trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định bồi thường. Và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau đây:
Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
Mức bồi thường;
Quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán thành với quyết định giải quyết bồi thường;
Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.