Đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BTTH HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.2. Thực trạng BTTH trong hoạt động tố tụng hình sự

3.2.6. Đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Ngoài chuyện làm lơ trước yêu cầu đòi bồi thường của người có yêu cầu, nhiều cơ quan tư pháp còn đùn đẩy trách nhiệm, hoặc viện đủ lý do để né tránh việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Như trong vụ án ngày 30-6-2005, ông Nhỏ bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện U Minh khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú về hành vi

“cố ý gây tổn hại sức khỏe người khác”. Ngày 9-11-2005, Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh truy tố ông Lê Văn Nhỏ. Theo quyết định này, ông Nhỏ dùng dùi cui đánh bà Vĩnh thương tật 21%. Ngày 6-12-2005, Tòa án nhân dân huyện U Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cố ý gây tổn hại sức khỏe. Mặc cho ông Nhỏ giải trình rằng ông không có mặt tại hiện trường xảy ra vụ án, tòa vẫn căn cứ vào lời khai của nhân chứng, tuyên phạt ông Nhỏ 18 tháng tù giam kèm theo số tiền 9,6 triệu đồng. Ông Nhỏ kháng án. Ngày 13-3-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Tòa nhận định, bản án của tòa sơ thẩm vi phạm Luật tố tụng nghiêm trọng.

Tòa khẳng định “khi khởi tố ông Lê Văn Nhỏ không có quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh. Đến lúc kết thúc điều tra lại không có bản kết luận điều tra... Ngoài ra, hồ sơ vụ án, bút lục của cơ quan điều tra bị đánh số xáo trộn, bị mất bút lục”. Từ đó, tòa tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho Tòa án nhân dân huyện U Minh thực hiện các bước tố tụng đúng theo luật định. Nhưng đến ngày 10-7-2006, Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh ra quyết định truy tố đối với bị can Lê Văn Nhỏ về tội danh “cố ý gây tổn hại sức khỏe cho người khác”. Theo lời ông Nhỏ thì đến ngày 17-12-2006, một ngày trước khi Tòa án nhân dân huyện U Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần hai, Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh ra quyết định rút quyết định truy tố đối với ông Nhỏ vì “không có cơ sở, chứng cứ xác định ông Nhỏ có hành vi phạm tội”. Bị oan, ông Nhỏ yêu cầu viện kiểm sát phải công khai xin lỗi và bồi thường cho ông số tiền 60 triệu đồng theo Nghị quyết 338. Tháng 12-2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau có công văn trả lời khiếu nại của ông Nhỏ, cho rằng:

“Trường hợp oan sai của ông là trách nhiệm của Tòa án nhân dân huyện U Minh”. Ông Nhỏ gởi đơn đến Tòa án nhân dân huyện U Minh. Ngày 3-3-2009, Tòa án nhân dân huyện U Minh có văn bản trả lời: “Trách nhiệm giải quyết theo yêu cầu của ông Nhỏ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh”. Ông Nhỏ lại tiếp tục gởi đơn đến viện kiểm sát huyện. Ngày 25-6-2009, Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh lại có văn bản đề nghị ông liên hệ với tòa án huyện để giải quyết. Vậy đó, các cơ

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 77 SVTH: Phan Thị Như quan bảo vệ pháp luật “đá” quả bóng trách nhiệm cho nhau, ông Nhỏ lao vào vòng khiếu kiện44.

Hoặc một trường hợp khác: tháng 10-2003, một con nợ tự nguyện đến nhà bà Hồ Thị Hạc, ngụ phường Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa) để giải quyết khoản nợ 19 triệu đồng. Sau khi người nhà con nợ trình báo, công an phường đến lập biên bản bắt bà Hạc, chuyển lên công an thị xã. Sau đó bà Hạc bị khởi tố, truy tố về tội bắt giữ người trái pháp luật. Tháng 4-2004, tại phiên sơ thẩm lần đầu của TAND thị xã Cam Ranh, bất ngờ đại diện VKS đề nghị tòa cho rút hồ sơ để điều tra bổ sung rồi đình chỉ điều tra đối với bà Hạc. Tháng 12-2004, viện trưởng VKS tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định đình chỉ, yêu cầu VKS thị xã phục hồi điều tra. Xử sơ thẩm lại, TAND thị xã đã trả hồ sơ điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứ buộc tội. Dù không thu thập được gì khác nhưng VKS thị xã vẫn tiếp tục ra cáo trạng truy tố bà Hạc. Tháng 4-2005, TAND thị xã Cam Ranh mở phiên sơ thẩm lần ba, tuyên bố bà Hạc vô tội. VKS thị xã kháng nghị nên tháng 3-2006, TAND tỉnh Khánh Hòa đã hủy án để điều tra, xét xử lại. Giữa năm 2006, Công an thị xã Cam Ranh ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Hạc vì không đủ căn cứ kết tội.

Bà Hạc yêu cầu xin lỗi, bồi thường oan. Dù theo Nghị quyết 388, trách nhiệm xin lỗi, bồi thường oan thuộc về VKS thị xã Cam Ranh (cơ quan làm oan sau cùng) nhưng cơ quan này vẫn thoái thác, hướng dẫn bà đến Công an thị xã. Dĩ nhiên, công an có thông báo khẳng định trách nhiệm bồi thường oan thuộc VKS thị xã. Cứ thế, hai cơ quan này đẩy qua đá lại trách nhiệm cho nhau. Tháng 4-2008, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có công văn đề nghị viện trưởng VKS tỉnh Khánh Hòa giải quyết khiếu nại của bà Hạc và thông báo lại kết quả cũng không ăn thua45.

3.2.7. Lẩn tránh trách nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm

Người có trách nhiệm bồi thường tìm cách lẩn tránh trách nhiệm. Họ có thể tìm trăm phương ngàn kế để cứu "cá nhân công chức" vi phạm bằng cách xoá đi các lỗi vi phạm và quy ngược lỗi cho người dân bị thiệt hại; hoặc tìm cách kéo dài để đến nỗi người dân phải theo kiện tại toà án với tâm lý từ nghìn xưa: "con kiến đi kiện củ khoai".

Như trường họp của ông Đào Trần Thành, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thành bị cơ quan điều tra công an TP.HCM khởi tố bắt giam do nghi ngờ có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”. Sau 4 năm bị khởi tố bắt giam, vụ án mới được đưa ra xét xử và tuyên phạt ông Thành 5 năm tù về tội danh này,

44 Báo Công an TPHCM, gây oan sai nhưng chậm bồi thường,

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=707&id=49445, Thiện Thảo, [truy cập ngày 04/03/2011].

45 Trang tin pháp luật online, đùn đẩy trách nhiệm, http://phapluattp.vn/20100123123858109p0c1063/vat-va-doi- xin-loi-boi-thuongbai-2-dun-day-trach-nhiem.htm, Thanh Tùng, [truy cập ngày 06/03/2011].

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 78 SVTH: Phan Thị Như mặc dù trong suốt quá trình từ khởi tố đến xét xử ông một mực kêu oan. Sau khi thụ án xong, ông Thành trở về và tiếp tục gửi đơn kêu oan đến VKSND Tối cao, TAND Tối cao. Ngày 24/12/2002, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã xử Giám đốc thẩm, xác định không đủ cơ sở kết tội ông Thành “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” như bản án của các cấp tòa đã tuyên. Vụ án sau đó được đưa về điều tra xét xử lại. Cuối cùng ngày 7/8/2006, Công an TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ điều tra với lý do “do chuyển biến tình hình, hành vi của bị can Thành không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Với nội dung của quyết định này thì theo Nghị quyết 388, cơ quan công an không phải bồi thường. Nhưng ngặt nỗi, cái án 5 năm tù kia ông Thành đã chấp hành xong và Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã xác định không có cơ sở buộc tội thì lập luận cho rằng “do chuyển biến tình hình…” của Công an TP.HCM có thuyết phục?46

Cũng cùng hoàn cảnh như thế, nhưng trường hợp của bà Phan Thị Kim Dung (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) còn “oái ăm” hơn. Nghi ngờ bà Dung chứa mại dâm, tối ngày 28/3/2003, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương khởi tố, bắt khẩn cấp bà Dung về hai tội “Chứa mại dâm” và “Trốn thuế”. Thế nhưng trong suốt thời gian dài sau đó, VKSND tỉnh Bình Dương không thể ra cáo trạng truy tố bà Dung vì không đủ chứng cứ. Ngày 23/5/2006, VKSND tỉnh Bình Dương lại thay tòa tuyên án bằng quyết định đình chỉ điều tra với lý do “thời gian tạm giam đã đủ giáo dục cải tạo…”! Bà Dung đã phản ứng quyết liệt cái lý do đình chỉ này "không giống ai" của VKS Bình Dương và gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nhờ can thiệp. Thế nhưng, vụ việc đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì!47

Với những kiểu đình chỉ này, không hiểu những người trực tiếp (hoặc gián tiếp) gây oan cho người dân nghĩ gì khi họ đặt bút ký những dòng chữ như thế? Phải chăng vì sợ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan nên né mà không nghĩ đến thân phận của những người đã từng bị chính họ hoặc cơ quan của họ gây ra oan trái.

3.2.8. Người dân đòi hỏi mức bồi thường quá cao

Về mức bồi thường do hiện nay do điều kiện kinh tế của nước ta còn nghèo.

Không thể so sánh với mức bồi thường cho người bị oan ở các nước có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, khi đàm phán thương lượng do không hiểu biết pháp luật nên nhiều người đòi hỏi các khoản tiền bồi thường quá cao, trong khi pháp luật của nước ta đã qui định rất cụ thể và chi tiết các mức bồi thường. Do đó, khi đàm phán về mức bồi

46 Trang tin vietnamnet online, bồi thường oan sai: im lặng và tránh né, Nguyễn Trung Sơn, http://vietnamese- law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=&topicid=1166, [truy cập ngày 09/03/2011].

47 Trang tin vietnamnet online, bồi thường oan sai: im lặng và tránh né, Nguyễn Trung Sơn, http://vietnamese- law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=&topicid=1166, [truy cập ngày 09/03/2011].

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 79 SVTH: Phan Thị Như thường của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nhân dân nói riêng đối với người bồi thường hiệu quả là không cao. Do vậy, trước khi tiến hành thương lượng về mức bồi thường vật chất, các cơ quan giải quyết bồi thường cần làm việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại để tạo sự hợp tác, thiện chí từ phía người bị thiệt hại giúp cho việc thương lượng mức bồi thường vật chất được thuận lợi.

Ví dụ như trường hợp ngày 28/10/2000, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt khẩn cấp ông Nguyễn Tấn Triển về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân. Mặc dù hết lời kêu oan, giải thích, chứng minh ông và Công ty Công Bình không lừa gạt, chiếm dụng tài sản của bất cứ đối tác nào. Ngay cả khi Công ty Nông lâm hải sản 7 – Quân khu 7 (Bộ Quốc phòng) có văn bản xác nhận Công ty Công Bình mà cụ thể là ông Nguyễn Tấn Triển không có ý định chiếm đoạt tài sản, quan hệ nợ nần giữa họ là quan hệ pháp luật dân sự… nhưng cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM vẫn bỏ ngoài tai và kết luận ông Nguyễn Tấn Triển đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân. Sau 5 lần đưa vụ án ra xử nhưng cả 5 lần TAND TP.HCM đều phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Sau 5 lần điều tra bổ sung nhưng không bổ sung được gì, không chứng minh được ông Nguyễn Tấn Triển có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ngày 1/2/2004 VKSND TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, trả tự do cho ông Triển vì ông không phạm tội. Đến lúc này, ông Nguyễn Tấn Triển đã ngồi tù tròn 39 tháng. Tất cả số tiền hơn 26,2 tỷ đồng ông yêu cầu VKSND TP.HCM bồi thường có 52,6 triệu đồng là số tiền bồi thường thiệt hại tinh thần trong 1.179 ngày bị giam oan48.

Một doanh nhân nắm gần như toàn bộ số vốn của công ty, sau khi bị lao lí, oan sai, coi như mất sạch. Sau khi được giải oan vài ngày, ông Nguyễn Đình Chiến đã có đơn yêu cầu VKSND TP Cần Thơ được bồi thường số tiền 452 tỉ đồng. Trong đó có 75 tỉ đồng cho cá nhân và 217 tỉ đồng cho 2 doanh nghiệp. Ngoài ra, ông Chiến còn yêu cầu bồi thường thiệt hại lãi phát sinh của các ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan, do vụ án kéo dài, với số tiền hơn 160 tỷ đồng49.

Về những yêu cầu khác của người bị oan. Có nhiều trường hợp của người bị oan đưa ra những yêu cầu rất khó có thể thực hiện được như buộc Chánh án Tòa án nhân dân đã xét xử oan vụ án đó từ chức, cả những yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân Tòa án tối cao phải lên truyền hình công khai xin lỗi trên tất cả các kênh truyền hình và

48 Trang tin học viện tư pháp, Một vụ đòi bồi thường oan cao kỷ lục: 26,2 tỷ đồng, Tấn Thuấn, http://www.judaca.edu.vn/default.aspx?lang=VN&key=tin-tuc&sub=hoc-vien&news_id=d2747a07-c916-4fd0- 840d-58ba7f4328af&islib=1, [ truy cập ngày 09/03/2011].

49 Trang tin 247.com, người bị hàm oan đòi bồi thường 568 tỉ đồng, Huỳnh Anh, http://www.tin247.com/nguoi_bi_ham_oan_doi_boi_thuong_tren_568_ti_dong-1-20013.html, [truy cập ngày 09/03/2011].

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)