CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH
2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.3.1. Về các khoản phải thu và các khoản phải trả
Để phân tích tình hình công nợ của Công ty ta lập bảng các khoản phải thu, phải trả của Công ty qua các năm 2008, 2009 và 2010 như sau:
Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu của Công ty bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Tức là khoản Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng.
Qua bảng số liệu 2.5, ta thấy các khoản phải thu của Công ty qua các năm có sự biến động như sau: năm 2009 là 55.026.979.647 đồng, tăng 13.875.886.114 đồng tương đương tăng 33,72% so với năm 2008; năm 2010 là 55.184.405.168 đồng, tăng 157.425.521 đồng (tăng 0,29%) so với năm 2009. Các khoản phải thu tăng dần qua các năm chủ yếu là do phải tăng trả trước cho người bán: so với năm 2008 thì năm 2009 trả trước cho người bán tăng tới 10.326.607.812 đồng (tương đương 279,58%); năm 2010 tăng 388.101.136 đồng (tăng 2,77%) so với năm 2009.
Tiếp đến là do bị khách hàng chiếm dụng vốn thêm: năm 2009 bị chiếm dụng thêm 3.603.154.302 đồng; năm 2010 bị chiếm dụng thêm 21.260.999 đồng. Như vậy, công tác thu nợ của Công ty qua các năm là chưa được tốt và trong năm 2009 vốn
Công ty là bị chiếm dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, điều này có thể được xem là hợp lý bởi đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế mà đặc biệt là tình trạng khủng hoảng trong năm 2009. Bên cạnh đó, có thể thấy khoản phải thu khách hàng năm 2010 có tăng lên so với năm 2009 song không nhiều. Chứng tỏ trong kỳ Công ty đã chú ý hơn đến việc thu hồi các khoản nợ cũ đồng thời cũng giảm bớt việc để khách hàng chiếm dụng vốn. Để đánh giá được điều này ta xem xét thông qua chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu như sau:
Trong đó:
Doanh thu thuần = DTT về bán hàng + DT hoạt động + Thu nhập khác & cung cấp DV tài chính
Dựa vào các công thức trên ta tính được chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu qua các năm
Chỉ tiêu Đ.vị Năm
2008 2009 2010
DTT bán hàng và cung cấp DV đồng 951.734.435.265 762.454.711.90 7
920.956.851.01 3 Doanh thu hoạt động tài chính đồng 1.475.466.745 1.395.626.285 1.983.328.034 Thu nhập khác đồng 5.385.978.734 8.222.844.675 14.166.064.519 Doanh thu thuần đồng 958.595.880.744 772.073.182.86
7
937.106.243.58 4 Các KPT bình quân đồng 61.899.447.453 48.089.036.590 55.105.692.407
Vòng quay các khoản phải thu vòng 15,48 16,05 17,01
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec Bình Định) Theo bảng phân tích trên, số vòng quay các khoản phải thu tăng dần qua các năm: năm 2008 là 15,84 vòng; năm 2009 là 16,05 vòng và năm 2010 là 17,01 vòng.
Vòng quay các khoản phải thu tăng lên tức là kỳ thu tiền bình quân giảm, nghĩa là số ngày trung bình của một khoản phải thu rút ngắn lại. Như vậy, các khoản phải thu của Công ty được thu hồi với tốc độ nhanh hơn. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Công ty là ngày càng hiệu quả.
Bên cạnh đó, khoản dự phòng phải thu khó đòi của Công ty là tương đối thấp với mức biến động không nhiều. Có thể cho thấy Công ty có mối quan hệ tốt đối với bạn hàng, đồng thời các bạn hàng của Công ty phần lớn là đáng tin cậy. Chính vì vậy khả năng không thu hồi được nợ từ khách hàng là thấp.
Phân tích các khoản phải trả
Dựa vào bảng số liệu 2.5, ta thấy tổng các khoản phải trả trong năm 2008 là 33.316.736.556 đồng; năm 2009 tăng 45.439.682.289 đồng tương đương mức tăng 134,72% so với năm 2008; nhưng đến năm 2010 lại giảm 20,30% so với năm 2009.
Các khoản phải trả tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2009 chủ yếu do tăng vay & nợ ngắn hạn và phải trả người bán tăng. Nguyên nhân là do Công ty đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh dẫn đến các khoản vay và phải trả người bán tăng tương ứng.
Tuy nhiên đến năm 2010 tất cả các khoản trong nợ phải trả đều giảm và giảm nhiều nhất là vay & nợ ngắn hạn và phải trả người bán. Như vậy, năm 2009 Công ty kinh doanh có hiệu quả và đã tích cực trả nợ vay và chiếm dụng.
Mặc khác, phải trả người lao động giảm dần qua các năm cho thấy Công ty không những không nợ lương người lao động mà còn chú trọng thanh toán nợ cho người lao động. Chính điều này sẽ tạo động lực cho công nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Các khoản phải trả còn lại là không nhiều và chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ phải trả. Và tính đến cuối năm 2010 thì Công ty không còn chi phí phải trả.
Nhìn chung tình hình công nợ của Công ty là không đều và biến động nhiều.
Năm 2008, công nợ phải trả nhỏ hơn công nợ phải thu nhưng đến năm 2009 và 2010 thì công nợ phải trả lại lớn hơn công nợ phải thu. Vì vậy Công ty cần chú ý hơn đến công tác trả nợ đồng thời tiến hành thu hồi các khoản nợ nhằm đảm bảo tính cân đối trong việc thu và trả. Để việc đánh giá được chính xác hơn ta xem xét một số chỉ tiêu thông qua bảng phân tích và biểu đồ sau:
Bảng 2.7: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu, phải trả
ĐVT:Đồng
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010 Các khoản phải thu (1) 41.151.093.533 55.026.979.647 55.184.405.168
Các khoản phải trả (2) 33.316.736.556 78.200.207.672 62.328.636.770 Tổng TS lưu động (3) 55.694.868.727 98.664.322.092 84.888.625.771 Tỷ lệ phải thu so với phải trả = (1)/(2)*100% 123,51% 70,37% 88,54%
Tỷ lệ phải thu so với TSLĐ = (1)/(3)*100% 73,89% 55,77% 65,01%
Tỷ lệ phải trả so với TSLĐ = (2)/(3)*100% 59,82% 79,26% 73,42%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Theo bảng số liệu và biểu đồ, trong năm 2008 tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả là 123,51%; qua năm 2009, tỷ lệ này lại giảm, cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng. Đến năm 2010, tỷ lệ này tiếp tục tăng do việc tăng các khoản phải thu trong khi các khoản phải trả lại giảm. Điều đó chứng tỏ trong kỳ công tác bán hàng và thu hồi nợ được Công ty thực hiện kém hơn so với năm trước đã làm cho các khoản phải thu tăng lên, song công tác trả nợ lại được chú trọng hơn làm các khoản phải trả giảm. Mặc dù việc tăng các khoản phải trả là một cách để tăng vốn cho Công ty và có thể tiết kiệm được chi phí vay tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Vì vậy Công ty cần tiếp tục quản lý tốt công tác trả nợ và đồng thời có biện pháp quản lý số vốn bị chiếm dụng, tránh tình trạng vốn kinh doanh vay từ ngân hàng bị người khác chiếm dụng, để từ đó hướng tới cân bằng nguồn lực tài chính.